Căn cứ Biên Hòa (còn gọi là Căn cứ lục quân Biên Hòa) là căn cứ cũ của Quân đội MỹQuân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) ở phía đông bắc thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai, Việt Nam Cộng hòa.

Căn cứ Biên Hòa
Biên Hòa, Đồng Nai ở Việt Nam Cộng hòa
Tọa độ10°59′02″B 106°50′02″Đ / 10,984°B 106,834°Đ / 10.984; 106.834 (Căn cứ Biên Hòa)
LoạiCăn cứ lục quân
Thông tin địa điểm
Điều kiệnBỏ hoang
Lịch sử địa điểm
Sử dụng1965–1975
Trận đánh/chiến tranh
Chiến tranh Việt Nam
Thông tin đơn vị đồn trú
Chủ sở hữuLữ đoàn Dù 173

Lịch sử

sửa
 
Biển báo dành cho Trại lính Gallipoli mới của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Hoàng gia Úc tại Biên Hòa.

Từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 5 năm 1965, máy bay vận tải của Không quân Mỹ (USAF) đã điều động Lữ đoàn Dù 173 từ Okinawa đến Căn cứ không quân Biên Hòa nhằm bảo vệ căn cứ không quân và các khu vực xung quanh cùng cảng Vũng Tàu.[1] Lữ đoàn 173 đã thiết lập căn cứ của họ ở chu vi phía đông bắc của căn cứ không quân này. Vào tháng 6 và tháng 7, họ được Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Hoàng gia Úc và một Tiểu đoàn Pháo binh New Zealand được điều động làm tiểu đoàn thứ ba của Tiểu đoàn 3, Trung đoàn Pháo binh Dã chiến 319 của quân đội Mỹ. Những đơn vị đồng minh này đều đặt dưới quyền kiểm soát hoạt động của Lữ đoàn 173 cho đến tháng 4 năm 1966 khi họ được giao khu vực trách nhiệm chiến thuật (TAOR) riêng của mình tại tỉnh Phước Tuy.[2][3]

Ngày 15 tháng 3 năm 1971, xảy ra vụ có kẻ quăng quả lựu đạn vào một doanh trại sĩ quan tại căn cứ này, giết chết Trung úy Thomas A. Dellwo và Richard E. Harlan thuộc Sư đoàn 1 Kỵ binh (Cơ động). Binh nhì Billy Dean Smith bị buộc tội giết người, nhưng đã được tuyên trắng án tại tòa án quân sự vào tháng 11 năm 1972.[4]

Các đơn vị khác đóng quân tại Biên Hòa bao gồm:[3]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Schlight, John (1999). The United States Air Force in Southeast Asia: The War in South Vietnam The Years of the Offensive 1965–1968 (PDF). Office of Air Force History. tr. 36. ISBN 9780912799513.  Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
  2. ^ Ham, Paul (2007). Vietnam: The Australian War. Harper Collins. tr. 128–131. ISBN 978-0-7322-8237-0.
  3. ^ a b Kelley, Michael (2002). Where we were in Vietnam. Hellgate Press. tr. 53. ISBN 978-1555716257.
  4. ^ Lepre, George (2011). Fragging: Why U.S. Soldiers Assaulted their Officers in Vietnam. Texas Tech University Press. tr. 89–93.