Công khai xu hướng tính dục

Công khai tính dục (coming out of the closet, thường được nói ngắn gọn là coming out), là một cụm ẩn dụ cho việc người thuộc cộng đồng LGBT tự tiết lộ về xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới của họ.

Việc công khai tính dục đã được đóng khung và bàn luận như một vấn đề riêng tư, và được miêu tả và cảm nhận theo nhiều cách khác nhau: một quá trình hoặc hành trình tâm lý học;[1] một sự quyết định hoặc mạo hiểm; một chiến thuật hoặc kế hoạch; một sự kiện đông người hoặc công khai; một hành động diễn thuyết và một vấn đề về danh tính cá nhân, một nghi thức công nhận; một sự giải phóng hoặc tự do khỏi sự áp bức; một thử thách;[2] một cách thức hướng tới niềm tự hào đồng tính thay vì sự hổ thẹn hoặc kỳ thị xã hội; hoặc thậm chí một sự mạo hiểm đối với sự nghiệp.[3] Tác giả Steven Seidman đã viết rằng: “Sự giấu kín xu hướng tính dục có sức mạnh thay đổi cốt lõi cuộc đời của một con người. Chính điều đó đã khiến cho đồng tính luyến ái trở thành một vấn đề nổi cộm về cá nhân, xã hội và chính trị tại nước Mỹ thế kỷ XX.”[4]

Cụm coming out of the closet là nguồn gốc của nhiều cụm từ lóng trong cộng đồng LGBT liên quan đến việc tồn tại hay thiếu đi sự công khai tự nguyện. Những người thuộc cộng đồng LGBT đã công khai hoặc không còn che giấu xu hướng tính dục hay bản dạng giới của họ được gọi là out, hay còn gọi là LGBT một cách công khai. Ngược lại với đó là những người LGBT chưa tiết lộ hoặc đã lựa chọn là sẽ không tiết lộ, được gắn nhãn là closeted hoặc being in the closet (ở trong tủ). Outing là hành động công khai xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới của một người LGBT một cách cố ý hoặc vô tình mà không có sự đồng thuận của họ. Mở rộng ra, outing oneself (“outing” bản thân) là hành động tự công khai. Glass closet (tủ kính) nghĩa là việc một nhân vật của công chúng là người LGBT, việc vốn được coi là một bí mật, nhưng lại thường được biết đến rộng rãi và là một sự thật được chấp nhận phổ biến mặc dù người đó có thể chưa công khai một cách chính thức.[5]

Lịch sử sửa

 
Thế kỷ thứ XIX, nhà đấu tranh cho quyền lợi của người đồng tính người Đức Karl Heinrich Ulrichs đã giới thiệu về ý tưởng của việc công khai bản thân như một phương thức để giải phóng.

Năm 1869, một trăm năm trước chuỗi bạo loạn Stonewall, nhà đấu tranh cho quyền lợi của người đồng tính người Đức Karl Heinrich Ulrichs đã giới thiệu về ý tưởng của việc công khai bản thân như một phương thức để giải phóng. Ông khẳng định rằng sự ẩn danh là một vật cản chính ngăn trở việc thay đổi cách nhìn của công chúng, và từ đó thúc giục những người đồng tính công khai những thu hút đồng giới của họ. Trong một cuộc phỏng vấn, Robert Beachy nói rằng: “Tôi thấy hợp lý khi coi Ulrichs là người đồng tính đầu tiên tự công khai.”[6]

Trong công trình năm 1906 của mình, Das Sexualleben unserer Zeit in seinen Beziehungen zur modernen Kultur (Đời sống tình dục trong thời đại của chúng ta trong mối tương quan với nền văn minh hiện đại),[7] Iwan Block, một bác sĩ người Đức lai Do Thái, đã van nài những người đồng tính cao tuổi công khai bản thân với gia đình và những người thân quen. Năm 1914, [[Magnus Hirschfield đã nghiên cứu lại chủ đề này trong công trình trọng điểm của ông: Đồng tính luyến ái ở đàn ông và phụ nữ, bàn về những tiềm năng mang tính xã hội và pháp lý của việc hàng ngàn người đàn ông và phụ nữ đồng tính có địa vị đã công khai xu hướng tính dục của bản thân với cảnh sát để tạo ảnh hưởng tới các nhà lập pháp và quan điểm công chúng.[8]

Nhân vật nổi bật đầu tiên ở Mỹ đã công khai xu hướng đồng tính luyến ái của bản thân là nhà thơ Robert Duncan. Năm 1944, ông đã sử dụng tên của chính mình trong tờ tạp chí vô chính phủ Chính trị để viết rằng người đồng tính là một cộng đồng thiểu số bị áp bức.[9] Tổ chức Mattachine Society, vốn được giữ bí mật một cách có chủ đích, thành lập bởi Harry Hay và những cựu chiến binh trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của Wallace ở Los Angeles năm 1950, đã công khai với công chúng sau khi Hal Call đứng lên quản lý tổ chức này, và cùng với đó là rất nhiều người đồng tính đã công khai tính dục.

Năm 1951, Donald Webster Cory[10][11] đã xuất bản Người đồng tính ở nước Mỹ, nhấn mạnh rằng, “Xã hội đã đưa tôi một cái mặt nạ và bắt tôi phải đeo lên… Dù tôi đi đến bất cứ đâu, ở bất cứ thời điểm nào hay trước bất kì một thành phần nào của xã hội, tôi đều phải giả vờ.” Cory chỉ là một bút danh, nhưng những mô tả chân thật và chủ quan một cách cởi mở của ông đã đóng vai trò khuyến khích cho sự nhận thức về bản thân ngày càng tăng cao của những người đồng tính, cũng như phong trào của người đồng tính mới trỗi dậy.

Những năm 1960, Frank Kameny tiến lên hàng ngũ đầu của cuộc đấu tranh. Sau khi bị sa thải khỏi vị trí một nhà thiên văn học cho AMS (Army Map Service) vào năm 1957 vì những hành vi đồng tính, Kameny không chấp nhận giữ im lặng. Ông đấu tranh một cách công khai chống lại việc bản thân bị sa thải, và cuối cùng đã kháng cáo lên đến tận Tòa án Tối cao của nước Mỹ. Kameny, một lá cờ đầu trong phong trào đang ngày càng phát triển, đã đưa ra những lý lẽ để ủng hộ những hành động công khai táo bạo. Mấu chốt của lời buộc tội ấy là, “chúng ta phải truyền cho cộng đồng đồng tính một cảm giác về giá trị của bản thân mỗi cá nhân người đồng tính”, điều chỉ có thể đạt được qua những chiến dịch được dẫn dắt công khai bởi chính người đồng tính. Với sự lan tỏa của sự tăng vọt về nhận thức cuối những năm 1960, việc công khai tính dục đã trở thành chìa khóa cho chiến thuật giải phóng người đồng tính trong việc nâng cao nhận thức chính trị để chống lại sự phân biệt giới giữa người dị tính và sự kì thị người đồng tính. Ngay trong thời gian đó và còn tiếp tục đến những năm 1980, những nhóm thảo luận hỗ trợ xã hội cho người đồng tính nam và nữ, còn được gọi là “nhóm công khai tính dục”, tập trung vào việc chia sẻ những “câu chuyện” (trải nghiệm) về việc công khai tính dục với mục tiêu giảm thiểu cảm giác bị cô lập và tăng cường sự hiện diện và tự hào của người đồng tính.

Nguồn gốc ngôn ngữ học xã hội sửa

Cách diễn đạt ngày nay "công khai tính dục" được biết là có nguồn gốc từ đầu thế kỷ 20 từ phép loại suy ví bước đầu làm quen văn hóa nhóm đồng tính của người đồng tính với một bữa tiệc trưởng thành của cô gái mới lớn. Đây là một lễ kỷ niệm dành cho phụ nữ trẻ thuộc tầng lớp thượng lưu chuẩn bị cho màn début - sự ra mắt chính thức của cô ấy với xã hội - vì cô ấy đã đến tuổi trưởng thành hoặc đủ điều kiện để kết hôn. Như nhà sử học George Chauncey chỉ ra:

Người đồng tính trong những năm trước chiến tranh [trước-Chiến tranh thế giới thứ nhất]... không nói đến việc bước ra khỏi cái chúng ta gọi là gay closet mà là công khai bước vào cái họ gọi là xã hội đồng tính hoặc thế giới đồng tính, một thế giới không quá nhỏ, không quá cô lập, cũng không ... quá ẩn như ngụ ý của từ closet (tủ).[12]

Trên thực tế, như Elizabeth Kennedy nhận xét, “sử dụng cụ từ ‘closet’ để ám chỉ” những thời điểm trước đó như “những năm 1920 và 1930 có thể lỗi thời”.[13]

Một bài báo về việc công khai[14] trên trang bách khoa toàn thư trực tuyến glbtq.com nói rằng những quan sát của nhà tính dục học Evelyn Hooker đã giới thiệu cách sử dụng từ “coming out” với cộng đồng học thuật vào những năm 1950. Bài báo tiếp tục lặp lại quan sát của Chauncey rằng sự thay đổi ý nghĩa từ ngữ tiếp tục xảy ra sau đó. Trước những năm 1950, người ta tập trung vào lối vào “một thế giới của hi vọng và tính đoàn kết cộng đồng”; trong khi định nghĩa sau cuộc bạo loạn Stonewalllối thoát khỏi sự áp bức của tủ (closet).[14] Sự thay đổi trọng tâm này đưa ra giả thuyết rằng coming out of the closet là một phép ẩn dụ hỗn hợp kết hợp “coming out” với phép ẩn dụ tủ (closet): một sự phát triển của skeleton in the closet (một sự thật tai tiếng hoặc đáng xấu hổ mà ai đó muốn giữ bí mật) đặc biệt ám chỉ sống một cuộc sống phủ nhận và bí mật bằng cách che giấu xu hướng tính dục. Nói cách khác, phép ẩn dụ tủ (closet) dùng để mở rộng về sức mạnh và áp lực của xã hội dị tính luyến ái và thể chế của nó.

Các vấn đề liên quan đến căn tính sửa

Công khai tính dục thường được miêu tả như một quá trình dần dần hoặc một cuộc hành trình kéo dài.[1] Điều này nhằm mục đích bao hàm cả quá trình tự nhận thức và thừa nhận bản dạng giới, thể hiện giới hoặc và xu hướng tính dục bất tuân định chuẩn hóa dị tính (non-heteronormative sexual orientation) của bản thân. Giai đoạn đầu này bao gồm quá trình tự vấn hoặc một nhận thức sâu sắc về bản thân,[15] thường được gọi là "công khai tính dục với chính mình" và là khởi đầu của sự tự chấp nhận bản thân. Nhiều người thuộc cộng đồng LGBT nói rằng giai đoạn này của họ bắt đầu ở tuổi vị thành niên hoặc thời thơ ấu, khi họ lần đầu tiên nhận thức được xu hướng tính dục của mình đối với những người cùng giới tính. Công khai tính dục được coi là một quá trình một phần khác là do nhu cầu hoặc mong muốn lặp đi lặp lại được công khai xu hướng tính dục trong những môi trường hoặc tình huống mới, trong đó người thuộc cộng đồng LGBT được mặc định là người dị tính hoặc hợp giới, chẳng hạn như tại môi trường công sở mới hoặc khi làm quen với người mới. Một phương pháp tham khảo chính cho những người sắp công khai xu hướng tính dục bao gồm việc sử dụng góc nhìn hướng nội/hướng ngoại. Một số người cho rằng với phương pháp này, họ có thể giữ bí mật về căn tính và xu hướng tính dục của bản thân, đồng thời tách biệt chúng với ngoại hình của họ. Điều này không đơn giản như người ta thường nghĩ, như Diana Fuss (1991) lập luận, “tất nhiên, vấn đề với quan điểm nhìn nhận nội tâm/công khai... là những luận điệu như vậy che giấu thực tế rằng hầu hết chúng ta đồng thời đều hướng nội và hướng ngoại.”

Sự phát triển của bản dạng LGBT sửa

Mỗi câu chuyện công khai tính dục là một người cố gắng chấp nhận nhân dạng và xu hướng tính dục của bản thân.[16] Một số mô hình đã được tạo ra để miêu tả công khai tính dục như một quá trình phát triển căn tính của người đồng tính nam và nữ, ví dụ Dank, 1971; Cass, 1984; Coleman, 1989; Troiden, 1989. Trong những mô hình này, mô hình căn tính Cass do Vivienne Cass thiết lập được chấp nhận rộng rãi nhất.[17] Mô hình này vạch ra sáu giai đoạn riêng biệt mà mỗi cá nhân đã công khai tính dục thành công đều phải trải qua: sự rối loạn căn tính, sự so sánh căn tính, sự dung nạp căn tính, sự chấp nhận căn tính, sự tự hào về căn tính và sự hòa hợp căn tính. Tuy nhiên, không phải người nào thuộc LGBT nào cũng đi theo mô hình này. Ví dụ, nhiều thiếu niên LGBT nhận thức được và chấp nhận những ham muốn đồng tính hoặc bản dạng giới ở tuổi dậy thì tương tự với cách những thiếu niên dị tính nhận thức được xu hướng tính dục của họ, nói cách khác là không có bất kỳ khái niệm khác biệt, dị nghị hoặc xấu hổ về giới tính người thu hút họ. Bất kể là thiếu niên LGBT có hình thành bản dạng dựa trên mô hình hay không, độ tuổi điển hình mà thiếu niên ở Hoa Kỳ công khai tính dục đã giảm xuống. Học sinh cấp 3 và thậm chí học sinh cấp 2 dần công khai tính dục.[18][19][20]

Nghiên cứu nổi bật gần đây cho thấy rằng người đồng tính nam xuất thân từ gia đình sùng đạo thường công khai trực tuyến qua Facebook và blog vì việc này cung cấp khoảng cách cá nhân an toàn. Điều này mâu thuẫn sâu sắc với quan điểm phổ biến trong nghiên cứu mạng xã hội cho rằng hoạt động trực tuyến, đặc biệt là Facebook, có thể dẫn đến những kết quả tiêu cực về sức khỏe tâm lý như mức độ lo âu tăng. Tuy cần nghiên cứu thêm liệu những kết quả này có đủ khái quát để áp dụng cho số người đông hơn hay không, những phát hiện gần đây đã mở ra khả năng rằng trải nghiệm trực tuyến của người đồng tính nam có thể khác với người dị tính nam và có thể đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe tâm lý hơn là gây ra hậu quả xấu.[21]

Căn tính của người chuyển giới và công khai tính dục sửa

Có nhiều sự khác biệt giữa các cá nhân chuyển giới về việc lựa chọn thời điểm, quyết định tiết lộ và cách tiết lộ việc mình là người chuyển giới với gia đình, bạn bè thân thiết và những người khác. Sự phổ biến của phân biệt đối xử[22] và bạo lực đối với người chuyển giới (ví dụ, ở Hoa Kỳ, khả năng người chuyển giới trở thành nạn nhân của bạo lực cao hơn 28%)[23] có thể khiến công khai tính dục trở thành một quyết định mạo hiểm. Lo sợ những hành vi trả thù như bị đuổi khỏi nhà bố mẹ khi chưa đủ tuổi trưởng thành là nguyên nhân khiến người chuyển giới không công khai tính dục với gia đình cho tới khi họ trưởng thành.[24] Sự hoang mang và sự thiếu chấp nhận của bố mẹ đối với con là người chuyển giới có thể dẫn đến việc bố mẹ xem bản dạng giới mới tiết lộ là một “giai đoạn” hoặc nỗ lực thay đổi con mình trở lại “bình thường” bằng cách sử dụng dịch vụ sức khỏe tâm lý để thay đổi bản dạng giới của đứa trẻ.[25][26]

Internet có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình công khai của những người chuyển giới. Một số xuất hiện dưới dạng nhận dạng trực tuyến trước tiên, mang đến cơ hội trải nghiệm ảo và an toàn trước khi gặp rủi ro trừng phạt xã hội trong thế giới thực.[27][28] Tuy nhiên, trong khi nhiều người chuyển giới tìm thấy đồng minh trực tuyến mà họ có thể không có trong đời thực, những người khác lại gặp phải sự bắt nạt và quấy rối khi công khai trên mạng. Theo một nghiên cứu được công bố bởi Blumenfeld và Cooper vào năm 2012,[29] thanh niên LGBT báo cáo hành vi bắt nạt trực tuyến ít hơn 22% do các yếu tố như cha mẹ không tin hoặc không hiểu các em, hoặc sợ phải công khai tính dục để giải thích sự việc. Điều này càng cho thấy những rào cản mà các cá nhân chuyển giới có thể gặp phải khi công khai tính dục.

Việc công khai tính dục với tư cách người chuyển giới có thể phức tạp hơn so với một người thuộc xu hướng tính dục thiểu số. Những thay đổi có thể nhìn thấy có thể xảy ra như một phần của việc thay đổi bản dạng giới của một người - chẳng hạn như thay đổi tủ quần áo, phẫu thuật chuyển đổi giới tính và thay đổi tên - có thể khiến việc công khai với người khác trở thành một điều bắt buộc. Hơn nữa, những thứ đi kèm với việc chuyển đổi giới tính có thể có tác động về tài chính, thể chất, y tế và pháp lý. Ngoài ra, các cá nhân chuyển giới có thể chịu định kiến ​​và bị từ chối bởi những người thuộc xu hướng tính dục thiểu số và những người khác trong cộng đồng LGBT, thêm vào đó là định kiến đối với người thuộc cộng đồng LGBT mà họ có thể phải đối mặt với nền văn hóa chính thống. Điều này có thể gây cảm giác bị cô lập cho những cá nhân chuyển giới.[28]

Các vấn đề pháp lý sửa

Ở những khu vực trên thế giới có áp đặt hình phạt hoặc nghiêm cấm hành vi đồng tính, những người đồng tính nam, đồng tính nữ và song tính có thể phải chịu hậu quả pháp lý tiêu cực khi công khai tính dục. Đặc biệt, ở những nơi đồng tính luyến ái bị coi là một tội ác, việc công khai tính dục có thể được coi là tự buộc tội. Những luật này tồn tại ở 76 quốc gia trên toàn thế giới, bao gồm Ai Cập, Iran, Singapore và Afghanistan.

Những người quyết định công khai là người phi nhị nguyên giới hoặc chuyển giới thường phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau từ quan điểm pháp lý. Trên toàn thế giới, việc thay đổi giới tính hoặc tên trên giấy tờ dựa trên căn tính thường bị cấm hoặc cực kỳ khó khăn.[30] Một ảnh hưởng tiêu cực lớn của sự bất bình đẳng trong các quy định là những ảnh hưởng tâm lý, vì những người chuyển giới phải sử dụng giới tính hợp pháp không hợp giới của họ hoặc bị buộc phải dùng dead name có thể đối mặt với những tình huống khó chịu và căng thẳng.

Các ảnh hưởng sửa

Vào thời kì đầu sự phát triển của bản dạng LGBT, mọi người có thể cảm thấy bối rối và khó hiểu. Vào năm 1993, Michealangelo Signorile viết cuốn Queer in America. Nội dung cuốn sách nói về sự tìm hiểu của ông về những tác hại của việc không công khai xu hướng tính dục đối với người chưa công khai và đối với xã hội nói chung.[31]

Do cộng đồng LGBT đã từ lâu bị xem như thiểu số tính dục, việc công khai vẫn còn rất khó khăn cho hầu hết những người thuộc LGBT. Việc công khai còn có thể phản tác dụng bởi sự phân biệt chủ nghĩa dị tínhbạo lực do kì thị đồng tính.

Các nghiên cứu cho thấy việc che giấu xu hướng tính dục có sự liên quan đến sức khỏe tinh thần không ổn định,[32] physical health,[33] sức khỏe thể chất suy giảm và các mối quan hệ có ổn định hay không. Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy những cặp đôi đồng tính chưa công khai ít hài lòng về mối quan hệ hơn các cặp đôi đồng tính đã công khai.[34] Các kết quả của một nghiên cứu khác cho thấy một người đồng tính nữ sẽ lo lắng nhiều hơn, lãnh cảm hơn, và lòng tự trọng thấp hơn nếu có càng ít người biết về xu hướng tính dục của mình.[35] Thêm nữa, Gay.com cho thấy kết quả rằng những người đồng tính chưa công khai có khả năng tự tử cao hơn.[36]

Tùy vào mức độ thân thiết giữa cha mẹ và con cái, việc công khai là đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính hoặc chuyển giới có thể có kết quả tích cực hoặc tiêu cực. Một mối quan hệ vốn đã bền chắc sẽ còn gắn kết hơn, nhưng với một mối quan hệ vốn đã căng thẳng, việc người con công khai sẽ đẩy sự căng thẳng lên cao hơn hoặc phá hủy hoàn toàn mối quan hệ.[37] Nếu cha mẹ chấp nhận việc con mình công khai, sẽ có những cuộc trò chuyện về hẹn hò và các mối quan hệ, và cha mẹ có thể giúp con đối mặt với sự kì thị và có những quyết định đúng đắn và an toàn về vấn đề HIV/AIDS.[38] Tuy nhiên, việc công khai không phải lúc nào cũng mang lại ảnh hưởng tích cực, bởi cha me, gia đình và những người thân cận có thể không chấp nhận.[39] Ví dụ, trẻ vị thành niên không được cha mẹ chấp nhận xu hướng tính dục khi lớn có nhiều khả năng sử dụng chất cấm, mắc bệnh trầm cảm, cố tự tử và những hành vi tình dục nguy hiểm cao hơn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng phản ứng của cha mẹ đối với việc công khai có ảnh hưởng về sức khỏe lớn hơn ảnh hưởng của việc che giấu xu hướng tính dục.[40] Một số nghiên cứu chỉ ra rằng phản ứng của cha mẹ đối với việc công khai có ảnh hưởng về sức khỏe lớn hơn ảnh hưởng của việc che giấu xu hướng tính dục.[41]

Nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của việc công khai với ba mẹ đã được thực hiện. Vào năm 1989, nghiên cứu của Robinson cùng đồng nghiệp đã cho thấy rằng, đối với những phụ huynh của các đứa trẻ đồng tính công khai, 21% những người cha và 28% những người mẹ đã nghi ngờ về xu hướng tính dục của con, phần lớn dựa vào những hành vi bất thường đối với giới của đứa trẻ trong suốt tuổi thơ. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng 2/3 cha mẹ phản ứng tiêu cực.[42] Một nghiên cứu vào năm 1995 (dựa trên phản ứng của người trẻ) cho thấy một nửa các bà mẹ có con trai là sinh viên đại học và là đồng tính hoặc song tính “phản ứng bằng sự bất ngờ, khó tin, chối bỏ hoặc những bình luận tiêu cực”, còn phản ứng của người cha có phần tốt hơn. 18% cha mẹ có biểu hiện “không đồng thuận, cố biến con thành dị tính, các lời đe dọa ngưng hỗ trợ về tài chính và cảm xúc.”[43]

Đi khỏi nhà là một ảnh hưởng khá quen thuộc của cộng đồng LGBT trong quá trình công khai. Những thanh thiếu niên thuộc LGBT chiếm phần lớn nhất trong số các thanh thiếu niên vô gia cư; nguyên nhân đến từ việc định nghĩa bản thân và nhận biết bản thân là đồng tính hoặc thuộc về cộng đồng LGBT.[44] Khoảng 20 đến 30% thanh thiếu niên vô gia cư nhận bản thân là LGBT.[45] 55% thanh thiếu niên thuộc LGBQ và 67% thanh thiếu niên chuyển giới bị đuổi khỏi nhà hoặc chạy trốn bởi vì xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới và thể hiện giới.[45] Việc thanh thiếu niên thuộc LGBT vô gia cư còn ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của một người, bởi nó dẫn đến người đó có khả năng cao sẽ làm hại người khác, mắc bệnh trầm cảm, hình thành ý định tự sát, lạm dụng chất kích thích, các hành vi tình dục nguy hiểm, thực hiện các hành vi phạm pháp và nguy hiểm.[46] Một nghiên cứu năm 2016 về con đường của thanh thiếu niên Latinh LGBT vô gia cư cho thấy rằng việc người thuộc LGBT vô gia cư cũng có thể do các vấn đề cơ cấu như hệ thống y tế, các yếu tố văn hóa xã hội và kinh tế.[47]

Vào năm 2015, Jimmie Manning thực hiện một nghiên cứu về hành vi tích cực và tiêu cực trong các cuộc nói chuyện công khai xu hướng tính dục. Trong suốt nghiên cứu của mình, ông thấy rằng hầu hết các đối tượng nghiên cứu chỉ thể hiện hành vi tiêu cực với bản thân trong suốt cuộc trò chuyện; ngược lại hành vi tích cực thì dành cho người nghe. Manning đề nghĩ nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này để tìm ra giải pháp làm cho cả người công khai và người nghe nhìn thấy và thực hiện hành vi tích cực.[48]

Những ẩn dụ về in/out (không công khai/công khai) sửa

Sự nhị phân sửa

Câu chuyện về closet (ở trong tủ) đã ngầm đặt ra thuyết nhị nguyên giữa việc "out (công khai)" hoặc "in (không công khai)", trong đó những người "in (không công khai)" thường bị bêu xấu là sống giả tạo, cuộc đời bất hạnh.[49] Tương tự như vậy, nhà triết học và nhà phân tích phê bình Judith Butler (1991) tuyên bố rằng phép ẩn dụ in/out tạo ra một sự đối lập nhị phân giả định rằng “closet” tối tăm, dồn ép và giả tạo còn việc out (công khai) là được "khai sáng" bộc lộ bản dạng thật (hoặc chủ yếu). Tuy nhiên, Butler sẵn sàng xuất hiện tại các sự kiện với tư cách là một người đồng tính nữ và xác nhận rằng "có thể lập luận/chứng minh rằng ... vẫn có mệnh lệnh chính trị rằng sử dụng những lỗi hoặc nhầm danh mục là cần thiết ... để tập hợp và đại diện cho một khu vực bầu cử chính trị bị áp bức".

Những chỉ trích sửa

Ngoài ra, Diana Fuss (1991) giải thích, "vấn đề nghiễm nhiên với những lời tranh luận về bên trong / bên ngoài “closet” (không công khai/công khai) ... là những cuộc bút chiến như vậy che giấu thực tế rằng hầu hết chúng ta đều ở bên trong và bên ngoài “closet” cùng một lúc". Hơn nữa, "Out (công khai), theo cách nói thông thường của người đồng tính, chính xác là không còn phải công khai nữa; out (công khai) là khi cuối cùng cũng ở bên ngoài sự độc đoán và áp đặt của người ngoài. Hay nói một cách khác, out (công khai) có nghĩa là thực sự hòa mình vào (in) bên trong lĩnh vực của cái hữu hình, có thể nói được, dễ hiểu về mặt văn hóa. "Nói cách khác, việc công khai (comming out) xây dựng một closet (cái tủ) mà nó được cho là đã tự phá hủy và bản thân đã bộc lộ, "việc người đồng tính lần đầu xuất hiện với tư cách là một 'giống loài' chứ không phải là 'sự lầm lỡ nhất thời' cũng đánh dấu thời điểm người đồng tính phải giấu mình đi- biến mất vào trong closet (cái tủ)".

Hơn nữa, Seidman, Meeks và Traschen (1999) cho rằng "closet (cái tủ)" có thể đang trở thành một phép ẩn dụ cổ hủ trong cuộc sống của người Mỹ hiện đại vì hai lý do sau:

  1. Đồng tính luyến ái ngày được bình thường hóa và sự hổ thẹn cùng với việc phải giữ bí mật thường đi kèm với nó dường như đang suy giảm.
  2. Phép ẩn dụ về closet (cái tủ) xoay quanh quan điểm rằng kiểm soát kì thị là một cách sống. Tuy nhiên, việc đó có thể thực sự được sử dụng nhiều hơn tùy theo tình huống.

Ngày Công Khai Quốc Gia (National Coming Out Day) sửa

Nhận được sự chú ý của những người thuộc cộng đồng LGBTđồng minh dị tính vào ngày 11 tháng 10 hàng năm,[50] Ngày Công Khai Quốc Gia là là ngày giúp công dân toàn cầu nhận thức về công khai tính dục (coming out) và thảo luận về các vấn đề LGBT trong cộng đồng chung cùng nỗ lực mang lại một gương mặt quen thuộc cho phong trào quyền LGBT. Đây là nguồn cảm hứng để tổ chức Tháng Lịch sử LGBT tại Hoa Kỳ vào tháng 10. Ngày này được thành lập vào năm 1988, bởi Robert Eichberg, người yêu của ông William Gamble và Jean O'Leary để kỷ niệm Tháng Ba Quốc Gia Tại Washington Vì Quyền Của Người Đồng Tính Nữ và Đồng Tính Nam Lần Thứ Hai (Second National March on Washington for Lesbian and Gay Rights) diễn ra một năm trước. Vào thời điểm đó, 500.000 người đã tuần hành trên đường phố Washington, DC, Hoa Kỳ, vì quyền bình đẳng của người đồng tính nam và đồng tính nữ. Tại Hoa Kỳ, nhóm Human Rights Campaign (Chiến dịch Nhân quyền) quản lý sự kiện này trong khuôn khổ Dự án Công Khai Quốc gia (National Coming Out Project), cung cấp nguồn lực cho các cá nhân LGBT, các cặp đôi, phụ huynh và con cái, cũng như bạn bè và người thân thẳng để thúc đẩy nhận thức về các gia đình LGBT có cuộc sống cởi mở. Candace Gingrich trở thành người phát ngôn của ngày này vào tháng 4 năm 1995. Mặc dù vẫn có tên là Ngày Công khai Quốc Gia, nó còn được tổ chức ở Canada, Đức, Hà Lan và Thụy Sĩ vào ngày 11 tháng 10 và ở Vương quốc Anh vào ngày 12 tháng 10. Để kỷ niệm Ngày Công khai Quốc Gia 11 tháng 10 năm 2002, Human Rights Campaign đã phát hành một album mang cùng tựa đề với chủ đề năm đó: Being Out Rocks. Các nghệ sĩ tham gia bao gồm Kevin Aviance, Janis Ian, k.d. lang, Cyndi Lauper, Sarah McLachlan, và Rufus Wainwright.

Truyền thông sửa

Những cuộc công khai tính dục được biết đến rộng rãi sửa

Quan chức Chính phủ và Ứng viên chính trị sửa

Vận động viên sửa

Vận động viên thể thao đồng đội chuyên nghiệp người Mỹ đầu tiên công khai tính dục là cựu trung vệ chạy NFL David Kopay, người đã chơi cho năm đội (San Francisco, Detroit, Washington, New OrleansGreen Bay) giữa năm 1964 và 1972. Anh ấy đã công khai vào năm 1975 trong một buổi phỏng vấn với tờ Washington Star.[54] Vận động viên chuyên nghiệp đầu tiên công khai khi vẫn còn đang tham gia thi đấu là quần thủ tennis người Áo-Mỹ Martina Navratilova. Cô công khai là người đồng tính trong một cuộc phỏng vấn với tờ The New York Times năm 1981.[54] Cầu thủ bóng đá người Anh Justin Fashanu công khai vào năm 1990 và bị trở thành nạn nhân của những lời chế nhạo kỳ thị đồng tính từ người xem trận cầu, đối thủ và đồng đội đến khi sự nghiệp kết thúc.

Vào năm 1995, khi Ian Roberts đang ở đỉnh cao của sự nghiệp thi đấu, anh đã trở thành vận động viên người Úc và cầu thủ bóng bầu dục nổi tiếng đầu tiên trên thế giới công khai là người đồng tính.[55] John Amaechi, người đã chơi trong giải bóng rổ Nhà nghề Mỹ NBA với đội Utah Jazz, Orlando MagicCleveland Cavaliers (cũng như là thi đấu quốc tế cho Panathinaikos BC trong Giải bóng rổ Hy LạpKinder Bologna trong Giải bóng rổ Ý), công khai vào tháng Hai năm 2007 qua chương trình Outside the Lines của ESPN. Anh ấy cũng đã cho ra mắt một cuốn sách tựa Man in the Middle, xuất bản bởi ESPN Books (ISBN 1-933060-19-0), kể về sự nghiệp và đời tư của mình khi là một cầu thủ bóng rổ chưa công khai tính dục. Anh ấy là vận động viên NBA (đang chơi hoặc đã giải nghệ) đầu tiên đã công khai.

Vào năm 2008, vận động viên nhảy cầu người Úc Matthew Mitcham trở thành người đồng tính đã công khai đầu tiên giành được huy chương vàng Olympic. Anh ấy đạt được thành tựu này tại Thế vận hội Bắc Kinh trong hạng mục nhảy cầu từ độ cao 10m.[56]

Vận động viên hiệp hội thể thao Gaelic (GAA) cấp hạt đầu tiên công khai tính dục khi vẫn còn đang thi đấu là cầu thủ Hurling tên Dónal Óg Cusack vào tháng Mười năm 2009 trong các bản tiên duyệt của tự truyện anh ấy viết.[57] Gareth Thomas, người đã chơi bóng bầu dục liên hiệp quốc tế và bóng bầu dục liên minh cho Xứ Wales, công khai tính dục trong một bài phỏng vấn với Daily Mail vào tháng Mười Hai năm 2009, khi sự nghiệp của anh ấy đang gần kết thúc.[58]

Vào năm 2013, cầu thủ bóng rổ Jason Collins (thành viên đội Washington Wizards) công khai mình là người đồng tính, trở thành vận động viên nam đầu tiên đang thi đấu chuyên nghiệp cho một giải đấu thể thao nhà nghề lớn ở Bắc Mỹ công khai là người đồng tính.

Vào tháng Tám năm 2013, đô vật WWE Darren Young công khai tính dục, trở thành đô vật chuyên nghiệp đang thi đấu đầu tiên công khai là người đồng tính.

Vào ngày 09 tháng Hai năm 2014, cựu tiền vệ phòng ngự bang Missouri Michael Sam công khai mình là người đồng tính. Anh ấy đầu quân cho St. Louis Rams vào ngày 10 tháng Năm năm 2014, với lượt tuyển chọn thứ 249 ở vòng thứ bảy, khiến Sam trở thành vận động viên đồng tính nam đầu tiên được tuyển bởi một đội thuộc NFL. Anh ấy được St. Louis nhượng lại và đội dự bị của Dallas Cowboys đã khước từ quyền tuyển chọn anh. Sam về với đội Montreal Alouettes, nhưng sau đó giải nghệ.

Nghệ sĩ và những người trong ngành giải trí sửa

Vào năm 1997, trên chương trình The Oprah Winfrey Show, nữ diễn viên Ellen DeGeneres công khai mình là một người đồng tính nữ. Sự công khai tính dục ngoài đời thật của cô được lồng ghép và tái hiện lại trong bộ phim hài kịch tình huống tên Ellen tập "The Puppy Episode", ở đó nhân vật ghép nhân danh Ellen Morgan, đóng bởi DeGeneres, công khai tính dục của bản thân qua hệ thống truyền thanh công cộng của sân bay.

Vào ngày 29 tháng Ba năm 2010, ca sĩ nhạc pop người Puerto Rico Ricky Martin đã công khai qua một bài viết trên trang web chính thức của anh ấy bằng cách phát biểu rằng “Tôi tự hào nói rằng tôi là một người đàn ông đồng tính may mắn. Được là chính tôi, đó là một điều phước lành.”[59] Martin đã nói rằng “những năm tháng chìm trong im lặng và suy tư đã khiến tôi mạnh mẽ hơn và nhắc nhở tôi rằng sự chấp nhận phải đến từ nội tại và rằng sự thật này cho tôi sức mạnh để chinh phục những cảm xúc tôi thậm chí còn không biết là chúng có tồn tại.”[60]

Ca sĩ Adam Lambert công khai sau khi hình ảnh anh ấy hôn một người đàn ông khác bị lan truyền rộng rãi trong khi còn đang là thí sinh mùa thứ tám của American Idol.

Vào tháng Sáu năm 2019, rapper người Mỹ Lil Nas X công khai, mà sau đó khiến anh trở thành người LGBTQ công khai đầu tiên nhận giải Bài hát của Năm tại MTV VMAs 2019 và một đề cử ở giải CMAs.

Quân nhân sửa

Vào năm 1975, Leonard Matlovich, trong khi đang phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ, đã công khai tính dục nhằm thách thức chính sách cấm người đồng tính trong hàng ngũ của quân đội Hoa Kỳ. Tin tức được lan rộng, bao gồm một bài viết cho trang bìa tạp chí Time và một bộ phim truyền hình trên NBC.[61]

Vào năm 2011, khi mà Hoa Kỳ chuẩn bị dỡ bỏ các hạn chế đối với sự phục vụ trong quân đội của những người đồng tính đã công khai, hạ sĩ không quân Randy Phillips đã tiến hành một chiến dịch mạng xã hội nhằm kêu gọi thêm sự ủng hộ đối với việc công khai tính dục. Video mà anh ấy đăng tải lên YouTube ghi lại khoảnh khắc anh nói với bố mình anh là người đồng tính đã trở thành một hiện tượng mạng xã hội.[62] Trong bản tổng kết của một nhà báo, anh ấy “đã thật xuất sắc trong cách sử dụng mạng xã hội cũng như đã căn thời điểm thích hợp để đặt bản thân mình làm trung tâm của một câu chuyện thành công trong đấu tranh vì dân quyền”.[63]

Mục sư sửa

Vào tháng Mười năm 2010, mục sư đại giáo đoàn, Giám mục Jim Swilley công khai tính dục với giáo đoàn của mình. Video trên Youtube của buổi lễ nhà thờ đã nhanh chóng được lan truyền. Các buổi phỏng vấn với tạp chí People,[64] Joy Behar,[65] Don Lemon,[66], ABC News[67]NPR[68] tập trung vào những vụ tự sát do bắt nạt[69] đã thúc giục Giám mục Swilley “công khai”. Năm năm sau, ông thừa nhận những cái giá phải trả vì việc đó, nhưng cũng thừa nhận cả sự tự do mà ông có được. “Để có được tự do là điều mà tôi sẽ không bao giờ đánh đổi cho bất cứ thứ gì.”[70] “Kết hôn với tư cách là chính mình, thuyết giáo như chính bản thân và sống cuộc đời mình là chính mình thì tốt hơn vô hạn so với việc làm những điều đó dưới vỏ bọc của một người khác.”[71] Con trai của Giám mục Swilley, Jared Swilley, người chơi bass và giọng ca chính của ban nhạc Black Lips, đã nói, “Đó chắc chắn là một cú sốc, nhưng tôi thực sự mừng khi ông chia sẻ với tôi. Giờ đây, tôi thấy gần gũi hơn với ông…”[72] Người con trai khác của Giám mục Swilley, Judah Swilley, một người tham gia trong đoàn thành viên chương trình Preachers of Atlanta của đài Oxygen, đang đương đầu với sự ghét sợ đồng tính trong nhà thờ.[73]

Nhà báo sửa

Vào tháng Tám năm 2019, một nhà báo và phát thanh viên thể thao làm việc tại The GuardianESPN đã công khai tính dục, công bố rằng cô ấy giờ là Nicky Bandini và trước đó đã viết bài dưới cái tên Paolo Bandini. Nhà báo chuyên về bóng đá đã nhấn mạnh qua một video trên Twitter và một bài báo đi kèm trên tờ The Guardian rằng cô mất vài năm để công khai là người chuyển giới. Bandini cũng đã trải qua bức bối giới trong ba thập kỉ rưỡi trước khi cuối cùng thừa nhận với thế giới.[74]

Những mô tả về việc công khai sửa

Vào năm 1966, một bộ phim nổi tiếng của nước Anh mang tên Beautiful Thing đã có một cách miêu tả tích cực về hành trình chấp nhận bản dạng tính dục của hai cậu bé vị thành viên. Vào năm 1987, tập phim ‘Lise, Pierre et Marcel” gồm 2 phần của series phim truyền hình Quebec, Avec un grand A, đã thể hiện một người đàn ông đã kết hôn và vẫn giấu đi tính dục bản thân, phải công khai khi người vợ phát hiện ra anh đang ngoại tình với một người đàn ông khác. Trong một tập phim được đề cử Giải Emmy, “Gay Witch Hunt”, của The Office, Michael đã vô tình công khai tính dục của Oscar cho cả văn phòng.

Tác giả Rodger Streitmatter đã miêu tả việc Ellen DeGeneres công khai tính dục trên truyền thông, cũng như trong tập “The Puppy Episode” của Ellen, là “không còn bàn cãi gì nữa, xếp hạng nhất về tính công khai trong lịch sử đồng tính”, thay đổi cách truyền thông khắc họa người đồng tính nữ trong văn hóa phương Tây.[75]

Vào năm 1999, Queer as Folk của Russell T Davies, một series truyền hình nổi tiếng trên Channel 4 của Vương quốc Anh, được khởi chiếu và tập trung chủ yếu vào cuộc sống của những người đồng tính nam trẻ tuổi; cụ thể hơn là tập trung vào một cậu bé 15 tuổi trải qua quá trình hé lộ tính dục của bản thân cho những người xung quanh. Cốt truyện này cũng xuất hiện rõ ràng trong phiên bản Mỹ của Queer as Folk, ra mắt vào năm 2000.

Chương trình truyền hình The L Word, ra mắt năm 2004, tập trung vào cuộc sống của một nhóm người đồng tính và song tính nữ, và chủ đề công khai tính dục xuất hiện thường xuyên trong cốt truyện của nhiều nhân vật.

Coming Out, khởi chiếu năm 2013, là chương trình truyền hình đầu tiên ở Quebec nói về đồng tính.[76]

Mùa thứ ba của series phim Na Uy dành cho thiếu niên, SKAM, xoay quanh việc công khai tính dục của nhân vật chính cũng như mối quan hệ của cậu với một chàng trai khác.

Bộ phim Love, Simon, dựa trên cuốn sách Simon vs. the Homo Sapiens Agenda, ra mắt năm 2018 và là bộ phim đầu tiên của một hãng phim lớn nói về quá trình công khai của một thiếu niên đồng tính.[77]

Cách dùng khác trong truyền thông, xuất bản và vận động LGBT sửa

“Out” (hay công khai) là một từ hoặc tiền tố được dùng phổ biến trong các tiêu đề của sách, phim, tạp chí định kì, tổ chức, và chương trình truyền hình có chủ đề về LGBT. Một số ví dụ nổi bật là tạp chí Out, tạp chí không còn hoạt động OutWeek Magazine, và OutTV.

Những cách dùng ngoài LGBT sửa

Trong những ngữ cảnh chính trị, xã giao, hay thậm chí là hài hước, “công khai” (“coming out”) có nghĩa rộng là sự tự tiết lộ về các hành vi, niềm tin, mối quan hệ, sở thích, bản dạng, và mối quan tâm bí mật mà có thể gây ra ngạc nhiên hoặc mang đến cảm giác xấu hổ. Một số ví dụ bao gồm: “công khai là người nghiện rượu”,[78] “công khai là người tham gia BDSM”,[79] “công khai bước khỏi tủ đựng chổi” (hay công khai là phù thủy),[80] “công khai là người theo đảng bảo thủ”,[81] “công khai là người khuyết tật”,[82] “công khai là người theo đảng tự do”,[83] “công khai là người liên giới tính”,[84] “công khai là người rối loạn đa nhân cách”,[85] “công khai là người đa ái”,[86] “công khai là người làm công việc tình dục”,[87] và “công khai bước ra khỏi bóng tối” như một người nhập cư trái phép ở Hoa Kỳ.[88] Cụm từ cũng được sử dụng bởi các thành viên trong những cộng đồng rối loạn nhân dạng toàn vẹn cơ thể (body integrity dysphoria) trên mạng để nhắc tới quá trình tiết lộ với bạn bè và người thân về tình trạng của họ.

Với những ẩn dụ liên quan, cách dùng từ này cũng bao gồm cả chủ nghĩa vô thần, ví dụ như “công khai là người vô thần”.[89] Một sáng kiến nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tự do ý nghĩ và vô thần, tên là “Out Campaign” (tạm dịch: “Chiến dịch Công khai”), đã vận dụng một cách phong phú ẩn dụ về “công khai”.[90] Chiến dịch này được khởi xướng bởi Robin Elisabeth Cornwell, và được hưởng ứng bởi người vô thần nổi tiếng Richard Dawkins, người đã nói rằng “có một số lượng lớn những người vô thần kín cần phải ‘công khai’”.[91]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b “Coming Out: A Journey”. Utahpridecenter.org. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2009.
  2. ^ Belfast Telegraph: "GAA star Donal Og Cusack: Teammates helped me through ordeal of revealing I am gay," October 20, 2009, accessed January 16, 2012
  3. ^ Queerty: Japhy Grant, "Rupert Everett Says Coming Out Killed His Career," February 20, 2009 Lưu trữ tháng 10 15, 2010 tại Wayback Machine, accessed January 16, 2012
  4. ^ Seidman, Steven (2003). Beyond the Closet; The Transformation of Gay and Lesbian Life, 25, ISBN 0-415-93207-6
  5. ^ OUT magazine: Michael Musto, "The Glass Closet," September 22, 2008 Lưu trữ tháng 7 5, 2012 tại Wayback Machine, accessed January 16, 2012
  6. ^ Stack, Liam (1 tháng 7 năm 2020). “Overlooked No More: Karl Heinrich Ulrichs, Pioneering Gay Activist”.
  7. ^ Bloch, Ivan. Das Sexualleben unserer Zeit in seinen Beziehungen zur modernen Kultur, 1906. English translation: The Sexual Life of Our Time in Its Relations to Modern Civilization, 1910.
  8. ^ Johansson&Percy, p.24
  9. ^ "Robert Duncan and Romantic Synthesis: A Few Notes" Lưu trữ 2010-09-06 tại Wayback Machine. This article also republished as "On Robert Duncan" at Modern American Poetry website
  10. ^ “Donald Webster Cory”. glbtq.com. glbtq.com. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2018.
  11. ^ “Sagarin bio”. Glbtq.com. 18 tháng 9 năm 1913. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2009.
  12. ^ Chauncey, George (1994). Gay New York: Gender, Urban Culture, and the Making of the Gay Male World, 1890–1940. New York: Basic Books, emphasis added.
  13. ^ Kennedy, Elizabeth. "'But We Would Never Talk about It': The Structure of Lesbian Discretion in South Dakota, 1928–1933" in Inventing Lesbian Cultures in America, ed. Ellen Lewin (1996). Boston: Beacon Press. p.25 and 214
  14. ^ a b “Coming Out, accessed on Aug 31, 2009”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2014.
  15. ^ “Gay Epiphany”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2014.
  16. ^ Chirrey, Deborah (2003). “I Hereby Come Out: What Sort Of Speech Act Is Coming Out?”. Journal of Sociolinguistics. 7 (1): 24–37. doi:10.1111/1467-9481.00209.
  17. ^ “Sexual Identity: The Case Model” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2021.
  18. ^ Salon: Amy Benfer, "We're here! We're queer! We're 13!," September 24, 2009 Lưu trữ tháng 9 27, 2009 tại Wayback Machine, accessed January 16, 2012
  19. ^ Denizet-Lewis, Benoit (27 tháng 9 năm 2009). “Coming Out in Middle School”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2010.
  20. ^ Coming Out Younger Lưu trữ 2013-07-08 tại Wayback Machine, Jezebel.com article.
  21. ^ Etengoff, C. & Daiute, C. (2015). Online Coming Out Communications between Gay Men and their Religious Family Allies: A Family of Choice and Origin Perspective, Journal of GLBT Family Studies.
  22. ^ “Groundbreaking Report Reflects Persistent Discrimination Against Transgender Community”. GLAAD. 4 tháng 2 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2021.
  23. ^ Bolles, Alexandra (4 tháng 6 năm 2012). “Violence Against Transgender People and People of Color is Disproportionately High, LGBTQH Murder Rate Peaks”. GLAAD. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2015.
  24. ^ Gay and Lesbian Alliance Against Defamation. "Sassafras Lowrey's Kicked Out Anthology Shares Stories of LGBTQ Youth Homelessness" Lưu trữ 2011-08-04 tại Wayback Machine, "GLAAD", USA, February 25, 2010. Retrieved 2011-02-25.
  25. ^ “Coming Out to Family as Transgender”. Human Rights Campaign. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2010.
  26. ^ Campaign, Human Rights. “Transgender Children & Youth: Understanding the Basics | Human Rights Campaign”. Human Rights Campaign. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017.
  27. ^ Marciano, A. (2014). “Living the VirtuReal: Negotiating transgender identity in cyberspace”. Journal of Computer-Mediated Communication. 19 (4): 824–838. doi:10.1111/jcc4.12081.
  28. ^ a b Stitt, Alex (2020). ACT For Gender Identity: The Comprehensive Guide. London: Jessica Kingsley Publishers. ISBN 978-1785927997. OCLC 1089850112.
  29. ^ Cooper, Robyn M.; Blumenfeld, Warren J. (tháng 4 năm 2012). “Responses to Cyberbullying: A Descriptive Analysis of the Frequency of and Impact on LGBT and Allied Youth”. Journal of LGBT Youth. 9 (2): 153–177. doi:10.1080/19361653.2011.649616. ISSN 1936-1653. S2CID 144818660.
  30. ^ “The Best Ways to Achieve Trans Equality”. www.opensocietyfoundations.org. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2019.
  31. ^ re-released in 2003 by University of Wisconsin Press, ISBN 0-299-19374-8
  32. ^ Pachankis, John E. (2007). “The psychological implications of concealing a stigma: A cognitive-affective-behavioral model”. Psychological Bulletin. 133 (2): 328–345. doi:10.1037/0033-2909.133.2.328. ISSN 1939-1455. PMID 17338603.
  33. ^ Cole, Steve W.; Kemeny, Margaret E.; Taylor, Shelley E.; Visscher, Barbara R. (1996). “Elevated physical health risk among gay men who conceal their homosexual identity”. Health Psychology. 15 (4): 243–251. doi:10.1037//0278-6133.15.4.243. ISSN 0278-6133. PMID 8818670.
  34. ^ Berger, RM (1990). “Passing: Impact on the quality of same-sex couple relationships”. Social Work. 35 (4): 328–32. PMID 2392712.
  35. ^ Jordan, KM; Deluty, RH (1998). “Coming out for lesbian women: Its relation to anxiety, positive affectivity, self-esteem, and social support”. Journal of Homosexuality. 35 (2): 41–63. doi:10.1300/J082v35n02_03. PMID 9524921.
  36. ^ “Study: Closeted men at suicide risk”. Gay.com. 4 tháng 5 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2021.
  37. ^ Linda Nielsen (4 tháng 5 năm 2012). Father-Daughter Relationships: Contemporary Research and Issues. Routledge. tr. 255. ISBN 978-1-84872-933-9. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2012.
  38. ^ Mary Ann Lamanna; Agnes Riedmann; Ann Strahm (1 tháng 1 năm 2011). Marriages, Families, and Relationships: Making Choices in a Diverse Society. Cengage Learning. tr. 265. ISBN 978-1-111-30154-5. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2012.
  39. ^ Legate, Nicole; Ryan, Richard M.; Weinstein, Netta (tháng 3 năm 2012). “Is Coming Out Always a "Good Thing"? Exploring the Relations of Autonomy Support, Outness, and Wellness for Lesbian, Gay, and Bisexual Individuals”. Social Psychological and Personality Science. 3 (2): 145–152. doi:10.1177/1948550611411929. ISSN 1948-5506. S2CID 52215152.
  40. ^ Ryan, C.; Huebner, D.; Diaz, R. M.; Sanchez, J. (1 tháng 1 năm 2009). “Family Rejection as a Predictor of Negative Health Outcomes in White and Latino Lesbian, Gay, and Bisexual Young Adults”. Pediatrics. 123 (1): 346–352. doi:10.1542/peds.2007-3524. ISSN 0031-4005. PMID 19117902. S2CID 33361972.
  41. ^ D'Augelli, Anthony R (1 tháng 7 năm 2002). “Mental Health Problems among Lesbian, Gay, and Bisexual Youths Ages 14 to 21”. Clinical Child Psychology and Psychiatry. 7 (3): 433–456. doi:10.1177/1359104502007003039. ISSN 0000-0000.
  42. ^ Robinson, BE; Walters, LH; Skeen, P (1989). “Response of parents to learning that their child is homosexual and concern over AIDS: a national study”. Journal of Homosexuality. 18 (1–2): 59–80. doi:10.1300/j082v18n01_03. PMID 2794499.
  43. ^ Savin-Williams, Ritch; Eric M. Dubé (tháng 1 năm 1998). “Parental Reactions to Their Child's Disclosure of a Gay/Lesbian Identity”. Family Relations. 47 (1): 7–13. doi:10.2307/584845. JSTOR 584845.
  44. ^ Tierney, William G.; Ward, James Dean (tháng 12 năm 2017). “Coming Out and Leaving Home: A Policy and Research Agenda for LGBT Homeless Students”. Educational Researcher. 46 (9): 498–507. doi:10.3102/0013189x17733964. ISSN 0013-189X. S2CID 148753736.
  45. ^ a b Kyu, Choi, Soon; DM, Wilson, Bianca; Jama, Shelton; J, Gates, Gary (1 tháng 6 năm 2015). “Serving Our Youth 2015: The Needs and Experiences of Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender, and Questioning Youth Experiencing Homelessness”.
  46. ^ Reck, Jen (20 tháng 7 năm 2009). “Homeless Gay and Transgender Youth of Color in San Francisco: "No One Likes Street Kids"—Even in the Castro”. Journal of LGBT Youth. 6 (2–3): 223–242. doi:10.1080/19361650903013519. ISSN 1936-1653. S2CID 143765694.
  47. ^ Castellanos, H. Daniel (26 tháng 10 năm 2015). “The Role of Institutional Placement, Family Conflict, and Homosexuality in Homelessness Pathways Among Latino LGBT Youth in New York City”. Journal of Homosexuality. 63 (5): 601–632. doi:10.1080/00918369.2015.1111108. ISSN 0091-8369. PMC 4930864. PMID 26503713.
  48. ^ Manning, Jimmie (2015). “Positive and Negative Communicative Behaviors in Coming-out Conversations”. Journal of Homosexuality. 62 (1): 61–97. doi:10.1080/00918369.2014.957127. PMID 25153806. S2CID 11388612.
  49. ^ Seidman, Meeks, and Traschen (1999)
  50. ^ “History of National Coming Out Day”. Human Rights Campaign. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2008.
  51. ^ “Representative Frank Discloses He Is Homosexual”. The New York Times. 31 tháng 5 năm 1987. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2008.
  52. ^ Kohen, Yael (13 tháng 8 năm 2004). “McGREEVEY TO QUIT, DECLARES 'I AM A GAY AMERICAN'. The New York Sun. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2008.
  53. ^ “McGreevey: 'I am a gay American'. CNN. 13 tháng 8 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2008.
  54. ^ a b “The Brief History of Gay Athletes”. ESPN. 18 tháng 12 năm 1998. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2009.
  55. ^ Peter, O'Shea (3 tháng 10 năm 1995). “Out of the field”. The Advocate. Here Publishing. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2011.
  56. ^ “Macklemore singing at grand final like 'seeping sewage into debutante ball'. abc.net.au. 28 tháng 9 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2018.
  57. ^ “I'm gay, reveals GAA star Donal Og Cusack in new autobiography”. Belfast Telegraph. 19 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2011.
  58. ^ Smith, Gary (3 tháng 5 năm 2010). “Gareth Thomas ... The Only Openly Gay Male Athlete”. Sports Illustrated. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2010.
  59. ^ “Ricky Martin Comes Out: 'I'm A Fortunate Homosexual Man'. HuffPost. 29 tháng 5 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2020.
  60. ^ "Ricky Martin Comes Out of the Closet", Rolling Stone (March 29, 2010)”. Rolling Stone. 29 tháng 3 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2014.
  61. ^ TIME: "I Am a Homosexual," September 8, 1975 Lưu trữ tháng 5 31, 2012 tại Wayback Machine, accessed January 16, 2012;Steve Kornacki (1 tháng 12 năm 2010). “The Air Force vs. the "practicing homosexual". Salon.com. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2012.
  62. ^ NBC News: "Soldier tells dad he's gay on YouTube," September 20, 2011, accessed January 16, 2012
  63. ^ Guelph Mercury: Graeme Gerrard, "Archie Comics' storyline has nothing on Randy Phillips," September 29, 2011, accessed January 16, 2012
  64. ^ “Bishop Jim Swilley: A Minister Comes Out”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2016.
  65. ^ “Joy Behar Talks To Gay Bishop Jim Swilley & His Ex-Wife Debye Swilley”. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2016.
  66. ^ “Don Lemon Talks To Gay Bishop Jim Swilley”. CNN News. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2016.
  67. ^ “MegaChurch Pastor Declares He's Gay”. ABC News. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2016.
  68. ^ “Out Of The Closet ... In The Pulpit Of A Megachurch”. NPR All Things Considered. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2016.
  69. ^ “Georgia Megachurch Pastor Jim Swilley: I'm Gay, And I'm Telling You Because Of Those Bullycides”. Queerty. 29 tháng 10 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2016.
  70. ^ “Gay Ga. mega-church pastor reflects on year of coming out”. The GAVoice. 11 tháng 11 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2016.
  71. ^ “Five years later: The Swilleys on family, coming out and inclusive LGBT ministries”. The GAVoice. 22 tháng 1 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2016.
  72. ^ “Black Lips' Swilley discusses father's recent coming out”. Creative Loafing Atlanta. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2016.
  73. ^ “Preachers of Atlanta Episode Guide”. 19 tháng 11 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2016.
  74. ^ “I'm Nicky Bandini – and I'm still a sports writer”. The Guardian. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2019.
  75. ^ Streitmatter, Rodger (2009). From 'Perverts' to 'Fab Five': The Media's Changing Depiction of Gay Men and Lesbians, Routledge. ISBN 0-7890-3670-3; p. 104.
  76. ^ “Coming out – Première série web sur l'univers gai québécois”. Info-Culture.biz. 2 tháng 4 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2014.
  77. ^ Lawson, Richard. “Love, Simon Is a Charming Gay Studio Movie That Makes Us Hungry for More”. HWD. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2018.
  78. ^ Theroux, Louis (3 tháng 11 năm 2001). “The show must go on”. Guardian. London. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2009.
  79. ^ “Coming out BDSM: upsides and downsides”. Clarisse Thorn. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2014.
  80. ^ “How do I tell my family I'm a Wiccan?”. Slate.com. 4 tháng 12 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2009.
  81. ^ Coming-out day for conservatives Lưu trữ tháng 2 6, 2007 tại Wayback Machine
  82. ^ “Coming out as disabled - Ekklesia”. ekklesia.co.uk. 10 tháng 10 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2015.
  83. ^ “Layout 1 (Page A1)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017.
  84. ^ “The LA radio host who came out as intersex and why no one gossiped”. Gay Star News. 18 tháng 7 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2014.
  85. ^ “COMPD – Introduction”. 2multiples.com. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2009.[liên kết hỏng]
  86. ^ “Polyamorists Come Out of the Closet - National Review Online”. National Review Online. 18 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2014.
  87. ^ “What It's Like to Come Out of the Hooker Closet”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2018.
  88. ^ Corrunker, Laura (1 tháng 1 năm 2012). "Coming Out of the Shadows": DREAM Act Activism in the Context of Global Anti-Deportation Activism”. Indiana Journal of Global Legal Studies. 19 (1): 143–168. doi:10.2979/indjglolegstu.19.1.143. ISSN 1543-0367. S2CID 154084010. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2016.
  89. ^ “U.S. Rep. Pete Stark "Comes Out" as an Atheist”. Harvard Law Record. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2009.
  90. ^ “The Out Campaign (original announcement)”. The Official Richard Dawkins Website. 30 tháng 7 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2007.
  91. ^ MacAskill, Ewen (1 tháng 10 năm 2007). “Atheists arise: Dawkins spreads the A-word among America's unbelievers”. Guardian Unlimited. London: The Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2007.

Đọc thêm sửa

  • Argent, Jay (2017) Coming Out: High School Boys Share Their Stories. [Charleston]: CreateSpace Independent Publishing. ISBN 978-1547151936
  • Beasley, Neil (2016) Football's Coming Out: Life as a Gay Fan and Player. [London]: Floodlit Dreams Ltd. ISBN 978-0992658564
  • Berube, Allan (2010) Coming Out under Fire: The History of Gay Men and Women in World War Two (2nd edition). Chapel Hill: University of North Carolina Press. ISBN 978-0807871775
  • Blaschke, Ronny (2008) Versteckspieler: Die Geschichte des schwulen Fußballers Marcus Urban. Göttingen: Verlag Die Werkstatt. ISBN 978-3895336119
  • Dossie Easton, Catherine A. Liszt, When Someone You Love Is Kinky. Greenery Press, 2000. ISBN 1-890159-23-9.
  • Kinsella, Vinne (2016) Fashionably Late: Gay, Bi, and Trans Men Who Came Out Later in Life. Portland: Eldredge Books ISBN 978-0997749106
  • LaSala, Michael (2010) Coming Out, Coming Home: Helping Families Adjust to a Gay or Lesbian Child. New York: Columbia University Press. ISBN 978-0231143837
  • McCall Tigert, Leanne; Brown, Timothy (2001). Coming Out Young and Faithful. Cleveland, Ohio: Pilgrim Press. ISBN 9780829814149. OCLC 45958034.
  • Rogers, Robbie; Marcus, Eric (2014) Coming Out to Play. London: The Robson Press. ISBN 978-1849547208
  • Seidman, Steven. Beyond the Closet: The Transformation of Gay and Lesbian Life. Routledge, 2003. ISBN 0-415-93207-6.
  • Stramel, James. Gay Virtue: The Ethics of Disclosure. Dissertation, University of Southern California, 1996.