Bodawpaya (Tiếng Miến Điện: ဘိုးတော်ဘုရား, phát âm [bódɔ̀ pʰəjá]; Tiếng Thái: ปดุง); (11 tháng 3 năm 1745 - 5 tháng 6 năm 1819) là vị vua thứ sáu của triều Konbaung tại xứ Miến Điện. Triều đại của ông kéo dài trong suốt 37 năm, từ năm 1782 đến năm 1819.

Bodawpaya
ဘိုးတော်ဘုရား
Tượng Bodawpaya tại Cung điện Mandalay
Vua của Triều Konbaung
Tại vị11 tháng 2 năm 1782 - 5 tháng 6 năm 1819
Tiền nhiệmPhaungkaza Muang Muang
Kế nhiệmBagyidaw
Thông tin chung
SinhNgày 11 tháng 3 năm 1745
Shwebo
MấtNgày 5 tháng 6 năm 1819 (74 tuổi)
Amarapura
An táng1819
Amarapura
Phối ngẫuĐược biết có 207 người
Hậu duệĐược biết có 120 người
Tên đầy đủ
သီရိပဝရ တိလောကပဏ္ဍိတ မဟာဓမ္မရာဇာဓိရာဇာ Siripavaratilokapaṇdita Mahādhammarājadhirāj.
Hoàng tộcNhà Konbaung
Thân phụAlaungpaya
Tôn giáoPhật giáo nguyên thủy

Ông lên ngôi sau khi hạ bệ thành công người cháu của mình là Phaungkaza Maung Maung. Trong triều đại của ông đã tiến hành hàng loạt các cuộc chiến tranh xâm lược về phía đông và nhất là Xiêm La.[1] Thời kỳ cai trị của ông được gọi là thời kỳ Amarapura.

Ông được đặt hiệu là Hsinbyumyashin tức có nghĩa là Chúa tể của loài Bạch tượng.

Ban đầu sửa

Ông sinh ngày 11 tháng 3 năm 1745 tại Inwa, Mandalay, Miến Điện. Ông là người con trai thứ tư của vị quốc vương sáng lập triều đại Alaungpaya, mẹ của ông là bà Yun San.[2] Ban đầu ông được biết đến với cái tên Maung Shwe Wain và sau này là thái tử Badon Min.

Sự nghiệp cai trị sửa

Ngày 11 tháng 2 năm 1782, sau khi lật đổ và xử tử được cháu trai của mình là Phuangkaza Muang Muang. Ông lên ngôi vua của Triều Konbaung, lấy hiệu là Bodawpaya và bắt đầu thời kỳ cai trị 37 năm của mình. Sau khi lên ngôi ông đã cho di dời kinh đô từ Inwa trở về lại Amarapura vào năm 1782. Trong triều đại của mình, ông đã xâm chiếm thành công Arakan vào năm 1784. Người Miến đã đem nhiều kho báu, của cải và nô lệ về Miến Điện. Khi Arakan bị sáp nhập thành một tỉnh của Miến Điện, biên giới của quốc gia trở nên tiếp giáp với Ấn Độ thuộc Anh, gây ra mầm họa trong tương lai.[3]

Đánh giá sửa

Vị quốc vương được nhân dân tôn kính và được đặt cho rất nhiều ngoại hiệu, tuy nhiên về phía người Anh thì lại cho rằng ông là một bạo chúa.

Tham khảo sửa

  1. ^ “Myanmars.net / King Bodawpaya”.
  2. ^ “Geni.com / Bodawpaya”.
  3. ^ “Wikitree / Konbaung”.

Thư mục sửa

  • Charney, Michael W. (2006). Powerful Learning: Buddhist Literati and the Throne in Burma's Last Dynasty, 1752–1885. Ann Arbor: University of Michigan.
  • Koenig, William J. "The Burmese Polity, 1752–1819: Politics, Administration, and Social Organization in the early Kon-baung Period", Michigan Papers on South and Southeast Asia, Number 34, 1990.
  • Lieberman, Victor B. " Political Consolidation in Burma Under the Early Konbaung Dynasty, 1752-c. 1820." Journal of Asia History 30.2 (1996): 152–168.
  • Hall, D.G.E. (1960). Burma (ấn bản 3). Hutchinson University Library. ISBN 978-1406735031.
  • Harvey, G. E. (1925). History of Burma: From the Earliest Times to 10 March 1824. London: Frank Cass & Co. Ltd.
  • Htin Aung, Maung (1967). A History of Burma. New York and London: Cambridge University Press.
  • Letwe Nawrahta and Twinthin Taikwun (tháng 3 năm 1770). Hla Thamein (biên tập). Alaungpaya Ayedawbon (bằng tiếng Miến Điện) (ấn bản 1961). Ministry of Culture, Union of Burma.
  • Maung Maung Tin, U (1905). Konbaung Hset Maha Yazawin (bằng tiếng Miến Điện). 1–3 (ấn bản 2004). Yangon: Department of Universities History Research, University of Yangon.
  • Myint-U, Thant (2006). The River of Lost Footsteps—Histories of Burma. Farrar, Straus and Giroux. ISBN 978-0-374-16342-6.
  • Phayre, Lt. Gen. Sir Arthur P. (1883). History of Burma (ấn bản 1967). London: Susil Gupta.

Liên kết ngoài sửa