Biệt đội Hải cẩu Campuchia

Biệt đội Hải cẩu Campuchia hay còn gọi là Lực lượng đột kích SEAL Campuchia (tiếng Anh: Cambodian Navy SEALs) là lực lượng đặc nhiệm hải quân chính của Hải quân Quốc gia Khmer (tiếng Pháp: Marine National Khmère – MNK) trong suốt cuộc nội chiến Campuchia 19701975.

Biệt đội Hải cẩu Campuchia
Cambodian Navy SEALs
Hoạt độngTháng 9, 1973 – 17 tháng 4 năm 1975
Quốc gia Cộng hòa Khmer
Phục vụCộng hòa Khmer
Quân chủngHải quân Quốc gia Khmer
Phân loạiLực lượng đặc biệt
Quy mô90 người (lúc cao điểm)
Căn cứ chínhCăn cứ Hải quân Chrui Chhangwar
Tên khácCNS
Tham chiếnTrận Udong
Trận Kampot
Phnôm Pênh sụp đổ
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Set Chan

Lịch sử hình thành sửa

Vào giữa năm 1973 Hải quân Quốc gia Khmer bắt đầu xây dựng đơn vị chiến tranh đặc biệt với tên gọi Biệt đội Hải cẩu Campuchia hoặc gọi tắt là Biệt Hải Campuchia. Một nhóm tân binh ban đầu được lấy từ một đơn vị chiến đấu bơi lội hiện có và gửi đến Căn cứ Hải quân Đổ bộ Coronado, San Diego, CaliforniaHoa KỳCăn cứ Hải quân vịnh SubicPhilippines để tham gia khóa huấn luyện cơ bản.[1] Các khóa học nhảy dù được tiến hành tại Trung tâm huấn luyện nhảy dù Pochentong, trong khi các hồ bơi ở Sân vận động Olympic tại khu phức hợp thể thao Cércle Sportifthủ đô Phnôm Pênh được dùng cho các khóa học lặn.

Cơ cấu và tố chức sửa

Trụ sở chính đặt tại Căn cứ Hải quân Chrui Chhangwar đối diện Phnôm Pênh, các đơn vị tham chiến vào giữa năm 1974 tổng cộng gồm 90 biệt kích quân được chia theo thông lệ của Biệt đội Hải cẩu Hoa Kỳ thành ba đội đứng đầu bởi Thượng sĩ Hải quân (tiếng Pháp: Premier Maître) Set Chan.[2] Họ được cấu trúc lại như sau:

  • Đội SEAL 1 được bố trí ở Phnôm Pênh, nơi vừa đóng vai trò là Sở chỉ huy (HQ) cho Bộ Tư lệnh Chiến dịch Đổ bộ MNK và huấn luyện cán bộ cho các khóa học cơ bản về SEAL. Ngoài ra còn được giao nhiệm vụ giám sát an ninh của các cơ sở hải quân ở thủ đô Campuchia và tiến hành các hoạt động trấn áp các cuộc nổi loạn dọc theo vùng hạ lưu hành lang sông Mê KôngBassac.
  • Đội SEAL 2 đồn trú tại Phnôm Pênh, thường xuyên triển khai quân trên hạ lưu sông Mê Kông.
  • Đội SEAL 3 có trụ sở tại Ream, được trao trách nhiệm cho các hoạt động xung quanh thành phố cảng Kompong Som và căn cứ hải quân liền kề, và dọc theo bờ biển Campuchia.

Hoạt động sửa

Biệt đội Hải cẩu Campuchia cung cấp thông tin tình báo có giá trị cho MNK trong khi hoạt động với vai trò đội trinh sát dọc theo bờ sông Mê Kông và là đội quân xung kích trong các chiến dịch tấn công đổ bộ. Đồng thời, họ còn là lực lượng đã cố gắng bảo vệ Căn cứ Hải quân Chrui Chhangwar cho đến những ngày cuối cùng của chiến tranh.[3]

Vũ khí và trang bị sửa

Vũ khí và trang bị của Biệt đội Hải cẩu Campuchia được phân phát theo tiêu chuẩn cơ bản của Lực lượng Vũ trang Quốc gia Khmer (FANK), chủ yếu là phần bổ sung ban đầu của Mỹ bằng cách đoạt vũ khí của Liên Xô hay Trung Quốc lấy từ kho của đối phương chiếm được trong quá trình hoạt động.

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Conboy and Bowra, The War in Cambodia 1970-75 (1989), p. 17.
  2. ^ Conboy, FANK: A History of the Cambodian Armed Forces, 1970-1975 (2011), p. 258.
  3. ^ Conboy and Bowra, The War in Cambodia 1970-75 (1989), pp. 18 and 24.

Tham khảo sửa

Tài liệu chính sửa

  • Kenneth Conboy, FANK: A History of the Cambodian Armed Forces, 1970-1975, Equinox Publishing (Asia) Pte Ltd, Djakarta 2011. ISBN 978-979-3780-86-3
  • Kenneth Conboy, Kenneth Bowra, and Simon McCouaig, The War in Cambodia 1970-75, Men-at-arms series 209, Osprey Publishing Ltd, London 1989. ISBN 0-85045-851-X
  • Kenneth Conboy and Simon McCouaig, South-East Asia Special Forces, Elite series 33, Osprey Publishing Ltd, London 1991. ISBN 1-85532-106-8

Tài liệu phụ sửa

  • Gordon L. Rottman, US Grenade Launchers – M79, M203, and M320, Weapon series 57, Osprey Publishing Ltd, Oxford 2017. ISBN 978 1 4728 1952 9

Liên kết ngoài sửa