Biểu tượng đồng tính

Biểu tượng đồng tính (gay icon) là một nhân vật công chúng được cộng đồng LGBT đánh giá cao nhờ sự ủng hộ của họ đối với quyền và hoạt động của cộng đồng LGBT, hoặc vì chính bản thân họ là một thành viên nổi bật của cộng đồng. Các tổ chức truyền thông như GLAAD (Gay and Lesbian Alliance Against Defamation) thường xuyên công nhận những biểu tượng này vì những đóng góp của họ đối với cộng đồng LGBT.

Những biểu tượng đồng tính được công nhận rộng rãi nhất thường là những người nổi tiếng thu hút được lượng lớn người hâm mộ LGBT, chẳng hạn như Judy Garland, Diana Ross, Madonna, Janet Jackson, Cher, và Lady Gaga. Tuy nhiên, thuật ngữ này cũng được áp dụng cho các chính trị gia, tác giả và các nhân vật lịch sử khác được coi là có liên quan đến các mục tiêu đấu tranh của cộng đồng LGBT.

Nhiều biểu tượng đồng tính là những người nổi tiếng trong ngành giải trí, tuy nhiên, danh hiệu này cũng được áp dụng cho các nhân vật trong chính trị, lịch sử, thể thao, văn học và các phương tiện truyền thông khác. Những nghệ sĩ nổi tiếng được coi là biểu tượng đồng tính thường lồng ghép các chủ đề về sự chấp thuận người đồng tính, tình yêu bản thân và xu hướng tính dục trong tác phẩm của họ. Các biểu tượng đồng tính thuộc tất cả các xu hướng tính dục đều thừa nhận tầm quan trọng của những người hâm mộ đồng tính đối với thành công của họ. Các chính trị gia được coi là biểu tượng đồng tính thường đạt được vị thế của họ trong cộng đồng LGBT vì luôn ủng hộ và vận động cho quyền lợi của LGBT.

Các nhân vật lịch sử sửa

Sappho của đảo Lesbos sửa

Sappho của đảo Lesbos là một nhà thơ Hy Lạp cổ đại nổi tiếng với việc sáng tác những bài thơ mang nhiều màu sắc cảm xúc về phụ nữ. Các hình ảnh gợi dục đồng tính được nhận thấy trong các bài thơ của Sappho đã khiến bà trở thành một biểu tượng cho chủ nghĩa đồng tính nữ[1] - tên Sappho và hòn đảo quê hương của cô truyền cảm hứng cho các thuật ngữ sapphiclesbian (lesbian) tương ứng. Xu hướng tính dục và các chủ đề trong thơ Sappho là những đề tài được các học giả thảo luận và tái diễn giải một cách rộng rãi.[2]

Thánh Sebastian sửa

 
Thánh Sebastian, biểu tượng đồng tính nam đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử

Thánh Sebastian, vị thánh tử đạo Kitô giáo vào thế kỷ thứ 3 là một trong những biểu tượng đồng tính nam được biết đến sớm nhất[3] vì cách ngài được miêu tả trong tác phẩm nghệ thuật như một thanh niên xinh đẹp nhưng thống khổ.[4] Nhà sử học Richard A. Kaye cho rằng: "Những người đồng tính nam đương thời đã nhận thấy ở Sebastian ngay lập tức một hình tượng đại diện tuyệt vời cho ham muốn tình dục đồng giới (nói cách khác, một hình ảnh gợi dục đồng tính lý tưởng), và một hình ảnh nguyên mẫu của một trường hợp đồng tính chưa công khai bị dày vò."[5]

Vào những năm 1890, nhà thơ người Ireland Oscar Wilde, một biểu tượng đồng tính khác[6] từng bị giam giữ và lưu đày vì xu hướng tính dục của mình, đã lấy bút danh "Sebastian Melmoth" theo tên vị thánh.[7] Nhà viết kịch đồng tính Tennessee Williams đã sử dụng tên của vị thánh cho nhân vật tử vì đạo Sebastian trong vở kịch viết năm 1957 của ông, Suddenly, Last Summer.[8]

Maria Antonia của Áo sửa

Trước Cách mạng Pháp, những người chống đối chế độ quân chủ Pháp thường xuyên tung ra những tuyên truyền khiêu dâm cáo buộc Maria Antonia có quan hệ đồng tính nữ với Princesse de Lamballe. Mặc dù những tin đồn về xu hướng tính dục của Antonia là vô căn cứ, chúng vẫn dẫn đến việc bà được coi là biểu tượng đồng tính nữ thời kỳ đầu trong các tác phẩm của các tác giả đồng tính, chẳng hạn như The Well of Loneliness (1928) của Radclyffe HallThe Maids của Jean Genet (1947).[9]

Diana, Vương phi xứ Wales sửa

Diana, Vương phi xứ Wales, được coi là biểu tượng của người đồng tính[10][11] và được cộng đồng LGBT đánh giá cao bởi những nỗ lực kết nối với người đồng tính nam mắc bệnh AIDS của bà.[12][13] Những khó khăn mà bà phải đối mặt trong cuộc sống của mình với tư cách là thành viên gia đình hoàng gia Anh và cuộc đấu tranh của bà với chứng cuồng ăn được coi là những yếu tố gây đồng cảm với nhiều thành viên của cộng đồng LGBT.[14][15] Trong một bài viết cho tạp chí Them, David Levesley mô tả Diana như một "biểu tượng của sự áp bức từ gia đình mà nhiều người queer hiểu rõ" và nói thêm rằng "những người queer ngưỡng mộ bà ấy vì bà đã có thể chịu đựng được một tình cảnh tồi tệ trong một khoảng thời gian dài. Còn gì đậm chất queer hơn hình ảnh một người phụ nữ tuyệt vời bị mắc kẹt trong một ngôi nhà ảm đạm?"[14] James Greig từ tờ Vice cũng có quan điểm tương tự và cho rằng: "Ngoài hình ảnh của bà như một diva bi kịch, không thể phủ nhận rằng Diana đã tạo ra những thay đổi thực sự, về mặt vật chất trong cuộc sống của những người LGBT - đặc biệt là thông qua những công tác của bà xung quanh đại dịch AIDS."[15] Trong một bài báo cho Newsweek, Desmond O'Connor đã cho rằng việc Diana làm việc với những người đồng tính nam sắp qua đời vì dương tính với HIV là vô cùng quan trọng trong việc nhắc nhở "người dân Vương quốc Anh rằng những đứa con trai 'không thể chạm tới' của họ vẫn xứng đáng được yêu thương."[16]

Năm 2009, một hội đồng bao gồm Sir Ian McKellenAlan Hollinghurst đã quyết định trưng bày chân dung của Diana trong triển lãm Biểu tượng đồng tính ở Phòng trưng bày Chân dung Quốc gia tại London.[12] Vào tháng 10 năm 2017, tạp chí Attitude đã vinh danh Diana với Giải thưởng Di sản cho công trình phòng chống HIV / AIDS của cô. Hoàng tử Harry đã thay mặt mẹ mình nhận giải thưởng.[17][18]

Những người nổi tiếng hiện đại sửa

 
Judy Garland, được cho là biểu tượng đồng tính nổi tiếng nhất, đóng vai Dorothy Gale trong phim The Wizard of Oz (1939)

July Garland sửa

Nữ ca sĩ kiêm diễn viên người Mỹ Judy Garland vô cùng nổi tiếng trong giới đồng tính nam nhờ sự nhạy cảm đối với chủ nghĩa camp của bà, và được coi là "biểu tượng đồng tính tinh túy thời tiền Stonewall".[19]

Trong những năm 1950, cụm từ bạn của Dorothy được sử dụng như một thuật ngữ tiếng lóng chỉ những người đồng tính luyến ái. Thuật ngữ này được cho là bắt nguồn từ cả tác giả người Mỹ và biểu tượng đồng tính nam Dorothy Parker, cũng như vai diễn nổi bật của Garland - Dorothy Gale trong phim The Wizard of Oz.[20]

Cher sửa

Cher thường xuyên được coi là một trong những biểu tượng đồng tính nổi bật nhất hiện nay.[21][22][23]

Madonna sửa

Ca sĩ nhạc pop Madonna đã trở thành một biểu tượng đồng tính nổi bật trong những năm 1980.[24][25][26] Nhà báo Steve Gdula của tạp chí The Advocate nhận xét rằng "trong những năm 1980 và thậm chí đầu những năm 1990, việc phát hành một video hoặc đĩa đơn mới của Madonna giống như một ngày lễ quốc gia, ít nhất là đối với những người hâm mộ đồng tính của cô."[26] Gdula cũng cho rằng trong giai đoạn này, cùng với sự lan rộng của đại dịch AIDS, "khi các nghệ sĩ khác cố gắng tạo khoảng cách với chính những khán giả đã tạo nên tên tuổi của họ, Madonna lại hướng ánh sáng về phía với những người hâm mộ đồng tính của cô ấy và khiến ánh sáng ấy thêm rực rỡ hơn."[26]

 
Janet Jackson, 1998

Janet Jackson sửa

Janet Jackson đã thu hút được một lượng lớn người hâm mộ LGBT trong suốt những năm 1990 cùng với album phòng thu của bà, The Velvet Rope (1997).[27][28][29] Album đã được Diễn đàn Lãnh đạo Đồng tính nam và Đồng tính nữ Da đen Quốc gia vinh danh và được trao giải Album âm nhạc xuất sắc tại Giải thưởng truyền thông GLAAD thường niên lần thứ 9 năm 1998 cho các bài hát đề cập đến xu hướng tính dục và kỳ thị đồng tính.[30] Vào ngày 26 tháng 4 năm 2008, bà đã nhận được Giải thưởng Vanguard - một giải thưởng truyền thông của GLAAD - để tôn vinh đóng góp của bà cho việc thúc đẩy bình đẳng cho người LGBT trong ngành giải trí.[30] Chủ tịch GLAAD Neil G. Giuliano nhận xét, "Jackson có lượng lớn người hâm mộ to lớn thuộc cộng đồng LGBT cũng như ngoài cộng đồng, và việc bà sát cánh cùng chúng tôi chống lại sự phỉ báng mà những người LGBT vẫn phải đối mặt ở đất nước chúng tôi là vô cùng quan trọng."[30][31]

Lady Gaga sửa

Lady Gaga, là một người song tính, đã chiến đấu với tư cách là một nhà hoạt động vì quyền LGBT từ khi bắt đầu sự nghiệp của mình và có một lượng lớn người hâm mộ thuộc cộng đồng LGBT.[32] Lady Gaga thường được coi là một trong những biểu tượng đồng tính lớn nhất. Cô đã đấu tranh chống lại những sự ám ảnh liên quan đến LGBT, chống lại sự bãi bỏ luật Don't Ask Don't Tell, đấu tranh vì sự bình đẳng trong hôn nhân, và để bảo vệ người chuyển giới.[32][33][34][35][36][37][38]

Các phản ứng sửa

 
Lady Gaga tại buổi cầu nguyện cho các cuộc tấn công kì thị đồng tính lại Orlando vào năm 2016.

Nhiều người nổi tiếng đã phản ứng một cách tích cực khi được gọi là biểu tượng đồng tính, một số ca tụng sự trung thành của những người hâm mộ đồng tính. Eartha KittCher đã ghi nhận những người hâm mộ đồng tính của mình như là nguồn động lực giúp họ phấn đấu những khi nản chí.[39]

 
Kylie Minogue biểu diễn tại Sydney Gay and Lesbian Mardi Gras

Kylie Minogue cảm tạ cách mọi người coi cô là biểu tượng đồng tính và đã biểu diễn tại những sự kiện như Sydney Gay and Lesbian Mardi Gras. Khi được hỏi về tại sao lượng lớn người hâm mộ của cô là đồng tính, Minogue đã trả lời "Trước giờ với tôi vẫn không hề dễ dàng để đưa ra một câu trả lời dứt khoát vì tôi không sở hữu những người hâm mộ. Các khán giả đồng tính đã ở bên tôi từ vạch xuất phát… có thể nói họ đã nhận nuôi tôi." Cô cũng nói về sự khác biệt của cô với những biểu tượng đồng tính thường được coi là những hình tượng bi kịch khác, với bình luận rằng "Tôi có khá nhiều kiểu tóc và bộ đồ bi kịch để bù vào đó đó!"[40]

Lady Gaga cảm tạ và ghi nhận những người đồng tính theo dõi cô vì đã khởi động và sau đó là ủng hộ sự nghiệp của cô cùng với một số ví dụ khác: "Khi tôi bắt đầu bước chân vào thị trường, những bạn gay đã truyền động lực cho tôi rất nhiều", và rằng "nhờ có cộng đồng đồng tính mà tôi có được ngày hôm nay". Để cảm ơn khán giả đồng tính đã cho phép cô biểu diễn album đầu tiên của mình trong các câu lạc bộ đồng tính trước khi được mời biểu diễn tại các câu lạc bộ dị tính, cô thường ra mắt album mới của mình tại các câu lạc bộ đồng tính. Trong sự nghiệp của mình, cô ấy cũng đề tặng chiến thắng của mình tại giải MuchMusic Video Award, cũng như video ca nhạc Alejandro của cô cho những người đồng tính, thường xuyên ca ngợi họ về tác động tích cực mà họ để lại tới cuộc sống của cô và thường dành một vị trí cho những đám đông đồng tính khác nhau trong các bài hát, buổi biểu diễn, video âm nhạc cũng như ảnh quảng bá cho dòng trang điểm của mình. Lady Gaga được biết đến với vai trò là một nhà hoạt động LGBT và đã tham dự nhiều sự kiện LGBT như các buổi Pride và ngày Stonewall.[41][42][43][44][45][46][47]

Madonna đã ghi nhận và đón chào những người đồng tính theo dõi cô trong suốt sự nghiệp của mình, thậm chí còn đề cập đến cộng đồng người đồng tính trong các bài hát hoặc buổi biểu diễn của mình, và có biểu diễn tại một số câu lạc bộ đồng tính. Cô ấy đã tuyên bố trong các cuộc phỏng vấn rằng một số người bạn thân nhất của mình là người đồng tính và rằng cô ấy yêu mến những người đồng tính và tự coi mình là "biểu tượng đồng tính lớn nhất mọi thời đại."[48] Cô cũng được trích lời trên các buổi phỏng vấn truyền hình vào những năm đầu thập niên 1990 tuyên bố rằng "vấn đề lớn ở Mỹ vào thời điểm đó là sự kỳ thị người đồng tính."

Geri Halliwell đã liên tục ghi nhận và chấp thuận địa vị của mình như một biểu tượng đồng tính trong suốt sự nghiệp của cô với cả tư cách là nghệ sĩ solo và thành viên của Spice Girls, mô tả một "mối quan hệ họ hàng" với cộng đồng đồng tính nam cũng như tình yêu và sự tôn trọng của cô dành cho những người hâm mộ LGBTQ của mình.[49][50]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Rayor, Diane; Lardinois, André (2014). Sappho: A New Translation of the Complete Works. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 2–9. ISBN 978-1-107-02359-8.
  2. ^ Mendelsohn, Daniel. “How Gay Was Sappho?”. The New Yorker. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2020.
  3. ^ “Subjects of the Visual Arts: St. Sebastian”. glbtq.com. 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2007.
  4. ^ “Arrows of desire: How did St Sebastian become an enduring, homo-erotic”. The Independent. 23 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2020.
  5. ^ Kaye, Richard A. (1996). “Losing His Religion: Saint Sebastian as Contemporary Gay Martyr”. Outlooks: Lesbian and Gay Sexualities and Visual Cultures. Peter Horne and Reina Lewis, Eds. New York: Routledge. 86: 105. doi:10.4324/9780203432433_chapter_five.
  6. ^ AnOther (2 tháng 9 năm 2016). “How Oscar Wilde Paved the Way for Gay Rights in the Arts”. AnOther. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2020.
  7. ^ Wilde, Oscar, 1854-1900. (2000). The complete letters of Oscar Wilde. Holland, Merlin., Hart-Davis, Rupert, 1907-1999. (ấn bản 1). New York: Henry Holt. ISBN 0-8050-5915-6. OCLC 45172929.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ “Tiny Rep presents Suddenly, Last Summer (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2007.
  9. ^ Fraser, Antonia (2001). Marie Antoinette: The Journey. New York: Anchor. tr. 449. ISBN 0-385-48949-8.
  10. ^ Gage, Simon; Richards, Lisa; Wilmot, Howard; George, Boy (2002). Queer. Thunder's Mouth Press. tr. 17. ISBN 1-56025-377-0.
  11. ^ Baker-Jordan, Skylar (31 tháng 8 năm 2017). “Princess Diana desperately wanted to just be herself – that's why she will always be a gay icon”. The Independent. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2021.
  12. ^ a b “Kate Middleton is an 'icon' to lesbian people, says Tipping the Velvet author Sarah Waters”. The Telegraph. London. 21 tháng 4 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2020.
  13. ^ Wray, Meghan (27 tháng 6 năm 2020). “Remembering how Princess Diana gave back to the LGBTQ community”. Hello! Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2021.
  14. ^ a b Levesley, David (19 tháng 5 năm 2018). “Why Princess Diana Is An Enduring Queer Icon”. Them. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2021.
  15. ^ a b Greig, James (20 tháng 2 năm 2019). “What Princess Diana Means to Queer People in 2019”. Vice. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2021.
  16. ^ O'Connor, Desmond (29 tháng 8 năm 2017). “How Princess Diana Became a Gay Icon, 'Facing the World With a Defiant Smile'. Newsweek. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2021.
  17. ^ “Prince Harry calls for regular HIV and Aids testing”. BBC News. 13 tháng 10 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2017.
  18. ^ “Prince Harry accepts Attitude Legacy Award for Princess Diana's groundbreaking Aids activism”. Attitude. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2017.
  19. ^ Bronski, Michael (1984). Culture Clash: The Making of Gay Sensibility. South End Press. tr. 104. ISBN 0-89608-217-2.
  20. ^ Cage, Ken; Evans, Moyra (2003). Gayle: The Language of Kinks and Queens, A History and Dictionary of Gay Language in South Africa. Jacana Media. tr. 10. ISBN 1-919931-49-X.
  21. ^ Arestis, Stefan (10 tháng 3 năm 2021). “Top 25 gay icons of all time”. Nomadic Boys (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2021.
  22. ^ Krause, Author Karl (25 tháng 9 năm 2019). “Top 13 Gay Icons of the LGBTQ+ Community”. Gay Travel Blog - Couple of Men (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2021.
  23. ^ Lacroix, Marion Raynaud (11 tháng 10 năm 2018). “what we can take away from gay icons”. i-D (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2021.
  24. ^ Cross, Mary (2004). Madonna: A Biography. Canongate U.S. ISBN 0-313-33811-6.
  25. ^ Bowman, Edith (26 tháng 5 năm 2007). “BBC World Visionaries: Madonna Vs. Mozart”. BBC News. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2008. In 2000, Guinness World Records listed Madonna as the most successful female recording artist of all time.
  26. ^ a b c Gdula, Steve (11 tháng 11 năm 2005). “Happy Madonna day!”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2008.
  27. ^ Goldberg, M. (ngày 2 tháng 5 năm 1991). “The Jacksons score big”. Rolling Stone. tr. 32. ISSN 0035-791X.
  28. ^ “Janet Jackson Hits Big; $80 Million Record Deal”. Newsday. ngày 13 tháng 1 năm 1996. tr. A02.
  29. ^ McCormick, Neil (ngày 18 tháng 10 năm 1997). “The Arts: Give her enough rope... Reviews Rock CDs”. The Daily Telegraph. tr. 11.
  30. ^ a b c McCarthy, Marc (ngày 1 tháng 4 năm 2008). “Janet Jackson to be Honored at 19th Annual GLAAD Media Awards in Los Angeles”. GLAAD. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2008.
  31. ^ “La Toya Jackson Learns Life's Lessons”. gaywired.com. tháng 6 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2007.
  32. ^ a b “lady-gaga: 8 times she earned her gay icon title”.
  33. ^ Arestis, Stefan (ngày 25 tháng 11 năm 2017). “Top 20 Gay British icons of all time!”. Nomadic Boys (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2021.
  34. ^ “how to become a gay icon”.
  35. ^ “lady gaga gay icon”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  36. ^ Manders, Hayden. “Gay Icons — Queer Thought Celebrity”. www.refinery29.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2021.
  37. ^ “Lady Gaga's new album Chromatica just dropped – here's 13 other times she proved she's the ultimate LGBTQ+ hero”. www.indy100.com (bằng tiếng Anh). ngày 29 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2021.
  38. ^ Zak, Dan (ngày 12 tháng 10 năm 2009). “Lady Gaga, Already a Gay Icon, Shows She's an Activist Too” (bằng tiếng Anh). ISSN 0190-8286. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2021.
  39. ^ Rutledge, Leigh W. (2003). The Gay Book of Lists, 3rd Edition. Los Angeles, CA: Alyson Publications. tr. 87–88. ISBN 1-55583-740-9.
  40. ^ Ives, Brian; Bottomley, C. (ngày 24 tháng 2 năm 2004). “Kylie Minogue: Disco's Thin White Dame”. VH1.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2004. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2007.
  41. ^ Nichols, James Michael (ngày 25 tháng 3 năm 2017). “Lady Gaga: Gay Men 'Helped Me Become A Woman'. HuffPost. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019.
  42. ^ “Lady Gaga: 'I Really Wouldn't Be Here Without the Gay Community'. pride.com. ngày 10 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019.
  43. ^ “Why gays love Gaga”. www.nationthailand.com.
  44. ^ “The Lady Is a Vamp”. out.com. ngày 28 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019.
  45. ^ Mandell, Andrea. “Lady Gaga and her stylist have a 4 a.m. kind of friendship”. USA TODAY. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019.
  46. ^ “12 Times Lady Gaga Showed Love for the LGBTQ Community”. Billboard. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019.
  47. ^ “Lady Gaga Honored For LGBT Work”. Look to the Stars. ngày 23 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019.
  48. ^ “Madonna: 'I hope I'm still a gay icon'. Gay.com. ngày 26 tháng 10 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2007.
  49. ^ Crowley, Patrick. “Geri Halliwell Premieres George Michael Tribute, Talks 'Spice World' & LGBTQ Fanbase”. Billboard. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  50. ^ “Attitude's Honourary Gay Award: Geri Horner”. Attitude. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.

Sách sửa

Liên kết ngoài sửa