Cá bớp[2] hay cá bóp, cá giò[3] (danh pháp khoa học: Rachycentron canadum), là một loài cá biển đại diện duy nhất của chi Rachycentron và họ Rachycentridae. Họ Rachycentridae theo truyền thống xếp trong bộ Cá vược (Perciformes)[4], nhưng gần đây được cho là xếp trong bộ Cá khế (Carangiformes) của nhóm Carangimorphariae (= Carangimorpha / Carangaria)[5].

Cá bớp
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Carangiformes
Họ (familia)Rachycentridae
Chi (genus)Rachycentron
Kaup, 1826
Loài (species)R. canadum
Danh pháp hai phần
Rachycentron canadum
(Linnaeus, 1766)
Danh pháp đồng nghĩa

Phân bố và môi trường sống sửa

Cá bớp tại tại Đại học Miami (Ảnh D. Benetti)
Cá cái, khoảng 8 kg (Photo D. Benetti)
Cá bớp trên băng tại Open Blue Sea Farms (Ảnh Brian O'Hanlon)

Cá bớp thường đơn độc, ngoại trừ quy tụ để sinh sản hàng năm, và đôi khi nó sẽ tụ tập tại các rạn san hô, xác tàu, bến cảng, phao, và ốc đảo. Nó là cá nổi, nhưng nó có thể đi vào cửa sông và rừng ngập mặn để tìm kiếm con mồi.

Nó được tìm thấy trong vùng biển nhiệt đới ấm Tây và Đông Đại Tây Dương, khắp Caribe, và ở Ấn Độ Dương - tây Thái Bình Dương.[1][6] Nó là sinh vật rộng nhiệt (eurythermal), tức là chịu đựng một phạm vi nhiệt độ rộng, từ 1,6-32,2 °C. Nó cũng là sinh vật rộng muối (euryhaline), sống ở độ mặn 5 tới 44,5 ppt.[7]

Sinh thái sửa

Cá bớp ăn chủ yếu cua, mực và cá. Nó sẽ theo loài động vật lớn như cá mập, rùa và cá đuối để ăn thức ăn thừa. Nó là một loài cá rất tò mò, thể hiện chút sợ hãi với tàu thuyền.

Các loài ăn thịt cá bớp trong tự nhiên không nhiều, nhưng cá nục heo cờ (Coryphaena hippurus) được biết đến ăn thịt cá chưa trưởng thành và cá mập mako vây ngắn (Isurus oxyrinchus) ăn cá trưởng thành.

Cá bớp thường bị ký sinh bởi giun tròn, sán lá, sán, copepoda, động vật đầu móc.

Loài tương tự sửa

Cá bớp giống với họ hàng gần, với cá ép của họ Echeneidae nhưng thiếu đầu hút của cá ép.

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Collette B. B.; Curtis M.; Williams J. T.; Smith-Vaniz W. F.; Pina Amargos F. (2015). Rachycentron canadum. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2015: e.T190190A70036823. doi:10.2305/IUCN.UK.2015-4.RLTS.T190190A70036823.en. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Thái Thanh Dương (chủ biên), Các loài cá thường gặp ở Việt Nam, Bộ Thủy sản, Hà Nội, 2007. Tr.24.
  3. ^ Vũ, Văn Toàn; Đào, Mạnh Sơn; Nguyễn, Cơ Thạch; Nguyễn, Chính; Phạm, Thị Nhàn; Phạm, Thược; Nguyễn, Thị Xuân Thu (2002). “Danh mục các loài nuôi biển và nước lợ ở Việt Nam”. Hợp phần SUMA. Viện Hải Dương học Nha Trang; SUMA; RIA III; RIMP. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2019.
  4. ^ Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (2014). "Rachycentridae" trên FishBase. Phiên bản tháng 4 năm 2014.
  5. ^ Ricardo Betancur-R., Richard E. Broughton, Edward O. Wiley, Kent Carpenter, J. Andrés López, Chenhong Li, Nancy I. Holcroft, Dahiana Arcila, Millicent Sanciangco, James C Cureton II, Feifei Zhang, Thaddaeus Buser, Matthew A. Campbell, Jesus A Ballesteros, Adela Roa-Varon, Stuart Willis, W. Calvin Borden, Thaine Rowley, Paulette C. Reneau, Daniel J. Hough, Guoqing Lu, Terry Grande, Gloria Arratia, Guillermo Ortí, 2013, The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes, PLOS Currents Tree of Life. 18-04-2013. Ấn bản 1, doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288
  6. ^ Ditty J. G. & Shaw R. F., 1992. Larval development, distribution, and ecology of cobia Rachycentron canadum (Family: Rachycentridae) in the northern Gulf of Mexico. Fishery Bulletin 90: 668-677.
  7. ^ Resley M. J., Webb K. A. & Holt G. J., 2006. Growth and survival of juvenile cobia Rachycentron canadum cultured at different salinities in recirculating aquaculture systems. Aquaculture 253: 398-407.

Liên kết ngoài sửa