Cô Nhíp

phim điện ảnh Việt Nam năm 1976

Cô Nhíp là một bộ phim điện ảnh do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất, đạo diễn bởi Khương Mễ. Công chiếu vào năm 1976, đây được xem là bộ phim đầu tiên của HTV và là tác phẩm đầu tiên của điện ảnh miền Nam Việt Nam ra mắt sau 1975.

Cô Nhíp
Đạo diễnKhương Mễ
Sản xuấtĐài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Kịch bảnNguyễn Trí Việt
Diễn viênCao Thị Nhíp
Lý Huỳnh
Mộng Tuyền
Thùy Liên
Âm nhạcQuang Hải
Quay phimLê Đình Ấn
Phát hànhFAFIM Việt Nam
Công chiếu
1976
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữtiếng Việt

Nội dung sửa

Phim dựa trên cuộc đời hoạt động của Cao Thị Nhíp, một chiến sĩ cách mạng ngoài đời thực, là nữ giao liên đã tham gia dẫn đường cho xe tăng của Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào Sài Gòn trong Chiến dịch Mùa Xuân 1975.[1][2]

Diễn viên sửa

Sản xuất sửa

Bộ phim được viết nên dựa trên nguyên mẫu có thật là Cao Thị Nhíp (tên hoạt động Nguyễn Thị Trung Kiên), nổi tiếng với tấm ảnh chụp của nhà báo Đậu Ngọc Đản đăng trên trang nhất báo Sài Gòn Giải Phóng số đầu tiên. Thông qua bức hình này, Nguyễn Trí Việt, tác giả kịch bản phim,[5] đã nảy sinh hứng thú và quyết định chọn Nhíp làm nhân vật chính cho kịch bản có tên Cô Nhíp.[1][6] Khương Mễ là người đảm nhận vai trò đạo diễn tác phẩm. Sau khi kịch bản được phê duyệt sản xuất, ông đã bắt đầu đi tìm diễn viên chính cho phim. Thông qua lời gợi ý của Trí Việt, Khương Mễ đến Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh, nơi làm việc của Trung Kiên là hướng dẫn viên, để tìm hiểu và ngỏ lời mời cô đảm nhận vai diễn này. Nam diễn viên Lý Huỳnh[a] cũng nhận lời mời tham gia đóng làm viên Đại tá quân lực Việt Nam Cộng hòa tên Hoàng, là vai diễn đầu tiên của ông sau 1975.[1] Mộng Tuyền, vợ của một Đại tá Việt Nam Cộng hòa ngoài đời thực, đã được đạo diễn giao vai là vợ của nhân vật Đại tá Hoàng.[8] Thực hiện phần quay phim là Lê Đình Ấn, dưới định dạng phim trắng đen.[9]

Sau khi bộ phim quay xong, khi đang ở khâu hậu kỳ, Khương Mễ đã gặp diễn viên Thùy Liên. Ấn tượng với lối diễn xuất của cô, đạo diễn quyết định viết thêm chi tiết để cho Thùy Liên làm nhân vật y tá trong phim.[10]

Phát hành sửa

Cô Nhíp được xem là cuốn phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng miền Nam Việt Nam ra mắt sau năm 1975[1][11] và là phim truyện đầu tiên HTV làm ra.[12] Tuy là một cuốn phim do đài truyền hình sản xuất, phim không được phát trên sóng truyền hình mà thay vào đó là qua hệ thống phân phối phim trên toàn quốc, khi được mua lại bản quyền phát hành bởi FAFIM Việt Nam. Bộ phim sau đó đã được các nước Liên Xô, Tiệp Khắc, Trung Quốc mua về dịch và chiếu trên sóng truyền hình.[1]

Đón nhận sửa

Ngay khi mới ra đời, Cô Nhíp đã nhanh chóng gây tiếng vang nhờ tính chân thực bằng sự pha trộn giữa hai thể loại phim truyện và phim tài liệu, cũng như vẽ nên hình ảnh Sài Gòn những ngày mới giải phóng.[9] Phim đạt được thành công về mặt doanh thu tại thị trường Việt Nam, dù mục đích tác phẩm chỉ là để tuyên truyền.[1] Sau bộ phim này, Lý Huỳnh tiếp tục hợp tác với đạo diễn Khương Mễ và tham gia nhiều phim ảnh cách mạng với các vai phản diện nổi bật trong giới điện ảnh Việt Nam.[1][13]

Vào năm 1977, Cô Nhíp đã được trao giải Bông sen bạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh.[14] Năm 1978, phim nhận Bằng khen bởi Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tại Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới Bình Nhưỡng.[1]

Đánh giá chuyên môn sửa

Một tác giả trong cuốn Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam đã nhận xét:[15]

Cô Nhíp đã miêu tả cuộc chiến đấu phong phú ở miền Nam Việt Nam theo nhiều góc độ khác nhau, chứng tỏ rằng với loại đề tài xúc động này, những người làm nghệ thuật điện ảnh và truyền hình, dù sống ở miền Bắc hay Miền Nam đều cùng chung một nỗi niềm mong muốn có nhiều tác phẩm mới có giá trị về cuộc chiến đấu giải phóng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu của mình.

Giải thưởng sửa

Tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1977, ngoài việc phim giành được giải Bông sen bạc hạng mục phim truyện, diễn viên chính Cao Thị Nhíp cũng nhận được biểu dương từ ban giám khảo liên hoan. Hội Điện ảnh Việt Nam sau đó đã trao tặng bằng khen đến cô Nhíp thông qua bộ phim.[16]

Năm Giải thưởng Hạng mục (Người) đề cử Kết quả Tham khảo
1977 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 (en) Phim truyện điện ảnh Bông sen bạc [1][17][18]
Lý Huỳnh[19] Bằng khen
1978 Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới Bình Nhưỡng Đoạt giải

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ Trước thời điểm tham gia bộ phim này thì ông vẫn dùng tên cũ là Lý Kim Tuyền, sau khi tham gia phim thì đổi nghệ danh.[7]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e f g h i Thanh Huyền (1 tháng 5 năm 2020). "Cô Nhíp": Phim truyện đầu tiên của HTV”. htv.com.vn. Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ Hoài Văn (6 tháng 5 năm 2013). “Người lái xe tăng trong phim Cô Nhíp”. Báo Yên Bái. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2023.
  3. ^ “Đạo diễn Trần Quang: 'Càng học nhiều càng ngại làm phim'. VnExpress. Thanh Niên. 25 tháng 3 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2023.
  4. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh 1994, tr. 230.
  5. ^ Trọng Thịnh (22 tháng 4 năm 2019). “Cuộc sống giản dị đến cuối đời của người chiến sĩ, nhà biên kịch phim 'Cô Nhíp'. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2023.
  6. ^ Hà Giang (26 tháng 4 năm 2005). “Những người làm điện ảnh với chiến thắng 30-4-1975”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2023.
  7. ^ Tuy Hòa (6 tháng 11 năm 2016). “Mối tình từ sàn võ đến phim trường của nghệ sĩ nhân dân Lý Huỳnh”. Nông nghiệp Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2023.
  8. ^ Lý Huỳnh (21 tháng 6 năm 2004). “Bác Khương Mễ đã dìu dắt tôi đến với điện ảnh cách mạng”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  9. ^ a b Cát Vũ (28 tháng 4 năm 2009). “Ðôi mắt người nghệ sĩ”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2023.
  10. ^ P.V (22 tháng 10 năm 2013). “Giai nhân một thời của điện ảnh Việt Nam ngày ấy - bây giờ”. Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2023.
  11. ^ Cát Vũ (2 tháng 5 năm 2005). “Ba thế hệ Làm nên diện mạo điện ảnh phía Nam”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2022.
  12. ^ N.C. (19 tháng 6 năm 2004). 'Huyền sử' của điện ảnh cách mạng Nam bộ đã ra đi”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2023.
  13. ^ Ngô Thu (27 tháng 2 năm 2016). “NSND Lý Huỳnh: Thay đổi số phận bằng những vai diễn”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2023.
  14. ^ Nhiều tác giả 2007a, tr. 680.
  15. ^ Nhiều tác giả 2007b, tr. 79.
  16. ^ Trịnh Mai Diễm và đồng nghiệp 1983, tr. 66.
  17. ^ Văn Bảy (20 tháng 10 năm 2022). “Nhà làm phim Khương Mễ: Huyền thoại của điện ảnh bưng biền”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2023.
  18. ^ Quang Hùng (16 tháng 10 năm 2017). “NSƯT Khương Mễ: Ngôi sao sáng của điện ảnh cách mạng Việt Nam”. Phụ nữ. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2023.
  19. ^ Thanh Hằng (8 tháng 9 năm 2010). “NSƯT Lý Huỳnh: Vẫn cháy mãi khát vọng nghệ thuật”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2023.

Nguồn sửa