Cầu Như Ý

cầu kính ở Chiết Giang, Trung Quốc

Cầu Như Ý (tiếng Trung: 如意桥; Hán-Việt: Như Ý kiều; bính âm: Rúyì qiáo) là cây cầu bộ hành ở Thai Châu, tỉnh Chiết Giang được tạo thành từ ba cây cầu. Đây là cây cầu bộ hành được xây dựng để bắc qua Thung lũng Thần Tiên Cư và có lối đi bằng kính. Lối đi uốn cong khác biệt được thiết kế trông giống như ý của Trung Quốc.

Cầu Như Ý

如意桥
Bắc quaThung lũng Thần Tiên Cư
Tọa độ28°41′8″B 120°36′17″Đ / 28,68556°B 120,60472°Đ / 28.68556; 120.60472
Đặt tên theoNhư ý
Thông số kỹ thuật
Vật liệuThép
Mố cầuKính
Tổng chiều dài100 m (330 ft)
Cao140 m (460 ft)
Số nhịp3
Lịch sử
Nhà thiết kếHà Vận Xương
Khởi công2017
Hoàn thành2020
Đã thông xetháng 9 năm 2020
Vị trí
Map

Cây cầu trở nên nổi tiếng ở phương Tây khi phi hành gia người Canada Chris Hadfield tải video lên Twitter.

Tổng quan sửa

 
Cây cầu được cho là giống như ngọc thạch như ý

Kế hoạch xây dựng cây cầu bắt đầu vào năm 2017.[1] Cây cầu được khánh thành vào tháng 9 năm 2020 và có 200.000 người đến thăm vào tháng 11 năm 2020.[2] Cầu Như Ý được thiết kế bởi chuyên gia kết cấu thép, Hà Vận Xương và làm giống với ngọc thạch như ý, một biểu tượng may mắn của Trung Quốc.[3] Đây là cây cầu kính hai tầng dài 100 m (330 ft) cách mặt đất 140 m (460 ft).[2][3] Cây cầu được xây dựng để trở thành địa điểm thu hút khách du lịch, bắc qua Thung lũng Thần Tiên Cư, và là một trong 2000 cây cầu đáy kính của Trung Quốc.[4][5] Đây là điểm thu hút chính bắc qua hẻm núi phía tây của Thần Tiên Cư, trong Khu thắng cảnh Thần Tiên Cư.[6]

Cây cầu được giới thiệu đến Internet phương Tây khi phi hành gia người Canada Chris Hadfield tải một đoạn video quay cảnh cây cầu bằng máy bay không người lái lên Twitter, video này sau đó lan truyền nhanh chóng. Đoạn video có chú thích: "Tôi cần tay vịn tốt hơn". Nhiều người xem tỏ ra nghi ngờ cây cầu là có thật hay không, cuối cùng Snopes mở một cuộc điều tra và xác định cây cầu hoàn toàn có thật không phải là một trò lừa.[7]

Thiết kế sửa

Cây cầu hình dạng lượn sóng và có ba lối đi bộ riêng biệt, một số phần có đáy bằng kính.[5] Thiết kế được mô tả là ba cây cầu gợn sóng nhằm hòa hợp với phong cảnh thiên nhiên.[1] Madeleine Grey của The Sydney Morning Herald mô tả vẻ ngoài cây cầu là "sự pha trộn giữa chuỗi DNA và Con mắt Sauron phong cách tương lai."[4]

Nhà thiết kế cây cầu Hà Vận Xương cũng chính là kỹ sư xây dựng đã tham gia thiết kế "Tổ chim", một sân vận động được sử dụng cho Thế vận hội Mùa hè 2008Bắc Kinh.[5]

Chú thích sửa

  1. ^ a b Godfrey, Kara (27 tháng 3 năm 2021). “Incredible 100m 'bending' glass bridge opens in China”. Nationwide News Pty Ltd. News.com.au. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ a b “Newly opened bridge in Shenxianju”. The Information Office of Zhejiang. chinadaily.com.cn. 18 tháng 11 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2022.
  3. ^ a b Tandon Sharma, Neha (30 tháng 3 năm 2021). “Made from transparent glass this double deck bridge in China looks so scary that netizens thought it was fake and just 'too crazy to even exist'. Luxury Launches. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ a b Grey, Madeleine (24 tháng 9 năm 2021). “Build a glass bridge and get over it – if you're game”. The Sydney Morning Herald. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2022.
  5. ^ a b c Lang, Fabienne (9 tháng 4 năm 2021). “Turns Out The Surreal Bending 'Ruyi Bridge' in China Is Real”. Interesting Engineering, Inc. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2022.
  6. ^ Harano, Lauren (7 tháng 7 năm 2021). “This Super-High "Bending Bridge" in China Was Made For the Fearless Traveler”. Group Nine Media Inc. Popsugar. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2022.
  7. ^ “in a World of Deepfakes and CGI, The Undulating Ruyi Bridge Recently Rose to Internet Fame, But was quickly Met with Skepticism From Viewers Online”. The Misfits Media Company Pty Ltd. Travelweekly. 31 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2022.

Liên kết ngoài sửa