Bluegrass là một dạng nhạc root hình thành tại nước Mỹ, và là một thể loại liên quan của country. Bluegrass được ảnh hưởng bởi âm nhạc Appalachia,[1] kết hợp các yếu tố của nhạc dân gian Ireland, Scotland, Wales, và Anh[2] và sau đó tiếp tục được ảnh hưởng bởi âm nhạc của người Mỹ gốc Phi[3] bằng việc thêm vào những yếu tố jazz.

Những người dân từ Vương quốc Liên hiệp và Ireland đã đến Appalachia vào thế kỷ 18, và mang theo cả âm nhạc từ quê hương của họ. Loại nhạc truyền thống này gồm những bài ballad Anh và Scotland, cũng như những điệu nhạc để nhảy, như điệu reel Ireland.[4] Nhiều bài bluegrass thời đầu xuất phát trực tiếp từ âm nhạc Quần đảo Anh. Một số bản ballad bluegrass Appalachia, như "Pretty Saro", "Barbara Allen", "Cuckoo Bird" và "House Carpenter", đến từ Anh và được lưu giữ về cả giai điệu và ca từ.[5] Số khác, ví dụ The Twa Sisters, cũng từ Anh; song, lời hát lại về Ireland.[6] Vài ca khúc ballad bluegrass Appalachia đệm fiddle, như "Leather Britches", và "Pretty Polly", có gốc Scotland.[7]

Ở bluegrass, cũng như vài dạng jazz, một hay nhiều nhạc cụ có nhiệm vụ chơi một giai điệu và ứng tác quanh nó, trong khi những nhạc cụ khác đệm thêm vào; điều này đặc biệt nổi bật ở những đoạn breakdown. Breakdowm thường có nhịp độ nhanh, kiểu chơi nhạc cụ khác thường và có khi cả những lần đổi hợp âm khéo léo.

Có ba tiểu thể loại bluegrass lớn. Traditional bluegrass (tức bluegrass truyền thống) là khi những nhạc công chơi những bản nhạc dân gian, với những chuỗi hợp âm truyền thống đơn giản, và chỉ dùng nhạc cụ mộc (một ví dụ là Bill Monroe). Progressive bluegrass có thể sử dụng nhạc cụ điện và "bluegrass hóa" những bài hát từ các thể loại khác, đơn cử rock & roll, ví dụ gồm Cadillac SkyBearfoot. "Bluegrass gospel" hình thành, trở thành tiểu thể loại thứ ba. Một nhánh khác, mới hơn của bluegrass là "Neo-traditional bluegrass"; với các ban nhạc như The GrascalsMountain Heart.

Chú thích

sửa
  1. ^ Robert Cantwell, Bluegrass Breakdown: The Making of the Old Southern Sound (University of Illinois Press, 2002), pgs 65-66.
  2. ^ Musicologist Cecil Sharp collected hundreds of folk songs in the Appalachian region, and observed that the musical tradition of the people "seems to point to the North of England, or to the Lowlands, rather than the Highlands, of Scotland, as the country from which they originally migrated. For the Appalachian tunes...have far more affinity with the normal English folk-tune than with that of the Gaelic-speaking Highlander." Olive Dame Campbell & Cecil J. Sharp, English Folk Songs from the Southern Appalachians, Comprising 122 Songs and Ballads, and 323 Tunes, G. P. Putnam's Sons, 1917, pg xviii.
  3. ^ Nemerov, Bruce (2009). “Field Recordings of Southern Black Music”. A Tennessee folklore sampler: selections from the Tennessee folklore society. Univ. of Tennessee Press. tr. 323–324. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2011.
  4. ^ Ted Olson, "Music — Introduction". Encyclopedia of Appalachia (Knoxville, Tenn.: University of Tennessee Press, 2006), pp. 1109–1120.
  5. ^ Goldsmith, Thomas (ngày 6 tháng 2 năm 2005). “The beauty and mystery of ballads”. The Raleigh News & Observer. tr. G5. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  6. ^ Joseph Jacobs, English Fairy Tales, transcript
  7. ^ Cecelia Conway, "Celtic Influences". Encyclopedia of Appalachia (Knoxville, Tenn.: University of Tennessee, 2006), p. 1132.

Liên kết ngoài

sửa