Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Những trận chiến

Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Những trận chiến/1 Trận Bình Giã

Trận Bình Giã là trận đánh xảy ra vào cuối tháng 12 năm 1964 trong Chiến tranh Việt Nam tại làng Bình Giã, tỉnh Phước Tuy, cách Sài Gòn 67 km, giữa Quân giải phóng miền NamQuân lực Việt Nam Cộng hòa với cố vấn Mỹ chỉ huy. Lúc xảy ra trận đánh, Bình Giã có độ khoảng 6.000 dân, phần lớn là người theo đạo Thiên Chúa di cư từ miền Bắc Việt Nam sau năm 1954.


  • Ngày 28 tháng 12 năm 1964: Một tiểu đoàn của QGPMN tấn công và chiếm làng Bình Giã do 2 trung đội Địa Phương Quân của QLVNCH trấn giữ. Tiểu đoàn 30 Biệt Động Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được trực thăng vận đến tái chiếm làng Bình Giã bị phục kích và thiệt hại nặng, phần còn lại rút và cố thủ trong nhà thờ làng.
  • Hôm sau, ngày 29 tháng 12, Tiểu đoàn 38 Biệt Động Quân được trực thăng vận xuống phía nam làng và tổ chức đánh trả. Trận chiến kéo dài cả ngày nhưng lực lượng Biệt Động Quân không tái chiếm được làng Bình Giã.
  • Ngày 30: Vào buổi sáng, tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến được gởi đến tăng cường thế nhưng QGPMN đã rút lui ra khỏi làng.
  • Ngày 31: Tiểu đoàn 4 TQLC nhận lệnh đi tìm chiếc trực thăng và phi hành đoàn bị bắn rơi trước đó trong đồn điền cao su cách Bình Giã 4 km. Đại đội 2 TĐ4TQLC lọt vào ổ phục kích của QGPMN, phần còn lại của TĐ4TQLC đến cứu viện cũng bị thiệt hại nặng và phải lui về Bình Giã.
  • Ngày 1 tháng 1 năm 1965: hai tiểu đoàn Nhảy Dù của Binh chủng Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa, TĐ1 và TĐ3 được trực thăng vận đến phía đông làng để tăng viện nhưng lực lượng QGPMN đã rút lui.
[ Đọc tiếp ]

Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Những trận chiến/2 Trận Lộc Ninh

Trận Lộc Ninh, trận Tân Biên - Xa Máttrận Phước Bình là ba trận đánh mở màn của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) Quân giải phóng miền Nam (QGP) trong Chiến dịch Đông Nam Bộ 1972 (còn gọi là Chiến dịch Nguyễn Huệ) nằm trong Chiến cục năm 1972 (ở miền Nam là cuộc Tổng tấn công năm 1972) của Chiến tranh Việt Nam. Mục tiêu các trận đánh này của QGP là phá vỡ thuyến phòng thủ vòng ngoài của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) tại phía Bắc miền Đông Nam Bộ, chiếm giữ các bàn đạp có lợi để tiếp tục tấn công tuyến phòng thủ vòng trong của QLVNCH, phát triển đến tuyến Bình Long - Tây Ninh, nếu có điều kiện, có thể thọc sâu đến Gò Dầu - Bến Cát; giải phóng các tỉnh Bình Long, Lộc Ninh theo kế hoạch chiến dịch Nguyễn Huệ.


Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Những trận chiến/3 Sự kiện 30 tháng 4, 1975


Sự kiện 30 tháng 4, 1975, thường được gọi là 30 tháng Tư, ngày giải phóng miền Nam, ngày Thống Nhất (tên gọi tại Việt Nam) hay ngày miền Nam sụp đổ (báo chí Tây phương gọi là Sài Gòn thất thủ, Fall of Saigon), Ngày Quốc Hận trong cộng đồng người Việt Hải Ngoại, là sự kiện chấm dứt Chiến tranh Việt Nam khi tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòaMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày này là kết quả trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 và là một mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên của cố Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hồ Chí Minh. Sự kiện 30 tháng 4 diễn ra sau khi tất cả công dân và lính Mỹ cùng với hàng ngàn người Việt ở miền Nam Việt Nam di tản khỏi Sài Gòn. Vì nhiều người tị nạn đã di tản và chính phủ Việt Nam Xã hội chủ nghĩa đã áp dụng luật mới góp phần làm cho dân số thành phố giảm xuống sau đó. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Những trận chiến/4 Sự kiện Tết Mậu Thân

Sự kiện Tết Mậu Thân là cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 của Quân Giải phóng miền Nam trên hầu hết lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa. Đây là một sự kiện gây chấn động lớn trên thế giới và là chủ đề gây nhiều bàn cãi nhất; nó còn có một vai trò và hệ quả rất to lớn trong Chiến tranh Việt Nam.

Ba năm sau khi tham chiến trực tiếp quân đội Mỹ đã ngăn chặn miền Nam Việt Nam không rơi vào tay Cộng sản, nhưng quân Mỹ không thể bình định được miền Nam. Nắm được điểm yếu của phía Mỹ là dư luận của cả nhân dân và chính giới tại Mỹ ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn và phong trào phản chiến ngày càng lên mạnh không cho phép quân đội tham chiến quá lâu tại nước ngoài mà không có được một tiến bộ rõ rệt khả dĩ cho phép rút quân về nước, phía quân Giải phóng hoạch định một trận đánh gây tiếng vang lớn "Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị" (Lê Duẩn) để tạo đột phá cho chiến tranh, nhằm buộc Hoa Kỳ xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Những trận chiến/5 Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh

Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh còn được gọi là "Chiến dịch Đường 9" hay "Trận Khe Sanh", là một trận chiến giữa một bên là trung đoàn 26, sau đấy tăng cường thêm tiểu đoàn 1 trung đoàn 9 Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và tiểu đoàn 37 Biệt động quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam VN) với 2 đến 3 sư đoàn của Quân Đội Nhân dân Việt Nam. Theo Hoa Kì trận đánh diễn ra trong suốt 77 ngày từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1968. Tuy nhiên đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam thì đây chỉ là giai đoạn 1 của chiến dịch, giai đoạn 2 kéo dài từ 9-4 đến 25-7, tổng cộng 2 giai đoạn kéo dài 170 ngày, kết thúc khi lính Mĩ cuối cùng rút khỏi Khe Sanh, đánh dấu sự cáo chung của kế hoạch mở rộng [[Hàng rào điện tử McNamara]

Đây là một trong những trận chiến ác liệt và được bàn thảo nhiều nhất. Chỉ huy căn cứ Khe Sanh lúc đó là đại tá Lownds (TQLC/HK), gồm có 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn TQLC và sau đó nhận thêm tiểu đoàn 37 Biệt động quân Việt Nam nâng tổng số quân tham chiến lên đến 6000 người vào cuối tháng giêng.

Mục đích chủ yếu của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi tấn công Khe Sanh là nhằm "nghi binh" cho các hướng tiến công chính trong Chiến dịch Mậu Thân 1968 nhằm:

- Vị trí đặc biệt quan trọng của Khe Sanh giống như "cái mỏ neo" trong bản đồ quân sự của Mỹ, đặc biệt là uy hiếp đường Hồ Chí Minh và bảo vệ vùng I chiến thuật. Đây là trung tâm chỉ huy của Hàng rào điện tử McNamara mà Mĩ đang xây dựng nhằm cắt đứt đường Hồ Chí Minh.

- Tập trung đánh và bao vây nhằm thu hút 1 lực lượng lớn quân Mĩ tham chiến, thu hút cả nước Mỹ hồi hộp theo dõi trận "Điện Biên Phủ thứ 2" có thể thay đổi cuộc chiến Việt Nam. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Những trận chiến/6 Trận Thành cổ Quảng Trị

Trận Thành cổ Quảng Trị là một trận chiến giữa một bên là Quân đội Nhân dân Việt Nam với Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và một bên là Quân lực Việt Nam Cộng hòa với Quân đội Hoa Kỳ tại thành cổ Quảng Trị vào năm 1972. Đây là một trong những trận chiến ác liệt bậc nhất trong Chiến dịch Xuân Hè 1972, một phần của Chiến tranh Việt Nam. Trận chiến kéo dài trong suốt 81 ngày đêm và kết thúc với thắng lợi của phía Việt Nam Cộng hòa cùng đồng minh Hoa Kỳ.

Năm 1972, Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức tổng tấn công trên 3 chiến trường chính: Quảng Trị, Bắc Tây Nguyên, và Đông Nam Bộ (Bình Long, Bình Phước), trong đó hướng chủ yếu là Quảng Trị. Sau khi mở chiến lược Trị Thiên từ tháng 3 năm 1972, sau 2 đợt tấn công, đến tháng 5 thì Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chiếm được toàn bộ Quảng Trị. Giữa tháng 6, Quân lực Việt Nam Cộng hòa dồn lực lượng phản công với sự tham gia chiến lược của không quân, hải quân Hoa Kỳ và bắt đầu lấy lại ưu thế trên chiến trường (cuộc hành quân Lam Sơn 72). Đây cũng là thời điểm mà Quân đội Nhân dân Việt Nam đang bổ sung lực lượng chuẩn bị cho đợt tấn công thứ 3 vào Thừa Thiên. Chiến sự trong mùa hè đỏ lửa diễn ra cực kì ác liệt, ác liệt nhất kể từ khi có cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Quân lực Việt Nam Cộng hòa bắt đầu mở các cuộc phản công và đến đầu tháng 7 đã tiến đến thị xã Quảng Trị. Cuộc chiến 81 ngày ở thị xã và thành cổ Quảng Trị bắt đầu.

[ Đọc tiếp ]

Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Những trận chiến/7 Trận An Lộc

Trận An Lộc là trận chiến tại An Lộc. Đây là một trận chiến mà phía Việt Nam Cộng hòa xem là đợt 2 trong Chiến dịch Hè 1972 hay "Mùa Hè Đỏ Lửa" trong Chiến tranh Việt Nam .Đợt 1 là cuộc tấn công Quảng TrịThừa Thiên thuộc Quân khu I của Việt Nam Cộng hòa vào hạ tuần tháng 3. Đợt 2 là mở mặt trận Bình Long thuộc Quân khu 3 vào thượng tuần tháng 4. Và đợt 3 là cuộc tấn công KontumPleiku thuộc Cao nguyên Trung phần Quân khu 2 vào trung tuần tháng 4 theo chiến lược "đốt giai đoạn". - Andrew Wiest, ed. Lâm Quang Thi. Rolling Thunder In A Gentle Land. Chapter 6. Oxford: Osprey Publishing, 2006. Về phía quân Giải phóng, thì đây là một trận đánh hiệp đồng binh chủng trong đợt 1 của Chiến dịch Nguyễn Huệ (1 tháng 4 năm 1972 - 19 tháng 1 năm 1973).

An Lộc là địa bàn quân sự chiến lược tối quan trọng đối với Quân lực Việt Nam Cộng hòa vì đây là cửa ngõ Tây Bắc ngăn quân Giải Phóng tiến về thủ đô Sài Gòn sau khi quận lỵ Lộc Ninh rơi vào tay quân Giải Phóng ngày 7 tháng 4 năm 1972.

Phía quân Giải Phóng tấn công trực tiếp thị xã An Lộc gồm có Sư đoàn 9, 2 trung đoàn pháo binh 28 và 42, 4 tiểu đoàn pháo phòng không và 1 tiểu đoàn tăng thiết giáp 20, về sau tăng cường thêm tiểu đoàn tăng thiết giáp 21. Ngoài ra còn có các đơn vị khác tham chiến ở vòng ngoài là Sư đoàn 5, 7 và Đoàn C30B.

Phòng thủ thị trấn An Lộc, phía Quân lực Việt Nam Cộng hòa có Sư đoàn 5 Bộ binh, Liên đoàn 3 Biệt động quân cùng lực lượng Nhân dân Tự vệĐịa phương quân tỉnh Bình Long.

Đợt tấn công đầu tiên do Sư đoàn 9 Quân đội Nhân dân Việt Nam khai pháo. Vì tin rằng sẽ chiếm được An Lộc, cùng ngày hôm đó tại Paris, Nguyễn Thị Bình đại sứ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại hòa đàm Paris tuyên bố chỉ trong vòng 10 ngày nữa An Lộc sẽ là thủ đô của chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Những trận chiến/8 Trận Kontum


Trận Kontum là trận đánh diễn ra tại Bắc Tây Nguyên trong năm 1972 giữa các lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt Nam/Quân giải phóng miền NamQuân lực Việt Nam Cộng Hòa trong chiến dịch Xuân Hè 1972.

Ngày 3/4/72, trận Đăk Tô - Tân Cảnh mở màn bằng cuộc tấn công của sư đoàn 320 với yểm trợ của pháo 122mmcối 120 mm vào dãy các căn cứ Charlie và Delta tại phía bắc Tân Cảnh do Lực lượng Dù phòng thủ. Cuộc tấn công diễn ra nhiều đợt, bị pháo binh, không quân, đặc biệt là các phi cơ AC-130 Spectre gắn súng máy bắn ngăn chặn suốt ngày đêm, phía quân Giải phóng chỉ có pháo phòng không tấm thấp 12,7 và 14,5 mm. Sau đợt 1 không thành công họ phải dừng lại điều chỉnh chiến thuật và mở đợt tấn công mới vào ngày 14/4/72, Lữ đoàn trưởng Dù của quân VNCH bị trúng pháo tử trận, quân Dù bỏ dãy cao điểm này rút về Kontum. Ngày 20/4 do tình hình chiến sự tại mặt trận Quảng Trị, nên Bộ Tổng Tham Mưu quyết định rút Lữ Dù 2 ra khỏi mặt trận này và được không vận ra Huế. Trung đoàn 53 Sư đoàn 23 và Liên Đoàn 6 Biệt Động Quân được đưa vào Kontum để thay thế.

Ngày 21/4 quân Giải phóng tấn công vào các căn cứ vành đai của cụm cứ điểm Dakto-Tân Cảnh-Võ Định do 2 Trung đoàn cùng Bộ Tư Lệnh của sư đoàn 22, tham chiến phía quân Giải phóng có 1 tiểu đoàn T-54, hoả tiễn chống tăng AT-3 Sagger (phía Cộng sản gọi là B.72) lần đầu tiên có mặt tại chiến trường (Có cả tại Quảng Trịtrận An Lộc). Đến ngày 23/4 Sư đoàn 10 của Bắc quân đã chiếm được Dakto và các căn cứ bên ngoài Tân Cảnh. Đúng 15 giờ ngày 23-4-1972, pháo binh quân Giải phóng nã đạn dồn dập vào căn cứ Tân Cảnh, cứ điểm mạnh nhất của quân VNCH. 1 giờ sáng 24-4-1972 xe tăng T-54 xông thẳng qua thị trấn Tân Cảnh, lao lên mở cửa phía Đông căn cứ. 5 giờ 55 phút ngày 24-4-1972 thị trấn Tân Cảnh thất thủ. Lúc này cuộc chiến đấu ở căn cứ E42 Tân Cảnh diễn ra dữ dội.

Ngay khi Tân Cảnh sắp bị tiêu diệt, Bộ Tư lệnh quân giải phóng mặt trận cánh Đông đã cho pháo binh bắn phá phi trường Phượng Hoàng. 8 giờ sáng 24-4-1972, E1 (F2) đánh thẳng vào Sở Chỉ huy E47 ngay ở phi trường Phượng Hoàng, 4 xe tăng T54 và một pháo tự hành cấp tốc rời căn cứ Tân Cảnh chi viện cho mũi tấn công tại căn cứ Dakto 2. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Những trận chiến/9 Trận Ia Đrăng

Trận Ia Đrăng là một trong những trận lớn đầu tiên giữa Quân đội Hoa KỳQuân đội Nhân dân Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.

Trận đánh là 1 phần trong chiến dịch Plei Me (từ ngày 19 tháng 10 đến ngày 26 tháng 11 năm 1965). Trận đánh gồm 2 giai đoạn này xảy ra giữa 14 tháng 11 tới 18 tháng 11 năm 1965 tại phía tây bắc Plei MeTây Nguyên của Nam Việt Nam. Tên trận đánh lấy theo tên của Sông Đrăng chảy qua thung lũng phía tây bắc của Plei Me, nơi đó trận đánh diễn ra. "Ia" có nghĩa là "sông" trong tiếng người Thượng.

Tây Nguyên thuộc vùng II chiến thuật của Việt Nam Cộng hòa và là mặt trận Tây Nguyên (hay mặt trận B3) với Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Từ cuối năm 1964, Trung đoàn 2 bộ binh và Tiểu đoàn 409 đặc công của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) đã tiến hành một số trận đánh với 5 tiểu đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) và giành thắng lợi.

Tháng 6 năm 1965, Tổng thống Mỹ Johnson phê duyệt áp dụng chiến lược quân sự tìm và diệt ở miền Nam Việt Nam do Westmoreland vạch ra. Quân đội Hoa Kỳ (QĐHK) sẽ làm lực lượng chủ lực để “bẻ gẫy xương sống Việt Cộng”. Westmoreland thì xem Tây Nguyên là mối đe dọa trước mắt. Tháng 9 năm 1965, Bộ chỉ huy quân Mỹ đã điều sư đoàn kỵ binh không vận số 1 lên án ngữ ở An Khê (Gia Lai), ngăn chặn QĐNDVN, cắt Tây Nguyên cùng với đồng bằng ven biển. Quân VNCH thành lập biệt khu 24 gồm 2 tỉnh Kon Tum - Gia Lai và chuyển giao nhiệm vụ tác chiến chủ yếu ở Tây Nguyên cho quân Mỹ để thực hiện kế hoạch "tìm và diệt" trong chiến lược Chiến tranh cục bộ.

Trong bối cảnh đó, Bộ tư lệnh chiến trường Tây Nguyên của QĐNDVN quyết định thay đổi chủ trương, hạ quyết tâm mở chiến dịch Plei Me nhằm mục đích phối hợp với chiến trường toàn miền Nam tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ để mở rộng và củng cố vùng giải phóng, xây dựng căn cứ, rèn luyện bộ đội và cơ quan chiến dịch. Qua chiến đấu từng bước tìm hiểu quân Mỹ, đồng thời xây dựng lòng tin đánh Mỹ và thắng Mỹ. Thiếu tướng Chu Huy Mân được chỉ định là Tư lệnh kiêm Chính ủy chiến dịch, đại tá Nguyễn Chánh và thượng tá Nguyễn Hữu An làm phó tư lệnh. Huỳnh Đắc Hương giữ chức phó chính ủy, thượng tá Nam Hà là tham mưu trưởng, thượng tá Đặng Vũ Hiệp làm Phó chủ nhiệm chính trị.

Để tiến hành chiến dịch, QĐNDVN cử 3 trung đoàn bộ binh (320, 33, 66), 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm; cùng lực lượng vũ trang địa phương đánh phá giao thông và hậu cứ địch.

Về sử dụng lực lượng: vây đồn Plây Me do Trung đoàn 33 (thiếu Tiểu đoàn 2), được tăng cường 1 đại đội súng máy phòng không 12,7mm. Bộ phận đánh viện trên đường 21 là Trung đoàn 320. Trung đoàn 66 và Tiểu đoàn 2 đảm nhiệm đánh địch phản kích. Nghi binh ở Đức Cơ do Tiểu đoàn pháo 200. Nghi binh ở Tân Lạc là đại đội địa phương. Hoạt động ở hướng phối hợp là Tiểu đoàn 15 Gia Rai. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Những trận chiến/10 Trận Ấp Bắc

Trực thăng của VNCH bị bắn rơi tại Ấp Bắc
Trực thăng của VNCH bị bắn rơi tại Ấp Bắc

Trận Ấp Bắc là một trận quy mô nhỏ diễn ra vào giao đọan đầu của cuộc Chiến tranh Việt Nam (1960-1975) với kết quả là chiến thắng lớn đầu tiên của du kích Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam (Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa gọi là Việt Cộng) đối với quân chính quy của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trận này diễn ra vào ngày 2 tháng 1 năm 1963, gần Ấp Bắc thuộc tỉnh Tiền Giang ngày nay, cách Sài Gòn 65 km về phía tây nam.

Những cuộc giao tranh nhỏ, phát triển trong chiến tranh Việt Nam, đã bắt đầu cuối những năm 50 với chiến dịch chống Cộng của Ngô Đình Diệm. Vào thời điểm đó, Bắc Việt Nam đã mong muốn cuộc tổng tuyển cử theo Hiệp định Geneve, sẽ thống nhất 2 miền Nam Bắc. Điều này bị đe doạ do viện trợ của Mỹ vào miền Nam ngày càng lớn, và chính sách tránh giao tranh bằng mọi giá. Về mặt này, Diệm đã rất thành công khi giữ cho quân đội của ông ta không hành động, và những cuộc giao tranh quy mô nhỏ bùng nổ khắp miền Nam. Miền Bắc lo lắng về sự can thiệp của Mỹ và từ chối mọi sự viện trợ quân sự, họ yêu cầu những đơn vị Việt Minh rút về những miền thôn quê và rừng núi. Thế bí tăng lên, khi quân đội miền Nam mất rất nhiều thời gian để tìm tới các khu vực này, nên quân du kích có đủ thời gian để rút chạy.Trong trận này quân VNCH có hơn 80 người thiệt mạng trên tổng số gần 200 lính thương vong, 3 cố vấn Mỹ bị giết. Phía QGP có 19 người chết. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Những trận chiến/11 Trận Đồng Xoài

Trận Đồng Xoài hay Đợt II Chiến dịch Đồng Xoài là một trận đánh do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, mà phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa cũng gọi là Việt Cộng, trong thời kỳ chiến dịch Đông-Xuân năm 1965. Đây là trận lớn nhất trong giai đoạn này của Chiến tranh Việt Nam.

Tiếp theo sau chiến thắng tại Bình Giã chỉ huy của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã quyết định thực hiện các cuộc tấn công tiếp theo đối với Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong một nỗ lực hủy diệt nhiều đơn vị của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Trong những tháng trước khi dẫn đến trận đánh này tại Đồng Xoài, Mặt trận đã xuất kích qua Phước BìnhSông Bé. Các cuộc tấn công này dù có quy mô nhỏ nhưng đã thúc giục phe Mặt trận đến huyện Đồng Xoài được củng cố bằng thêm việc thêm hai tiểu đoàn.

Quận Đồng Xoài đã được bố trí Lực lượng đặc biệt và dân quân của Việt Nam Cộng Hòa được Mỹ huấn luyện. Với hệ thống phòng thủ mạnh, Quân đội Việt Nam Cộng Hòa tự tin rằng căn cứ của họ có thể chống cự lại được tấn công của Mặt trận.

Dù các lực lượng Nam Việt Nam do Mỹ lãnh đạo cuối cùng đông hơn quân Mặt trận gần 10 lần, quân Mặt trận đã có thể áp dụng chiến thuật của mình và đã chặn (routed) được nhiều tiểu đoàn quân Việt Nam Cộng Hòa. Kết quả là một thất bại nữa và sự mất mặt của các lực lượng quân chính quy của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Những trận chiến/12 Trận Sông Bé

Trận Sông Bé là một trận đánh lớn giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamQuân đội Việt Nam Cộng hòa. Được hoạch định là một cuộc trình diễn lớn của lực lượng đánh các lực lượng Quân đội Việt Nam Cộng hòa đang sụp đổ nhanh chóng, quân Mặt trận đã cố chiếm giữ tỉnh lỵ tỉnh Phước Long, Sông Bé. Có lẽ, quân Mặt trận đã bất ngờ khi các lực lượng của Quân đội Việt Nam Cộng hòa trong khu vực đã tập hợp lại và chiếm lại thị xã cuối ngày giao chiến thứ hai. Nhiều ngày theo đuổi sau đó, các lực lượng quân Mặt trận đã tỏ ra không có kết quả. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Những trận chiến/13 Trận Ông Thành

Trận Ông Thành là một trận đánh trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra vào ngày 17 tháng 10 năm 1967 tại khu vực Suối Ông Thành, thuộc huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Dương (cách Sài Gòn 60 km về phía tây bắc). Theo các tài liệu tại Mỹ thì đây là cuộc đụng độ giữa Tiểu đoàn 2 , Trung đoàn 28 "Sư tử đen", Sư đoàn bộ binh 1 của Quân đội Hoa Kỳ với Trung đoàn 271, Sư đoàn 9 Quân Giải phóng miền Nam, còn theo Đại tá Võ Minh Triết, chỉ huy QGP trong trận này thì đó là Trung đoàn 1, Sư đoàn 9 QGP. Mặc dù là một chiến thắng lớn của QGP, trận đánh này ít được nhắc đến trong các tài liệu Việt Nam vì nó diễn ra bất ngờ ngoài dự tính (theo Đại tá Triết thì đơn vị của ông bất ngờ chạm địch khi đang hành quân chuẩn bị cho một chiến dịch). Trong thời kì Chiến tranh Việt Nam, phía Mỹ cũng không công bố chi tiết về trận đánh này đến công chúng cho đến năm 1991. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Những trận chiến/14 Trận Khâm Đức

Trận Khâm Đức là một trận đánh trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra từ ngày 10 tháng 5 đến ngày 12 tháng 5 năm 1968 trên khu vực phía Tây tỉnh Quảng Tín (nay là khu vực thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, Quảng Nam. Trận chiến này kết thúc với chiến thắng của Quân đội Nhân dân Việt NamQuân Giải phóng miền Nam, cùng sự rút lui của Quân đội Hoa Kỳ và đồng minh khỏi sân bay Khâm Đức và các cứ điểm lân cận. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam/Những trận chiến/15 Trận Mậu Thân tại Huế

Tập tin:Hue 3.jpg

Trận Mậu Thân tại Huế là trận chiến kéo dài 26 ngày giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam với Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh Hoa Kỳ trong sự kiện Tết Mậu Thân. Trận chiến này cũng là một phần của Chiến tranh Việt Nam. Đây là một trận đánh ác liệt nhất trong đợt 1 Tổng tiến công Tết Mậu Thân. Dù quân Giải phóng bị đánh bật khỏi Huế song nó mang lại sự đổ vỡ tâm lý và chính trị lớn nhất cho Hoa Kỳ. Trong đó còn có vụ thảm sát trong sự kiện Thảm sát Huế Tết Mậu Thân vẫn còn nhiều tranh cãi do các bên chưa công bố tài liệu hoặc công bố (tuyên truyền) sai lệch. [ Đọc tiếp ]