Cầu lông tại Thế vận hội Mùa hè 2016

Nội dung cầu lông tại Thế vận hội Mùa hè 2016 tại Rio de Janeiro được diễn ra từ ngày 11 tới 20 tháng 8 tại Nhà thi đấu số 4 của Riocentro. Có tổng cộng 172 vận động viên tham dự 5 nội dung: đơn nam, đôi nam, đơn nữ, đôi nữ và đôi nam nữ.[1]

Cầu lông
tại Thế vận hội lần thứ XXXI
Địa điểmRiocentro - Nhà thi đấu số 4
Thời gian11-20 tháng 8
Số VĐV172
← 2012
2020 →

Tương tự như thể thức năm 2012, một sự kết hợp giữa vòng bảng và vòng loại trực tiếp tại kỳ Thế vận hội này. Tất cả các nội dung đôi, Liên đoàn cầu lông thế giới đã đưa ra một số thay đổi trong luật của giải đấu sau những vụ bê bối dàn xếp tỉ sô ở kỳ Thế vận hội trước đó, tất cả các cặp xếp thứ hai của bảng đấu sẽ được bốc thăm để xác định đối thủ ở vòng tiếp theo, trong khi đó các cặp đứng đầu mỗi bảng được xếp ở vị trí cố định phù hợp với hạng hạt giống của họ tại vòng loại trực tiếp.[2]

Thế vận hội dự kiến sẽ sử dụng khoảng 8.400 quả cầu.[3]

Vòng loại sửa

Giai đoạn được tính là vòng loại Olympic diễn ra trong khoảng từ 4 tháng 5 năm 2015 tới 1 tháng 5 năm 2016, và bảng xếp hạng Liên đoàn cầu lông thế giới, được công bố ngày 5 tháng 5 năm 2016, sẽ được sử dụng để lựa chọn suất tham dự.[4] Không giống như kỳ Thế vận hội trước, các quốc gia chỉ có thể gửi tối đa 2 vận động tham dự ở nội dung đơn nam và đơn nữ, nếu cả hai xếp trong top 16 thế giới; ngược lại, chỉ có một suất cho tới khi đủ 38 vận động viên. Luật tương tự cũng được áp dụng ở nội dung đôi, các quốc gia chỉ có thể gửi tối đa hai cặp vận động viên nếu cả hai đều nằm trong top 8, trong khi đó các quốc gia còn lại chỉ được 1 suất cho tới khi đủ 16 cặp vận động viên xếp hạng cao nhất.[5]

Nếu một lục địa không có vận động viên giành quyền tham dự, vận động viên có thứ hạng tốt nhất của lục địa đó sẽ giành một suất tham dự.[4]

Lịch thi đấu sửa

P Vòng loại R Vòng 16 ¼ Tứ kết ½ Bán kết F Chung kết
Ngày → Năm 11 Sáu 12 Bảy 13 CN 14 Hai 15 Ba 16 Bốn 17 Năm 18 Sáu 19 Bảy 20
Nội dung ↓ S C T S C T S C T S C T S T S T S T S T S T S T
Đơn nam P R ¼ ½ F
Đôi nam P ¼ ½ F F
Đơn nữ P R ¼ ½ F
Đôi nữ P ¼ ½ F
Đôi nam nữ P ¼ ½ F
S = Buổi sáng, C = Buổi chiều, T = Buổi tối

Tham dự sửa

Các quốc gia tham dự sửa

Các vận động viên sửa

Huy chương sửa

Bảng xếp hạng huy chương sửa

1   Trung Quốc 2 0 1 3
2   Nhật Bản 1 0 1 2
3   Indonesia 1 0 0 1
  Tây Ban Nha 1 0 0 1
5   Malaysia 0 3 0 3
6   Đan Mạch 0 1 1 1
7   Ấn Độ 0 1 0 1
8   Anh Quốc 0 0 1 1
  Hàn Quốc 0 0 1 1
Tổng 5 5 5 15

Danh sách huy chương sửa

Nội dung Vàng Bạc Đồng
Đơn nam
chi tiết
Thầm Long
  Trung Quốc
Lý Tông Vỹ
  Malaysia
Viktor Axelsen
  Đan Mạch
Đôi nam
chi tiết
Phó Hải Phong
Trương Nam
  Trung Quốc
Ngô Vĩ Thân
Trần Vĩ Cường
  Malaysia
Marcus Ellis
Chris Langridge
  Anh Quốc
Đơn nữ
chi tiết
Carolina Marin
  Tây Ban Nha
P. V. Sindhu
  Ấn Độ
Okuhara Nozomi
  Nhật Bản
Đôi nữ
chi tiết
Matsutomo Misaki
Takahashi Ayaka
  Nhật Bản
Christinna Pedersen
Kamilla Rytter Juhl
  Đan Mạch
Jung Kyung-Eun
Shin Seung-Chan
  Hàn Quốc
Đôi nam nữ
chi tiết
Tontowi Ahmad
Liliyana Natsir
  Indonesia
Trần Bính Thuận
Ngô Liễu Huỳnh
  Malaysia
Trương Nam
Triệu Vân Lôi
  Trung Quốc

Tham khảo sửa

  1. ^ “Rio 2016: Badminton”. Rio 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2015.
  2. ^ Mackay, Duncan (ngày 30 tháng 11 năm 2012). “Olympics doubles rules changed for Rio 2016 after match-fixing scandal”. Inside the Games. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2015.
  3. ^ “8,400 shuttlecocks, 250 golf carts, 54 boats... the mind-blowing numbers behind the Rio 2016 Games”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2016.
  4. ^ a b “Rio 2016 - BWF Badminton Qualification System”. BWF. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2015.
  5. ^ “Singles Maximum Reduced for Rio 2016”. Badminton World Federation. ngày 11 tháng 2 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2015.

Bản mẫu:Thông tin cầu lông tại Thế vận hội Mùa hè