Cách mạng không phải là một bữa tiệc

Cách mạng không phải là một bữa tiệc[2] (giản thể: 革命不是请客吃饭; phồn thể: 革命不是請客吃飯; Hán-Việt: Cách mạng bất thị thỉnh khách ngật phạn; bính âm: Gémìng bùshì qǐngkè chīfàn) hay làm cách mạng không phải là mời người ta đến dự tiệc,[3] là một cụm từ do Mao Trạch Đông đặt ra.[4] Nó được lấy từ bài tiểu luận của Mao có tựa đề Báo cáo điều tra phong trào nông dân ở Hồ Nam viết năm 1927 trong Cách mạng ruộng đất.[5] Nghĩa là cách mạng không thể nhẹ nhàng, mềm mỏng mà phải kiên quyết, triệt để, là hành động bạo lực, đẫm máu của giai cấp này nhằm lật đổ giai cấp khác.[6]

Cách mạng không phải là một bữa tiệc
InitiatorMao Trạch Đông
OriginBáo cáo điều tra phong trào nông dân ở Hồ Nam[1]
Cách mạng không phải là một bữa tiệc
Giản thể革命不是请客吃饭
Phồn thể革命不是請客吃飯

Trong báo cáo này, Mao khẳng định: "Cách mạng không phải là một bữa tiệc, viết luận, vẽ tranh, thêu thùa; nó không thể tinh tế, nhàn nhã và dịu dàng, ôn hòa, tử tế, nhã nhặn, kiềm chế và cao thượng. Cách mạng là một cuộc nổi dậy, một hành vi bạo lực do giai cấp này tiến hành nhằm lật đổ giai cấp khác."[7]

Dựa trên quan điểm này, sử gia Trương Minh còn chỉ ra thêm rằng “cách mạng không phải là một bữa tiệc, cách mạng là lời mời ăn uống".[8] Câu này còn là cơ sở của một lời giễu cợt chính trị: "đối với nhiều cán bộ Geming bushi qingke jiushi chifan 'Cách mạng không phải là chiêu đãi khách, chỉ là dự tiệc [bằng tiền công hoặc bằng giá tiền của nhà giàu mới nổi]." [9]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Programmatic literature written under the oil lamp”. Xinhua News Agency. 19 tháng 4 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ Davis, Edward Lawrence (2005). Encyclopedia of Contemporary Chinese Culture. Taylor & Francis. tr. 656–. ISBN 978-0-415-77716-2.
  3. ^ Xueping Zhong; Zheng Wang; Bai Di (2001). Some of Us: Chinese Women Growing Up in the Mao Era. Rutgers University Press. tr. 89–. ISBN 978-0-8135-2969-1.
  4. ^ Christopher Arnander; Frances Wood; Kathryn Lamb (2008). The Pavilion in the Sky: Chinese Proverbs and Idioms. Stacey International. ISBN 978-1-905299-67-6.
  5. ^ “50th Anniversary of the Cultural Revolution: A Look at the Cultural Revolution through Ten Objects”. BBC News. 9 tháng 5 năm 2016.
  6. ^ “Does power come from the barrel of a gun?”. Radio Free Asia. 2 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ Stuart Heaver (15 tháng 8 năm 2019). “Dear Hong Kong protestors: you have the support of Chairman Mao”. The Independent.
  8. ^ “A evolution is a petition to eat”. Á Châu chu san. 19 tháng 9 năm 2011.
  9. ^ Davis (2005).