Các dân tộc Iran [1] hay các dân tộc Iranic [2][3] là nhóm dân tộc ngôn ngữ Ấn-Âu đa dạng, được xác định theo việc sử dụng các ngôn ngữ Iran và các điểm tương đồng văn hóa khác.

Các dân tộc Iran
Khu vực có số dân đáng kể
Tây Á, Anatolia, Ossetia, Trung Á, Tây Nam Á và Tây Xinjiang
Ngôn ngữ
Các ngôn ngữ Iran thuộc Ngữ hệ Ấn-Âu
Tôn giáo
Chủ yều: Islam (Shia, Sunni), số ít: Christianity (Chính thống giáo, Nestoria, ProtestantKitô), Không tôn giáo, Hỏa giáo, Do Thái giáo, Baháʼís, UatsdinYazidi
(Lịch sử có: Mani giáo, Phật giáo)

Người Proto-Iran được cho là đã nổi lên như một nhánh riêng biệt của người Ấn-IranTrung Á vào giữa thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên.[4][5]

Ở đỉnh cao của sự mở rộng vào giữa thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên, lãnh thổ của các dân tộc Iran trải dài trên toàn bộ Thảo nguyên Á-Âu từ Đồng bằng Hungary lớn ở phía tây đến Cao nguyên Ordos ở phía đông, đến Cao nguyên Iran ở phía nam.[6]

Các đế quốc phía nam của người Iran Tây đã thống trị phần lớn thế giới cổ đại từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, để lại một di sản văn hóa quan trọng; và những người Iran Đông ở thảo nguyên đã đóng một vai trò quyết định trong sự phát triển của du mục Á-ÂuCon đường Tơ lụa.[4][7]

Các dân tộc Iran cổ đại xuất hiện sau thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên bao gồm Alans, Bactria, Dahae, Khwarezm, Massagetae, Medes, Parthia, Persia, Sagartia, Saka, Sarmatia, Scythia, Sogdia, và có thể cả Cimmeria, trong số các dân tộc nói tiếng Iran khác ở Tây Á, Trung Á, Đông ÂuThảo nguyên Á-Âu.

Vào thiên niên kỷ 1 sau Công nguyên, khu vực định cư của họ, chủ yếu tập trung ở thảo nguyên và sa mạc thuộc Âu-Á,[8] đã bị thu hẹp do các cuộc mở rộng của người Slav, người Đức, người Turkngười Mông Cổ, và nhiều người đã Slav hóa [9][10][11][12] hoặc Thổ Nhĩ Kỳ hóa.[13][14]

Các dân tộc Iran hiện đại bao gồm người Baloch, người Gilak, người Kurd, người Lurs, người Mazanderani, người Ossetia, người Pamiri, người Pashtun, người Persia, người Tajik, người Talysh, người Wakhi, người Yaghnobingười Zaza.

Sự phân bố hiện tại của họ bao trùm trên Cao nguyên Iran, trải dài từ Kavkaz ở phía bắc đến Vịnh Ba Tư ở phía nam và từ Đông Thổ Nhĩ Kỳ ở phía tây đến Tây Tân Cương ở phía đông [15]. Khu vực này đôi khi được gọi là "Lục địa Văn hóa Iran", đại diện cho mức độ của những người nói tiếng Iran và ảnh hưởng đáng kể của các dân tộc Iran thông qua phạm vi địa chính trị của Đại Iran.[16]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Frye, R. N. IRAN v. PEOPLES OF IRAN (1) A General Survey. XIII. tr. 321–326. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2020. Đã bỏ qua tham số không rõ |encyclopedia= (trợ giúp)
  2. ^ The Encyclopedia Americana, 15, tr. 306, 1954 |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  3. ^ Izady, Mehrdad R. (1992). The Kurds: A Concise Handbook. Taylor & Francis. ISBN 978-0-8448-1727-9.
  4. ^ a b Beckwith 2009, tr. 58–77
  5. ^ Mallory 1997, tr. 308–311
  6. ^ Harmatta 1992, tr. 348: "From the first millennium b.c., we have abundant historical, archaeological and linguistic sources for the location of the territory inhabited by the Iranian peoples. In this period the territory of the northern Iranians, they being equestrian nomads, extended over the whole zone of the steppes and the wooded steppes and even the semi-deserts from the Great Hungarian Plain to the Ordos in northern China."
  7. ^ Annamoradnejad, Rahimberdi; Lotfi, Sedigheh (2010). "Demographic changes of nomadic communities in Iran (1956–2008)". Asian Population Studies. 6 (3): 335–345. doi:10.1080/17441730.2010.512764. S2CID 154140533.
  8. ^ “A Persian view of Steppe Iranians”. ResearchGate (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2020.
  9. ^ Brzezinski, Richard; Mielczarek, Mariusz (2002). The Sarmatians, 600 BC-AD 450. Osprey Publishing. tr. 39. (...) Indeed, it is now accepted that the Sarmatians merged in with pre-Slavic populations.
  10. ^ Adams, Douglas Q. (1997). Encyclopedia of Indo-European Culture. Taylor & Francis. tr. 523. (...) In their Ukrainian and Polish homeland the Slavs were intermixed and at times overlain by Germanic speakers (the Goths) and by Iranian speakers (Scythians, Sarmatians, Alans) in a shifting array of tribal and national configurations.
  11. ^ Atkinson, Dorothy; và đồng nghiệp (1977). Women in Russia. Stanford University Press. tr. 3. (...) Ancient accounts link the Amazons with the Scythians and the Sarmatians, who successively dominated the south of Russia for a millennium extending back to the seventh century B.C. The descendants of these peoples were absorbed by the Slavs who came to be known as Russians.
  12. ^ Slovene Studies. 9–11. Society for Slovene Studies. 1987. tr. 36. (...) For example, the ancient Scythians, Sarmatians (amongst others) and many other attested but now extinct peoples were assimilated in the course of history by Proto-Slavs.
  13. ^ Roy, Olivier (2007). The New Central Asia: Geopolitics and the Birth of Nations. I.B. Tauris. tr. 6. ISBN 978-1-84511-552-4. The mass of the Oghuz who crossed the Amu Darya towards the west left the Iranian Plateau, which remained Persian and established themselves more to the west, in Anatolia. Here they divided into Ottomans, who were Sunni and settled, and Turkmens, who were nomads and in part Shiite (or, rather, Alevi). The latter were to keep the name 'Turkmen' for a long time: from the thirteenth century onwards they 'Turkised' the Iranian populations of Azerbaijan (who spoke west Iranian languages such as Tat, which is still found in residual forms), thus creating a new identity based on Shiism and the use of Turkish. These are the people today known as Azeris.
  14. ^ Yarshater, Ehsan (ngày 15 tháng 12 năm 1988). AZERBAIJAN vii. The Iranian Language of Azerbaijan. Đã bỏ qua tham số không rõ |encyclopedia= (trợ giúp)
  15. ^ Emmerick, Ronald Eric (ngày 23 tháng 2 năm 2016). Iranian languages. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2020. Đã bỏ qua tham số không rõ |encyclopedia= (trợ giúp)
  16. ^ Frye, Richard Nelson (2005). Greater Iran. tr. xi. ISBN 978-1-56859-177-3. (...) Iran means all lands and people where Iranian languages were and are spoken, and where in the past, multi-faceted Iranian cultures existed.
Nguồn văn liệu

Liên kết ngoài

sửa