Biển Ireland (tiếng Anh: Irish Sea, tiếng Ireland: Muir Éireann / An Mhuir Mheann,[1] tiếng Man: Y Keayn Yernagh,[2] tiếng Scots: Erse Sea, tiếng Gael Scotland: Muir Èireann,[3] Ulster-Scots: Airish Sea, tiếng Wales: Môr Iwerddon) là vùng nước chia tách đảo Anhđảo Ireland. Nó được nối với biển Celtic ở phía nam bởi eo biển St George, và với các biển ngoài khơi bờ tây Scotland[4] ở phía bắc bởi eo biển Bắc. Anglesey là đảo lớn nhất trong biển Ireland, theo sau là đảo Man. Biển này cũng được gọi, nhưng hiếm khi, là biển Man (tiếng Ireland: Muir Meann,[5] tiếng Man: Mooir Vannin, tiếng Gael Scotland: Muir Mhanainn).[6][7][8]

Biển Ireland
Ảnh vệ tinh
Map
Vị trígiữa đảo Anh và đảo Ireland
Tọa độ53°B 5°T / 53°B 5°T / 53; -5
LoạiBiển
Lưu vực quốc giaVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland; Cộng hòa Ireland; Đảo Man
Diện tích bề mặt46,007 km2 (17,763 dặm vuông Anh)
Thể tích nước2,800 km3 (2.270.000 acre⋅ft)
Các đảoAngleseyđảo Holy, đảo ManCalf of Man, đảo Bardsey, Walney, Lambay, Ireland's Eye
Vị trí của biển Ireland
Bản đồ Solar eclipse (1715) của Edmond Halley cho thấy biển Ireland

Biển Ireland có tầm quan trọng trong giao thương khu vực, vận chuyển và vận tải, ngư nghiệp và sản xuất điện năng (năng lượng giónhà máy điện nguyên tử). Mỗi năm, 12 triệu hành khách và 17 triệu tấn (17.000.000 tấn Anh; 19.000.000 tấn Mỹ) hàng di chuyển giữa đảo Anh và đảo Ireland.

Tham khảo sửa

  1. ^ “Muir Éireann”. téarma.ie – Dictionary of Irish Terms. Foras na GaeilgeDublin City University. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2016.
  2. ^ “Ellan Vannin” (bằng tiếng Manx). Centre for Manx Studies ("Laare-Studeyrys Manninagh"). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2011.
  3. ^ Cambridge Medieval Celtic Studies, Issues 33–35 University of Cambridge (Gran Bretaña). Department of Anglo-Saxon, Norse and Celtic 1997
  4. ^ “Limits of Oceans and Seas, 3rd edition + corrections” (PDF). International Hydrographic Organization. 1971. tr. 42 [corrections to page 12]. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2010.
  5. ^ “Electronic Dictionary of the Irish Language”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2017.
  6. ^ Bannerman, David Armitage (1963). The Birds of the British Isles: Volume 12. Edinburgh: Oliver and Boyd. tr. 84.
  7. ^ The Caledonian. New York: Caledonian Publishing Co. 4: 25. 1903. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  8. ^ “Irish Sea Facts”. Irish Sea Conservation. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2011.