Cổng thông tin:Nghệ thuật/Bài viết/Lưu trữ/9

Trang trước | Trang 9/9 |

The One with the Rumor

"The One with the Rumor" là tập phim thứ 9 trong mùa thứ 8 của loạt phim truyền hình hài kịch tình huống Mỹ Những người bạn, được phát sóng trên kênh NBC vào ngày 22 tháng 11 năm 2001. Đây là tập nối tiếp chủ đề Lễ Tạ ơn thường niên, với khách mời đặc biệt là Brad Pitt, người chồng đương thời của Jennifer Aniston trong vai Will Colbert, người tiết lộ Ross là một trong những người sáng lập nên câu lạc bộ "Tôi ghét Rachel" và mời được một học sinh trao đổi từ Thái Lan nhập hội. Will cũng cho biết rằng họ tung tin đồn Rachel là người lưỡng tính. "The One with the Rumor" do Gary Halvorson đạo diễn với kịch bản được thực hiện bởi Shana Goldberg-Meehan. Tập phim giành nhiều đề cử cho giải Primetime Emmy, trong đó diễn viên Brad Pitt nhận được đề cử cho nam diễn viên khách vời xuất sắc trong loạt phim hài. Trong buổi phát sóng đầu tiên vào ngày 22 tháng 11 năm 2011, "The One with the Rumor" đã đón nhận 24,24 triệu khán giả theo dõi với tỉ lệ lượt xem là 12,7/25. Nhưng tập phim cũng bị chỉ trích là điều "xúc phạm" đến các nhóm giáo dục lưỡng tính. Pitt thừa nhận anh xuất hiện là để quảng bá cho bộ phim sắp ra mắt, Spy Game.

Winter Is Coming

"Winter Is Coming" là tập đầu tiên của loạt phim truyền hình giả tưởng Game of Thrones. Được viết bởi David BenioffD. B. Weiss, kịch bản tập này theo sát các chương đầu của cuốn A Game of Thrones của George R. R. Martin. Tim Van Patten là đạo diễn tập phim, thực hiện lại phần việc của đạo diễn Thomas McCarthy trong tập phim thử nghiệm không công chiếu.

Như các loạt phim truyền hình khác, tập đầu tiên của Game of Thrones giới thiệu bối cảnh và các nhân vật chính trong phim. Tập này xoay quanh gia tộc Stark và việc lãnh chúa nhà Stark là Eddard Stark vướng vào chuyện chính trường khi nhà vua chọn ông là người nắm giữ vai trò "Cánh tay của Nhà vua" thay cho người tiền nhiệm vừa qua đời. Tập phim nhận được phần lớn phản hồi tích cực, và ngay tập đầu công chiếu đã được 2,2 triệu người theo dõi. Một tuần trước khi tập đầu tiên phát sóng, HBO đưa lên Internet cho khán giả xem trước 15 phút đầu tiên của tập phim.

Cang giả kim thuật sư

Cang giả kim thuật sư là một bộ manga do Arakawa Hiromu sáng tác kiêm minh họa. Thế giới trong Cang giả kim thuật sư được xây dựng theo phong cách châu Âu thời cách mạng công nghiệp. Bộ truyện lấy bối cảnh trong một vũ trụ hư cấugiả kim thuật là một trong những kỹ thuật khoa học tiên tiến nhất mà con người từng biết đến. Nội dung truyện theo chân hai anh em nhà Elric là EdwardAlphonse Elric, những người muốn khôi phục lại cơ thể của mình về nguyên trạng sau thất bại kinh hoàng trong khi cố gắng hồi sinh người mẹ yêu dấu bằng thuật giả kim.

Cang giả kim thuật sư được đăng trên nguyệt san Gekkan Shōnen Gangan của Square Enix từ tháng 8 năm 2001 đến tháng 4 năm 2010 và tổng hợp lại thành 27 tankōbon. Hãng Bones đã chuyển thể tác phẩm thành loạt anime dài 51 tập, phát sóng từ ngày 4 tháng 10 năm 2003 đến 2 tháng 10 năm 2004; và tiếp tục bằng một đoạn kết để tổng kết lại câu chuyện trong anime. Tiếp đó Cang giả kim thuật sư được tái chuyển thể, dựng thành bộ anime thứ 2 mang tên Fullmetal Alchemist: Brotherhood dài 64 tập, phát sóng lần đầu tại Nhật vào ngày 5 tháng 4 năm 2009. Một đoạn kết khác cũng sẽ được công chiếu dành cho Brotherhood. Rất nhiều tiểu thuyết spin-off, OVA, drama CD, soundtrack và trò chơi điện tử đã được chuyển thể từ tác phẩm. Một bộ trò chơi thẻ bài, rất nhiều sách bổ sung, đồ chơi cùng nhiều sản phẩm liên quan dựa theo hình mẫu các nhân vật của tác phẩm cũng được phát hành.

D.Gray-man

D.Gray-man là một bộ manga Nhật Bản do Hoshino Katsura sáng tác và minh họa. Lấy bối cảnh ở thế kỷ 19, truyện kể về Allen Walker - một thiếu niên tham gia tổ chức của các pháp sư trừ tà tên Black Order. Họ sử dụng một loại thánh vật cổ, Innocence, làm vũ khí để chống lại Millennium Earl cùng đội quân quỷ Akuma có mục đích hủy diệt loài người của hắn. Nhiều chương của truyện chuyển thể từ các tác phẩm và bản thảo trước đó của Hoshino, ví dụ như Zone. Loạt truyện nổi tiếng với phần nội dung khá u ám; Hoshino thậm chí từng phải làm lại một đoạn truyện mà cô nghĩ là quá bạo lực với các độc giả trẻ.

Bộ manga bắt đầu ra mắt trong tạp chí Weekly Shōnen Jump của Shueisha năm 2004. Việc phát hành truyện bị tạm ngưng nhiều lần vì lý do sức khỏe của Hoshino. D.Gray-man chuyển từ xuất bản hàng tuần thành hàng tháng vào tháng 11 năm 2009, khi truyện bắt đầu đăng trên tạp chí Jump Square. Vào ngày 29 tháng 12 năm 2012, bộ truyện bị gián đoạn vô thời hạn. Sau đó, manga này phát hành lại vào 17 tháng 7 năm 2015 khi Jump SQ.Crown ra mắt, một spin-off từ tạp chí Jump SQ. Các chương truyện được tổng hợp lại thành 25 tập tankōbon. Tới ngày 5 tháng 8 năm 2014, Viz Media đã tung ra toàn bộ 25 tập truyện ở Mỹ.

Doraemon

Doraemon là một bộ truyện tranh Nhật Bản do Fujiko F. Fujio viết và minh họa. Bộ manga này được đăng nhiều kỳ lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1969, với 821 chương riêng lẻ được biên soạn thành 45 tập tankōbon, được Shogakukan xuất bản từ năm 1970 đến năm 1996. Câu chuyện xoay quanh chú mèo máy không có tai tên là Doraemon, du hành ngược thời gian từ thế kỷ 22 để cứu giúp một cậu bé tên là Nobi Nobita.

Bộ manga đã tạo nên một thương hiệu truyền thông. Ba phần anime truyền hình đã được chuyển thể vào các năm 1973, 19792005. Ngoài ra, Shin-Ei Animation đã sản xuất hơn bốn mươi bộ phim điện ảnh, bao gồm hai bộ phim hoạt hình máy tính 3D, tất cả đều được Toho phân phối. Nhiều loại hàng hóa và phương tiện truyền thông đã được phát triển, bao gồm đĩa nhạc, trò chơi điện tử và nhạc kịch. Bộ manga đã được cấp phép phát hành bằng tiếng Anh ở Bắc Mỹ, thông qua Amazon Kindle, bởi sự hợp tác của Fujiko F. Fujio Pro với Voyager JapanAltJapan Co., Ltd. Bộ anime đã được Disney cấp phép phát hành bằng tiếng Anh tại Bắc Mỹ vào năm 2014, và LUK International tại Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi.

Hành trình U Linh Giới

Hành trình U Linh Giới là loạt manga Nhật Bản do Togashi Yoshihiro viết và minh họa. Tên của bộ truyện được phát âm là YuYu Hakusho trong manga của Viz MediaYu Yu Hakusho trong các phiên bản chuyển nhượng bản quyền khác được phân phối bằng tiếng Anh. Bộ truyện nói về Urameshi Yūsuke, một "tội phạm" vị thành niên bị ô tô đâm chết khi cố gắng cứu mạng một đứa bé. Sau nhiều bài kiểm tra mà Koenma, con trai của Enma dành cho cậu, Yusuke được tái sinh và làm việc dưới danh nghĩa Thám tử Linh Giới, qua đó nhận công việc điều tra những vụ liên quan đến quỷma trong thế giới con người. Bộ truyện dần tập trung hơn vào các cảnh chiến đấu và các cuộc thi về sau. Togashi bắt đầu sáng tác Hành trình U Linh Giới vào khoảng tháng 11 năm 1990, dựa vào cảm hứng đối với những điều kì bí và các bộ phim kinh dị cùng những ảnh hưởng từ các thần thoại Phật giáo.

Hatake Kakashi

Hatake Kakashi là một nhân vật hư cấu trong loạt mangaanime Naruto do Kishimoto Masashi tạo ra. Xuyên suốt series, Kakashi là giáo viên của Đội 7 bao gồm: Uzumaki Naruto, Uchiha SasukeHaruno Sakura. Ban đầu, anh được miêu tả là một nhân vật tách biệt và thờ ơ, nhưng càng về sau, lòng trung thành mà anh dành cho bạn bè và học trò càng thể hiện rõ ràng hơn. Quá khứ của Kakashi nhiều lần được tiết lộ trong phần I, phần II và phần spin-off Kakashi Gaiden. Kakashi còn xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông khác của Naruto bao gồm phim điện ảnh, OVA, và trò chơi điện tử.

Kishimoto ban đầu định diễn tả Kakashi là một giáo viên hà khắc nhưng cuối cùng lại quyết định tránh ý tưởng đó. Thay vào đó, tác giả thể hiện Kakashi là một người thầy rộng lượng để có thể trấn an học trò mình trong những tình huống khó khăn, đến mức khiến cho anh có những nét tính cách dịu dàng. Tạo hình của Kakashi khiến cho Kishimoto gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc nhân vật vì phần lớn khuôn mặt anh bị che. Trong phiên bản anime tiếng Nhật, Kakashi được lồng tiếng bởi Inoue Kazuhiko, còn phiên bản tiếng Anh thì do Dave Wittenberg lồng tiếng.

Hyuga Hinata

Hyūga Hinata là một nhân vật hư cấu trong loạt animemanga Naruto do Kishimoto Masashi tạo ra. Hinata là một kunoichi và là cựu thừa kế của gia tộc Hyūga đến từ ngôi làng hư cấu Mộc Diệp. Cô cũng là thành viên của Đội 8, bao gồm Inuzuka Kiba cùng với chú chó ninja Akamaru, Aburame Shino và thủ lĩnh Yuhi Kurenai. Ở đầu bộ truyện, Hinata bày tỏ sự ngưỡng mộ mãnh liệt của mình dành cho nhân vật chính Uzumaki Naruto, dần dần biến thành tình yêu khi câu chuyện tiến triển về sau. Hinata đã xuất hiện vài lần trong các phim điện ảnh của series Naruto, trong đó nổi bật nhất là Naruto: Trận chiến cuối cùng, với nội dung xoay quanh mối quan hệ giữa cô với Naruto. Cô cũng có mặt trên nhiều phương tiện truyền thông khác liên quan đến nhượng quyền thương mại, bao gồm trò chơi điện tử, OVA, và phần manga và anime tiếp theo Boruto – Naruto hậu sinh khả úy với vai trò là mẹ của Uzumaki BorutoUzumaki Himawari.

K-On!

K-On! là một loạt manga bốn khung tranh đề tài âm nhạc do Kakifly sáng tác và minh họa. Manga bắt đầu đăng trên tạp chí seinen Manga Time Kirara của Houbunsha từ số ra tháng 5 năm 2007 đến tháng 10 năm 2010. Bộ truyện tranh cũng ra mắt song song trên một tạp chí khác của Houbunsha là Manga Time Kirara Carat. Manga xuất hiện trở lại vào tháng 4 năm 2011 với hai phần truyện riêng biệt được chia ra cho Manga Time KiraraManga Time Kirara Carat. Một bản chuyển thể anime dài 13 tập do Kyoto Animation sản xuất bắt đầu phát sóng tại Nhật Bản từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2009. Một tập OVA bổ sung đã phát hành sau đó vào tháng 1 năm 2010. Loạt anime nối tiếp sê-ri đầu tiên dài 26 tập, mang tựa K-On!!, bắt đầu phát sóng tại Nhật Bản từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2010, cũng kèm theo một OVA ra mắt vào tháng 3 năm 2011. Một bộ phim anime đã được Kyoto Animation công bố sản xuất và sẽ công chiếu tại tại Nhật vào ngày 3 tháng 12 năm 2011. Một trò chơi điện tử thể loại nhịp điệu do Sega phát triển đã phát hành vào ngày 30 tháng 9 năm 2010. Tựa đề tác phẩm là từ tiếng Nhật mang nghĩa nhạc nhẹ, keiongaku, nhưng ở Nhật Bản từ này được hiểu cùng nghĩa với nhạc pop.

Khải huyền của Holmes

Khải huyền của Holmestiểu phần thứ 217 nằm trong loạt manga Nhật Bản Thám tử lừng danh Conan của Aoyama Gōshō. Tiểu phần được đăng trên tạp chí Weekly Shōnen Sunday của Shogakukan từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2010 trong các số in từ 36 đến 46 và gồm mười chương truyện. Từng chương truyện lẻ được tập hợp thành các tập tankōbon thứ 71 và 72, lần lượt phát hành tại Nhật Bản vào ngày 18 tháng 2 và 17 tháng 6 năm 2011. Phần lớn nội dung tiểu phần được tóm gọn trong tập truyện thứ 71, đưa nó thành loạt manga bán chạy thứ 21 trong nửa đầu năm 2011.

Bộ anime truyền hình Thám tử lừng danh Conan đã chuyển thể tiểu phần Khải huyền của Holmes thành các tập phim 616–621, phát sóng từ ngày 21 tháng 5 năm 2011 đến 25 tháng 6 năm 2011 trên Nippon Television Network System. Các tập phim này nằm trong top 6 bộ anime có nhiều người xem nhất trong thời gian phát sóng. Nội dung tiểu phần theo chân Kudō Shinichi trong chuyến du lịch Luân Đôn, nơi cậu không may dính líu đến một vụ đánh bom. Mở đầu tác phẩm, Shinichi bị đầu độc và biến thành một cậu nhóc. Kể từ đó, cậu ta sử dụng cái tên Edogawa Conan nhằm che giấu danh tính thật của mình.

Sakura Momoko

Sakura Momoko (8 tháng 5 năm 1965 – 15 tháng 8 năm 2018) là một nữ mangaka người Nhật Bản, nguyên quán thành phố Shimizu, tỉnh Shizuoka. Lấy ý tưởng từ tuổi thơ của chính mình, Sakura đã sáng tác loạt manga dài kỳ nổi tiếng Chibi Maruko-chan. Phiên bản anime truyền hình chuyển thể từ Nhóc Maruko nằm trong số những bộ phim hoạt hình được theo dõi nhiều nhất và dài tập nhất Nhật Bản, phát sóng từ những năm 1990 đến tận nay. Cô bé Maruko vẫn thường được xem là một trong các biểu tượng văn hóa đại chúng của Nhật Bản, cùng với chú mèo máy Doraemon trong loạt truyện tranh cùng tên hay Edogawa Conan trong Thám tử lừng danh Conan, và có sức ảnh hưởng lớn tại nhiều quốc gia châu Á.

Bên cạnh việc sáng tác manga, Sakura còn là một người viết lời bài hát, nhà văn viết tiểu luận đã xuất bản nhiều công trình giá trị. Nét đặc trưng trong các sáng tác của Sakura là sự kết hợp giữa tiểu luận và manga, mà bà gọi là "viết luận dạng manga." Năm 1989, Sakura với tác phẩm Nhóc Maruko đã nhận giải Manga Kodansha lần thứ 31 ở hạng mục shōjo manga. Năm 1991, ca khúc kết thúc anime Nhóc Maruko, "Odoru Pompokolin" do Sakura sáng tác lời, đã giúp bà được vinh danh trong lễ trao giải Thu âm Nhật Bản lần thứ 32. Bộ ba tập tiểu luận của Sakura là Momo no Kandzume, Saru no KoshikakeTai no Okashira đều in hơn 1 triệu bản chỉ vài năm sau khi ra mắt, đưa Sakura trở thành một trong những tác giả có sách bán chạy nhất.

Tsubasa: Reservoir Chronicle

Tsubasa: Reservoir Chronicle là một bộ shōnen manga do nhóm mangaka Nhật Bản CLAMP sáng tác kiêm minh họa. Ban đầu manga được đăng thường kì trên tạp chí Weekly Shōnen Magazine từ tháng 5 năm 2003 và được Kodansha phát hành thành 28 tập tankōbon từ tháng 8 cùng năm. Chương kết thúc bộ truyện đã được đăng tải trong số ra tháng 10 năm 2009, tankōbon cuối cùng của tác phẩm cũng đã xuất xưởng trong tháng tiếp theo. Câu chuyện nói về chuyến hành trình rất dài đi xuyên qua không gian và thời gian của Syaoran và những người bạn đồng hành để tìm kiếm những sợi lông vũ ký ức của Sakura, công chúa ở đất nước của anh. Bộ truyện đã sử dụng lại các mẫu thiết kế nhân vật điển hình trong những tác phẩm nổi tiếng trước đây của CLAMP, tiêu biểu là XXXHOLiCCardcaptor Sakura.

Bee Train đã chuyển thể thành bộ anime truyền hình của tác phẩm dưới tựa đề Tsubasa • CHRoNiCLE, với độ dài 52 tập chia làm hai phần và phát sóng tại Nhật Bản trên kênh NHK từ tháng 4 năm 2005 đến tháng 11 năm 2006, thời điểm mà manga chưa kết thúc. Production I.G tiếp tục phát hành một phim nhựa trong tháng 8 năm 2005, và hai OVA dài năm tập từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 5 năm 2009. Kodansha còn phát hành nhiều artbook và fanbook cho hai loại hình truyền thông. Hai trò chơi điện tử trên hệ máy Nintendo DS cũng được sản xuất dựa theo sê-ri. Del Rey đã phát hành manga bằng tiếng Anh tại thị trường Bắc Mỹ từ tháng 4 năm 2004 đến tháng 11 năm 2010. Bộ truyện tiếp tục được phát hành sang nhiều quốc gia ở châu Á, châu Âu và khu vực Mỹ Latinh. Funimation Entertainment đã mua bản quyền phân phối bộ anime, phim nhựa và năm tập OVA tại Bắc Mỹ dưới dạng DVD; tuy nhiên, anime mới chỉ phát sóng một phần trên kênh Funimation Channel. Cũng như manga, anime được công chiếu rộng rãi đến nhiều quốc gia khác trên thế giới thông qua mạng lưới truyền hình cáp Animax và các kênh địa phương. Tại Việt Nam, nhà xuất bản Kim Đồng mua bản quyền dịch thuật và phát hành manga từ tháng 8 năm 2015, vẫn dùng tựa đề như nguyên tác nhưng thường bổ sung thêm phụ đề tiếng Việt là Tsubasa – Đôi cánh thiên thần. Riêng phiên bản anime đã phát sóng một phần trên kênh HTV3 từ tháng 6 đến 7 năm 2009, theo bản quyền mua được của Công ty Cổ phần Truyền thông Trí Việt, tựa đề anime được Việt hóa thành "Huyền thoại đôi cánh".

Alice (Alice ở xứ sở thần tiên)

Alice là một nhân vật hư cấu và là nhân vật chính trong tiểu thuyết thiếu nhi Alice ở xứ sở thần tiên và phần tiếp theo mang tên Nhìn qua gương soi. Người tạo ra cô là Lewis Carroll. Alice là một đứa trẻ sinh ra giữa thời đại Victoria, câu chuyện bắt đầu khi cô vô tình bước vào cuộc phiêu lưu dưới lòng đất sau khi rơi xuống một hố thỏ dẫn đến Wonderland. Trong phần tiếp theo, cô bước qua một tấm gương và lạc vào thế giới khác.

Nhân vật Alice bắt nguồn từ những câu chuyện mà Carroll kể để mua vui cho chị em nhà Liddell khi ông chèo thuyền trên dòng sông Isis với người bạn Robinson Duckworth. Câu chuyện vẫn tiếp tục được kể trong những chuyến chèo thuyền tiếp theo. Mặc dù tên của Alice có thể dựa trên tên của Alice Liddell nhưng các học giả không đồng tình về tầm ảnh hưởng của Liddell đối với việc xây dựng nhân vật Alice. Carroll miêu tả đặc điểm của Alice là "trìu mến và dịu dàng", "hòa nhã với tất cả mọi người", "dễ tin người" và "cực kỳ tò mò". Cô cũng được nhiều người coi là thông minh, lịch thiệp và hoài nghi những kẻ cường quyền. Bên cạnh đó, một số nhà phê bình lại nhận thấy nhiều khía cạnh tiêu cực trong tính cách của cô. Diện mạo của cô trong bản phác thảo ban đầu với tựa đề Cuộc phiêu lưu của Alice dưới lòng đất có sự thay đổi trong bản phát hành chính thức và phần tiếp theo. Người minh họa cho vẻ bề ngoài của cô là họa sĩ biếm họa chính trị John Tenniel.

Cái đêm hôm ấy... đêm gì?

"Cái đêm hôm ấy... đêm gì?" là một bút ký của nhà văn Phùng Gia Lộc trong giai đoạn Đổi Mới tại Việt Nam. Tác phẩm được đăng lần đầu trên Tuần báo Văn Nghệ ngày 23 tháng 1 năm 1988 và đăng lại trên Tuổi Trẻ Chủ Nhật cùng năm, về sau đăng thêm lần nữa trên báo Tuổi trẻ vào 21 tháng 12 năm 2005. Bút ký kể về những "cường hào mới" ở nông thôn, tức những cán bộ công chức sở tại, đã ép gia đình nhà văn nộp sản thuế vào một buổi đêm năm 1983 tại làng Láng, trong khi huyện Thọ Xuân lúc bấy giờ bị lũ lụt do vỡ đê sông Cầu Chày và người dân địa phương thiếu ăn.

Sau khi xuất bản, nhà văn đã trốn khỏi quê nhà Thanh Hóa ra Hà Nội và nương tựa nhờ nhà bạn. Sau này, với sự bí mật giúp đỡ của nhiều người mà nhà văn về lại quê nhà, được vợ con nuôi giấu trong một thời gian. Chỉ đến khi Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Hà Trọng Hòa bị kỷ luật cách chức vì nhiều bê bối và Lê Huy Ngọ đến nhậm chức, Phùng Gia Lộc mới trở lại cuộc sống bình thường. "Cái đêm hôm ấy... đêm gì?" được một số người trong giới văn đàn coi là bút ký xuất sắc nhất của nhà văn Phùng Gia Lộc.

Chàng Mèo Mang Mũ

The Cat in the Hatcuốn sách thiếu nhi do tác giả người Mỹ Theodor Geisel sáng tác và minh họa năm 1957 dưới bút danh Dr. Seuss. Câu chuyện xoay quanh một con mèo được nhân cách hóa, dáng hình cao, đội chiếc mũ sọc đỏ trắng và thắt nơ đỏ. Mèo xuất hiện tại nhà Sally và anh trai vào một ngày mưa khi mẹ vắng nhà. Bất chấp bị chú cá trong nhà phản đối, Mèo chỉ cho bọn trẻ vài mánh khóe giải trí. Mèo cùng đồng bọn là Vật Một và Vật Hai phá nhà tan hoang. Khi lũ trẻ và cá hoảng sợ hơn, Mèo chế ra một cái máy dọn dẹp mọi thứ rồi biến mất ngay trước khi bà mẹ trở về.

Geisel sáng tác cuốn sách này để đáp lại cuộc tranh cãi ở Hoa Kỳ về văn học cho thiếu nhi và sự kém hiệu quả của các sách giáo khoa vỡ lòng truyền thống như Dick and Jane. William Spaulding là giám đốc mảng giáo dục tại Houghton Mifflin quen Geisel từ Thế chiến thứ hai đã nhờ ông viết sách vỡ lòng cho hay hơn. Tuy nhiên, vì Geisel đã ký hợp đồng với Random House, hai nhà xuất bản đồng ý thỏa thuận: Houghton Mifflin xuất bản ấn bản giáo dục bán cho trường học, còn Random House cho ra ấn phẩm thương mại bán trong hiệu sách.

Đại Việt sử ký toàn thư

 

Đại Việt sử ký toàn thư là bộ quốc sử viết bằng Hán văn của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697. Đây là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn.

Bộ sử bắt đầu được Ngô Sĩ Liên, một vị sử quan làm việc trong Sử quán dưới thời vua Lê Thánh Tông, biên soạn dựa trên sự chỉnh lý và bổ sung hai bộ quốc sử Việt Nam trước đó cùng mang tên Đại Việt sử ký của Lê Văn HưuPhan Phu Tiên. Hoàn thành vào niên hiệu Hồng Đức thứ 10, bộ sử mới của Ngô Sĩ Liên gồm 15 quyển, ghi lại lịch sử Việt Nam từ một thời điểm huyền thoại là năm 2879 TCN đến năm 1427 và mang tên Đại Việt sử ký toàn thư. Sau đó, dù đã hoàn thành, Đại Việt sử ký toàn thư lại không được khắc in để ban hành rộng rãi mà tiếp tục được nhiều đời sử quan trong Quốc sử quán sửa đổi, bổ sung và phát triển thêm. Khoảng niên hiệu Cảnh Trị đời vua Lê Huyền Tông, chúa Trịnh Tạc hạ lệnh cho một nhóm văn quan, đứng đầu là Tham tụng Phạm Công Trứ, sửa chữa bộ quốc sử của Ngô Sĩ Liên, đồng thời sai biên soạn tiếp lịch sử Việt Nam từ năm 1428 đời vua Lê Thái Tổ đến năm 1662 đời vua Lê Thần Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử của nhóm Phạm Công Trứ, gồm 23 quyển, được đem khắc in để phát hành nhưng công việc chưa xong, phải bỏ dở. Khoảng niên hiệu Chính Hòa đời vua Lê Hy Tông, chúa Trịnh Căn lại hạ lệnh cho một nhóm văn quan, đứng đầu là Tham tụng Lê Hy, tiếp tục khảo đính bộ sử của nhóm Phạm Công Trứ, đồng thời biên soạn tiếp lịch sử Việt Nam từ năm 1663 đời vua Lê Huyền Tông đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ quốc sử này lấy tên là Đại Việt sử ký toàn thư, theo đúng tên mà sử gia Ngô Sĩ Liên cách đó gần hai thế kỷ đã đặt cho bộ sử của ông, gồm 25 quyển, được khắc in toàn bộ và phát hành thành công vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18 đời vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697.

Lý Hạ

 

Lý Hạ (790/791 – 816/817) là một nhà thơ sống vào thời Trung Đường. Ông qua đời khi tuổi còn rất trẻ và được miêu tả là có ngoại hình ốm yếu. Lý là một nhà thơ rất chuyên cần, ông thường đi du ngoạn vào ban ngày và mỗi khi nảy ra một câu thơ, ông ghi lại nó và hoàn tất bài thơ lúc ông đặt chân về nhà vào buổi tối. Những tác phẩm của ông nổi tiếng là khai thác về đề tài kỳ quái, ma quỷ và siêu nhiên.

Danh tiếng và tên tuổi của Lý Hạ trong nền văn học Trung Quốc đã được lưu truyền suốt nhiều thế kỷ. Vào thời nhà Thanh, các hậu bối tại Trung Quốc đã học theo phong cách thơ có một không hai của ông. Dưới triều Thanh, danh tiếng làm thơ của ông đã vấp phải thay đổi lớn trong thị hiếu văn học khi những tác phẩm của ông bị lược khỏi cuốn Đường thi tam bách thủ nổi tiếng, tuy nhiên những người yêu thơ dần tái chú ý đến ông trong thế kỉ 20. Lý Hạ là một trong số những nhà thơ Đường được Mao Trạch Đông ngưỡng mộ nhất.

Mùa xuân nhớ Bác

"Mùa xuân nhớ Bác" là một bài thơ của nữ sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội Phạm Thị Xuân Khải, được đăng lần đầu trên báo Tiền Phong ngày 25 tháng 3 năm 1986 và đăng lại lần hai vào ngày 28 tháng 3 năm 2006. Bài thơ ra đời với bối cảnh sắp diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI và kinh tế Việt Nam đang kiệt quệ trong thời bao cấp.

Thời điểm đó, tác giả bài thơ được đông đảo độc giả trong nước ủng hộ, trong khi một số chính khách và học giả bảo thủ cáo buộc tội danh phản động. Nữ sinh viên được Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp động viên giúp đỡ trong thời gian khó khăn tại Hà Nội khi đó và góp phần thúc đẩy quốc gia này hướng đến Đổi Mới. Cùng thời gian hưởng ứng bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác" khi đó, một người đàn ông tại Hà Tuyên bị giam giữ oan sai 49 ngày với cáo buộc "chống phá chế độ" do sáng tác bài thơ "Gửi em" phản ánh tiêu cực của cơ quan.

Nam Hoa kinh

 

Nam Hoa kinh là một tác phẩm triết học, văn học Trung Quốc cuối thời Chiến Quốc thường được cho là do Trang Chu viết. Tác phẩm chứa đựng nhiều điển tích và ngụ ngôn diễn đạt tư tưởng thái thậm vô vi của Đạo gia. Nam Hoa kinh cùng với Đạo đức kinh là hai tác phẩm quan trọng nhất của Đạo giáo.

Nam Hoa kinh là một tập hợp các giai thoại, ngụ ngôn, trọng ngôn và chi ngôn được thể hiện bằng thủ pháp nghệ thuật đặc sắc. Các giai thoại và ngụ ngôn trong Nam Hoa kinh trình bày quan điểm tư tưởng triết lí nhân sinh, cũng như cách nhìn nhận của con người về thị phi, thiện ác, sinh tử và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trong khi các triết gia Trung Quốc khác thường chú trọng tới vấn đề luân thường đạo lý hay trách nhiệm của mỗi cá nhân thì Trang Chu lại đề cao sự vô vi, hướng con người tới cảnh giới tiêu diêu tự tại để đắc Đạo.

Tuy thường được biết đến với vai trò của một tác phẩm triết học, song Nam Hoa kinh được đánh giá là một trong những áng văn chương vĩ đại nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc, được Kim Thánh Thán liệt vào hạng nhất trong lục tài tử thư và được các học giả hiện đại xem là "tác phẩm quan trọng nhất thời Tiên Tần trong ngành nghiên cứu văn học Trung Quốc". Là một tuyệt tác ở cả mặt triết học lẫn văn học, Nam Hoa kinh có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều tác giả Trung Quốc và các nước đồng văn trong suốt 2.000 năm lịch sử. Nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Tư Mã Tương Như, Tư Mã Thiên thời Tây Hán, Nguyễn Tịch, Đào Tiềm thời Ngụy-Tấn-Nam-Bắc triều, Lý Bạch thời Đường, Tô Đông PhaLục Du thời Tống, hay Nguyễn Trãi thời Lê Sơ ở Việt Nam và Matsuo Bashō thời Edo ở Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Nam Hoa kinh.

Sappho

 

Sappho (k.630 – k.570 TCN) là một nhà thơ Hy Lạp cổ đại đến từ đảo Lesbos. Sappho nổi tiếng với các bài thơ trữ tình được phổ nhạc để biểu diễn cùng với đàn lia. Ở thời cổ đại, Sappho được xem là một trong những nhà thơ trữ tình vĩ đại nhất và được tôn vinh như "Nàng thơ thứ mười" hay "Nữ thi thần". Hiện nay hầu hết thơ của Sappho đã bị thất lạc và chỉ còn sót lại những đoạn ghép rời rạc, ngoại trừ hai tác phẩm "Ca tụng Aphrodite" và "Bài ca Tithonus" là hoàn chỉnh. Bên cạnh thơ trữ tình, các nhà phê bình thời cổ đại cho rằng Sappho còn viết cả thể loại thơ châm biếm, elegiaciambic, nhưng cũng có thể các tác phẩm còn lại ở những thể loại này là do các nhà thơ Hy Lạp hóa thời sau lấy cảm hứng từ thơ Sappho để viết dưới danh nghĩa của bà.

Người ta biết rất ít về cuộc đời của Sappho. Bà xuất thân từ một gia đình giàu có ở Lesbos. Các nguồn cổ đại ghi lại rằng bà có ba anh em trai; Charaxos, Larichos và Eurygios, tên cả ba người đều được đề cập đến trong Bách khoa toàn thư Suda. Hai trong số họ, Charaxos và Larichos, được nhắc đến trong "Bài thơ anh em" được phát hiện năm 2014. Gia đình bà bị đày đến Sicilia vào khoảng năm 600 TCN, và có thể đã tiếp tục sáng tác cho đến khoảng năm 570 TCN. Những truyền thuyết sau này xung quanh tình yêu của Sappho dành cho người lái đò Phaon và cái chết của bà đều không đáng tin cậy.

Sherlock Holmes

 

Sherlock Holmes là một nhân vật thám tử tư hư cấu, do nhà văn người Anh Arthur Conan Doyle sáng tạo nên. Tự coi mình là "thám tử tư vấn" trong các câu chuyện, Holmes nổi danh với khả năng quan sát, diễn dịch, khoa học pháp y điêu luyện và suy luận logic tuyệt vời, những yếu tố mà anh áp dụng khi điều tra các vụ án của nhiều dạng khách hàng, bao gồm cả Scotland Yard.

Xuất hiện lần đầu trong tác phẩm Cuộc điều tra màu đỏ năm 1887, nhân vật này dần trở nên nổi tiếng với loạt truyện ngắn đầu tiên trên The Strand Magazine, bắt đầu bằng "Vụ tai tiếng xứ Bohemia" năm 1891. Kể từ đó, những câu chuyện mới lần lượt ra đời cho đến năm 1927. Tổng cộng đã có 4 tiểu thuyết và 56 truyện ngắn được xuất bản. Các câu chuyện hầu hết lấy bối cảnh vào giữa những năm 1880 và 1914, chỉ trừ một số diễn ra ở thời đại Victoria hoặc Edward. Chúng đa phần được thuật lại qua lời của bác sĩ John H. Watson, một cây viết tiểu sử và là người bạn thân của Holmes. Watson thường song hành cùng Holmes trong các cuộc điều tra và cũng thường chia sẻ với Holmes căn hộ số 221B, phố Baker, Luân Đôn, nơi khởi nguồn của nhiều chuyến phiêu lưu.

Thủ tục làm người còn sống

"Thủ tục làm người còn sống" là một bút ký của nhà văn Minh Chuyên trong giai đoạn Đổi Mới tại Việt Nam. Tác phẩm được đăng lần đầu trong phạm vi tỉnh trên báo Thái Bình ngày 25 tháng 5 năm 1988, đăng lại rộng rãi toàn quốc trên Tuần báo Văn Nghệ số 19 vào ngày 27 tháng 5 năm 1988. Bút ký kể về Trần Quyết Định — một cựu quân nhân — bị thương trong Chiến tranh biên giới Tây Nam và được gửi giấy báo tử về quê nhà tại tỉnh Thái Bình. Trần Quyết Định trở về quê nhà với giấy chứng thương và đã mất 29 năm để hoàn thành thủ tục xin bộ máy quan liêu tại Việt Nam xác nhận giấy phục viên – xuất ngũ.