Biển báo giao thông tại Việt Nam

Hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam được tham khảo theo Công ước Viên 1968[1] và hiệp định GMS-CBTA. Một số biển báo được viết bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Hệ thống biển báo hiện nay được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN 41:2019/BGTVT, hay Quy chuẩn 41) do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Việt Nam ban hành năm 2020.[2]

Một biển báo hiệu lệnh và một biển báo chỉ đường ở Đà Lạt, chụp năm 2011
Một biển báo hiệu lệnh và một biển báo chỉ đường ở Đà Lạt, chụp năm 2011

Các phông chữ đươc dùng cho biển báo là giaothong1 (kiểu chữ nén) và giaothong2 (kiểu chữ thường). Các tiền tố được dùng trong mã của biển báo bao gồm: P (cấm); DP (hết cấm); W (nguy hiểm và cảnh báo); R và R.E (hiệu lệnh); I (chỉ dẫn); IE (chỉ dẫn trên đường cao tốc); S, S.G và S.H (biển phụ).

Biển báo cấm sửa

 
Các biển báo cấm ở lối vào hầm sông Sài Gòn

Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.[2]

Các biển cự ly tối thiểu giữa hai xe, cấm vượt, hạn chế tốc độ, cấm sử dụng còi, cấm đỗ xe và cấm dừng xe có hiệu lực được tính từ nơi đặt biển đến ngã ba, ngã tư tiếp theo hoặc đến các biển hết cấm tương đương, riêng các biển cự ly tối thiểu giữa hai xe, cấm sử dụng còi, cấm đỗ xe và cấm dừng xe còn căn cứ vào các biển phụ.

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo sửa

Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.[2]

Biển báo hiệu lệnh sửa

Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam (riêng biển STOP hình bát giác đều với nền màu đỏ) có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.[2]

Biển báo hầm chui sửa

Biển báo chỉ dẫn sửa

 
Biển I.420 – bắt đầu khu đông dân cư – ở Đà Lạt.

Nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh lam.[2]


Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc sửa

Nhóm biển chỉ dẫn trên đường cao tốc được dùng để cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho người điều khiển phương tiện nhằm lái xe an toàn trên đường cao tốc và đi đến địa điểm mong muốn. Những biển báo này được viết bằng cả tiếng Việttiếng Anh, thường được thể hiện bằng màu trắng trên nền màu xanh lá cây với đường viền mép biển là màu trắng.

Các biển phụ sửa

Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung nhóm biển bên trên hoặc được sử dụng độc lập.[2]

Trước đây sửa

Ảnh chụp sửa

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Hồ Hương (30 tháng 10 năm 2020). “VẪN CÒN NHỮNG TỒN TẠI HẠN CHẾ VỀ QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ DỰ ÁN LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ HIỆN HÀNH”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  2. ^ a b c d e f “QCVN 41:2019/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ”. Việt Nam: Bộ Giao thông vận tải Việt Nam. 31 tháng 12 năm 2019. tr. 15, 81-155. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2022 – qua Sở Giao thông vận tải Sóc Trăng.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  3. ^ “Giải thích rõ về biển số P.106b - Cấm xe tải”. Thư viện Pháp luật. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2022.

Liên kết ngoài sửa