Cổng thông tin:Phật giáo
Phật
Phổ Hiền là một vị bồ-tát gắn liền với hành pháp và thiền định. Cùng với Phật Thích-ca và Bồ-tát Văn-thù, ngài tạo thành Thích-ca tam tôn trong Phật giáo Đại thừa. Ngài là vị bồ tát bảo trợ cho Kinh Pháp Hoa và theo Kinh Hoa Nghiêm, ngài đã phát mười đại nguyện căn bản của một vị bồ-tát. Trong Phật giáo Trung Quốc, Phổ Hiền gắn liền với việc hành pháp trong khi Văn-thù là trí huệ. Tại Nhật Bản, Phổ Hiền là người bảo hộ Kinh Pháp Hoa của Phật giáo Nichiren. Tại Sri Lanka, ngài được gọi là Sumana Samana Deviyo và được coi là người bảo vệ đảo Sri Lanka.
Trong phái Ninh-mã của Phật giáo Tây Tạng, Phổ Hiền cũng là tên của Phật A-di-đà, thường được miêu tả cùng với phối ngẫu của ngài là Samantabhadrī. Trong hình thái phẫn nộ, ngài là một trong tám Heruka của Nyingmaosystemoga và được gọi là Vajramrtra.
Pháp
Ngồi thiền là phương pháp tu tập trực tiếp để đưa đến Giác ngộ. Mới đầu ngồi thiền đòi hỏi thiền giả tập trung tâm trí lên một đối tượng, hay quán sát về một khái niệm trừu tượng. Sau đó ngồi thiền đòi hỏi thiền giả phải thoát ra sự vướng mắc của tư tưởng, ảnh tượng, khái niệm vì mục đích của ngồi thiền là tiến đến một tình trạng vô niệm, tỉnh giác, không dung chứa một nội dung nào. Sau một giai đoạn kiên trì trong vô niệm, hành giả sẽ bỗng nhiên trực ngộ thể tính của mình, đó là tính Không, cái "thể" của vạn vật.
Như Tổ Thiền Trung Quốc Bồ-đề-đạt-ma đã ngồi chín năm quay mặt vào vách tại chùa Thiếu Lâm, ngồi thiền là phép tu chủ yếu của Thiền và được mọi Thiền sư hành trì. Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền cho rằng ngồi thiền là "đường dẫn đến cửa giải thoát".
Tăng
Padmasambhava là một đại sư Ấn Độ, sống cùng thời vua Tây Tạng Trisong Detsen. Sư truyền Phật giáo sang Tây Tạng và sáng lập tông Ninh-mã, một trong bốn tông phái lớn của Tây Tạng và được các đệ tử gọi là "Phật thứ hai". Sư hay sử dụng thần thông, nhiếp phục ma quái và thiên tai. Cách tu hành của sư rất đa dạng, từ cách sử dụng đao chủy thủ đến tu tập các phép thiền định theo hệ thống Đại cứu cánh. Sư thuộc dòng của các vị Đại thành tựu, để lại rất nhiều truyện thần thoại cho đời sau và ở các nước vùng Himalaya, người ta tôn thờ gọi sư là "Đạo sư quý báu".
Tương truyền rằng, Padmasambhava sinh ra trong một hoa sen, tại Tây Bắc Kashmir, sớm thông tất cả kinh sách, nhất là Mật giáo. Trong thế kỉ thứ 8, sư đến Tây Tạng, một vương quốc còn bị ảnh hưởng bởi các tôn giáo thiên nhiên. Sư đến đây chinh phục ma quỷ, thiên tai và ảnh hưởng của giáo phái Bön. Sư cũng cho xây tu viện Tang-duyên năm 775 và thời gian hoạt động tại Tây Tạng xem như chấm dứt tại đó. Có nhiều tài liệu cho rằng sư hoằng hóa ở Tây Tạng lâu hơn, truyền giáo cho 25 đệ tử, trong đó có nhà vua Tây Tạng và giáo thuyết quan trọng nhất là "Tám tuyên giáo". Ngoài ra, sư còn để lại nhiều bài dạy được dấu trong rừng núi, chỉ được khám phá ra vào một thời điểm nhất định. Một trong những bài dạy đó là bộ Tử thư. Đệ tử quan trọng và là người viết lại tiểu sử của sư là bà Yeshe Tsog-yel.
Hình ảnh
Kinh điển
Kinh Duy-ma-cật sở thuyết là một tác phẩm quan trọng của Phật giáo Đại thừa, có ảnh hưởng rất lớn đến nền Phật giáo tại Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản. Kinh xuất hiện khoảng thế kỉ thứ 2 sau Công nguyên, mang tên của Vimalakīrti, một cư sĩ giàu có, sống cuộc đời thế tục nhưng vẫn đi trên con đường Bồ-tát. Nhờ kinh này mà người ta có thể xem cư sĩ và tăng sĩ có một mục đích như nhau trên đường tiến đến giác ngộ.
Điều may mắn hiếm có là Phạn bản của kinh này - được cho là thất truyền từ bao nhiêu thế kỉ - đã được Giáo sư Takahashi Hisao phát hiện ngày 30 tháng 6 năm 1999, trong khi ông cùng nhóm nghiên cứu đang sưu tầm thư tịch trong thư viện của cung điện Potala, kinh đô Lhasa, Tây Tạng. Sau hơn bốn năm nghiên cứu và ký âm la-tinh, bản này được nhóm Nghiên cứu Văn học Phật giáo Sanskrit, Viện Đại học Taisho, Tōkyō phát hành tháng 3 năm 2004. Chất lượng văn bản khá tốt mặc dù còn nhiều lỗi ghi chép, cần được chỉnh lại trước khi dịch. Tuy nhiên, việc cho ra một bản khảo cứu vẫn còn là một điều đáp ứng được, đòi hỏi một công trình nghiên cứu, đối chiếu phục hồi văn bản hẳn hoi.
Tông phái
Phật giáo Nguyên thủy là một khái niệm học thuật để chỉ giai đoạn Phật giáo hình thành ở Ấn Độ, bắt đầu từ khi Thích-ca Mâu-ni giác ngộ và truyền bá giáo pháp, cho đến thời kỳ tăng đoàn bị phân chia thành những bộ phái riêng rẽ bởi những bất đồng về giới luật.
Khác với truyền thống Phật giáo hầu như quy rằng các tư tưởng Phật giáo được hình thành trong khoảng hơn 40 năm cuối đời của Thích-ca Mâu-ni, các nhà nghiên cứu lại cho rằng đã có sự phát triển nhất định hệ tư tưởng Phật giáo kể từ khi mới hình thành đến khi nó được hệ thống và được ghi lại thành các kinh văn trong Thời kỳ Bộ phái mấy trăm năm sau. Vì vậy, đối với giới học thuật, việc xác định thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy không chỉ là xác định một giai đoạn lịch sử ngắn ngủi mà còn là đối tượng nghiên cứu để tìm hiểu về những lời giảng nguyên gốc của người sáng lập ra hệ tư tưởng này.
Trích dẫn
Bài viết
Angkor Wat là một quần thể đền đài tại Campuchia và là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, rộng 162,6 hecta. Ban đầu công trình được xây dựng làm đền thờ Ấn Độ giáo của Đế quốc Khmer, và dần dần chuyển thành đền thờ Phật giáo vào cuối thế kỷ 12. Vua Khmer Suryavarman II xây dựng Angkor Wat vào đầu thế kỷ XII tại Yaśodharapura, thủ đô của Đế quốc Khmer như là đền thờ và lăng mộ của ông. Khác với truyền thống theo đạo Shaiva của các vị vua tiền nhiệm, Angkor Wat thờ thần Vishnu. Được bảo tồn tốt nhất trong khu vực, Angkor Wat là ngôi đền duy nhất vẫn giữ được vị trí trung tâm tôn giáo. Ngôi đền là đỉnh cao của phong cách kiến trúc Khmer. Nó đã trở thành biểu tượng của đất nước Campuchia, xuất hiện trên quốc kỳ và là điểm thu hút du khách hàng đầu đất nước.
Thư mục
Một phần của loại bài về |
Phật giáo |
---|
Cổng thông tin Phật giáo |
- Bộ phái: Đại chúng bộ, Trưởng lão bộ, Nhất thiết hữu bộ, Độc tử bộ (+), Tuyết sơn bộ (+), Xích đồng diệp bộ, Ẩm quang bộ (+), Pháp tạng bộ (+), Hóa địa bộ
- Tạng truyền: Gelugpa, Sakya, Nyingma, Kagyu, Jonang (+), Giác-vũ phái (+), Godrag (+), Shalu (+)
- Hán truyền: Thiền tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông, Kim cương thừa, Pháp tướng tông, Luật tông, Tam luận tông, Tịnh độ tông, Câu-xá tông, Thành thật tông
- Nam truyền, Tiểu thừa, Đại thừa, Duy thức tông, Trung quán tông, Như Lai tạng học phái (+)
- Tam pháp ấn (+), Tứ diệu đế, Tứ niệm xứ, Bát chính đạo, Tam thập thất bồ-đề phần, Tam bảo, Ngũ uẩn, Duyên khởi, Niết-bàn, Tam học, Thập nhị nhân duyên, Xá lị, Nhân quả luận (+), Vô thường, Vô sắc giới (+), Vô ngã, Bát bộ chúng, A-lại-da thức, Vô minh, Ngã chấp (+), Luân hồi, Niết-bàn, Giới, Bát-nhã, Khổ, Sáu cõi luân hồi, Ngũ trọc (+), Phật âm (+), Thiền, Nhẫn (+), Đao-lợi thiên (+), Tứ đại bộ châu (+)
- Phật, Bồ tát, A-la-hán, Xuất gia chúng (+), Tại gia chúng (+), Tì-kheo, Tì-kheo-ni, Thiên vương, Pháp luân
- Siddhārtha Gautama, Thập đại đệ tử, Hoàng hậu Māyā, Vua Ashoka, Kumārajīva, Nāgārjuna, Vasubandhu, Vimuktisena (+), Dharmaratna, Mahinda, Śāriputra
- Huệ Viễn, Bodhidharma, Thiện Đạo, Trí Nghĩ, Hoằng Nhẫn, Huyền Trang, Huệ Năng, Thần Tú, Thần Hội, Giám Chân
- Padmasambhava, Tsongkhapa, Khejok Rinpoche (+), Garchen Rinpoche, Khyentse Norbu (+)
- Thái tử Shotoku, Dōgen, Hakuin Ekaku, Saichō, Kūkai, Shinran, Nichiren
- Nguyễn Minh Không, Trần Nhân Tông, Thích Quảng Đức
- Buddhaghosa, Mahasi Sayadaw (+)
- Trường A-hàm kinh, Khởi thế kinh (+), Trung A-hàm kinh, Tạp A-hàm kinh, Tăng nhất A-hàm, Bách dụ kinh (+), Kinh Pháp cú, Tự thuyết kinh (+), Đại Bàn-nhược kinh (+), Phóng quang Bàn-nhược kinh (+), Kim cương kinh, Bát-nhã tâm kinh, Nhân vương hộ quốc kinh (+)
- Pháp hoa tam bộ kinh (+) (Pháp hoa kinh, Vô lượng nghĩa kinh, Phật thuyết quán Phổ Hiền bồ-tát hành pháp kinh (+)), Hoa nghiêm kinh, Đại bảo tích kinh (+), Vô lượng thọ kinh (+), Quán Vô Lượng Thọ kinh, A-di-đà kinh, Niết bàn kinh, Pháp diệt tẫn kinh (+), A-di-đà cổ âm thanh vương đà-la-ni kinh (+), A-súc Phật quốc kinh (+), Văn-thù-sư-lợi Phật thổ nghiêm tịnh kinh (+), Thắng Man kinh, Đại phương đẳng đại tập kinh (+), Địa Tạng bồ-tát bổn nguyện kinh (+), Ban chu tam muội kinh (+)
- Phật thuyết tứ thập nhị chương kinh (+), Thập thiện nghiệp đạo kinh (+), Dược Sư Lưu Li Quang Như Lai bổn nguyện công đức kinh (+), Bảo khiếp kinh (+), Nhập Lăng-già kinh, Viên giác kinh, Thủ-lăng-nghiêm-tam-muội kinh, Giải thâm mật kinh, Âm trì nhập kinh (+), Duy-ma-cật sở thuyết kinh, Chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh (+), An bàn thủ ý kinh (+), Mật nghiêm kinh (+), Phật thuyết tội nghiệp ứng báo giáo hóa địa ngục kinh (+)
- Lăng-nghiêm kinh, Đại Nhật kinh, Kim cương đỉnh kinh (+), Đại bi tâm đà-la-ni kinh (Chú đại bi), Phật thuyết đà-la-ni tập kinh (+), Đại thừa Vô lượng thọ kinh (+), Ma kha tăng chỉ luật (+), Tứ phân luật (+), Bồ-tát giới bổn (+), Thiện kiến luật Bì-bà-sa (+)
- Đại trí độ luận (+), Thập địa kinh luận (+), A-tì-đạt-ma Đại-bì-bà-sa luận (+), A-tì-đạt-ma-câu-xá luận, Lục túc luận (+), Thập trụ Bì-bà-sa luận (+), A-tì-đạt-ma thức thân túc luận (+), Trung luận, Bách luận (+), Thập nhị môn luận (+), Du già sư địa luận (+), Thành duy thức luận (+), Đại thừa Trang nghiêm kinh luận (+)
- Thành thật luận (+), Nhân Minh nhập chính lý luận (+), Đại thừa khởi tín luận, Thanh tịnh đạo, Pháp bảo đàn kinh, Tông kính lục (+), Mật chú viên nhân vãng sinh tập (+), Tịnh thổ thập nghi luận (+)
- Phật tổ thống kỷ (+), Phật tổ thông tái (+), Lương cao tăng truyện, Tục cao tăng truyện (+), Tống cao tăng truyện (+), Cảnh Đức Truyền đăng lục, Đại Đường Tây Vực ký, Hoằng Minh tập (+), Quảng hoằng minh tập (+), Lạc Dương già-lam ký (+), Ngũ đăng hội nguyên (+), Đại Từ Ân tự Tam Tạng pháp sư truyện (+)
- Pháp uyển châu lâm (+), Nhất thiết kinh âm nghĩa (+), Khai Nguyên Thích giáo lục, Âm trì nhập kinh (+), An bàn thủ ý kinh (+)
- Đại tạng kinh, Càn Long Đại tạng kinh, Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, Ba-lợi tam tạng (+), Vĩnh Nhạc bắc tạng (+), Tạng văn Đại tạng kinh (+), Triệu Thành kim tạng (+), Bát vạn Đại tạng kinh
- Bát đại thánh địa (+): Lumbini, Bodh Gaya, Sarnath, Shravasti, Sankissa (+), Rajgir, Vaishali, Kushinagar
- Tứ đại danh sơn: Phổ Đà sơn, Ngũ Đài sơn, Nga Mi Sơn, Cửu Hoa sơn
- Cung điện Potala, Angkor Wat, Borobudur, Nalanda
Nội dung khác : Lịch sử Phật giáo, Âm nhạc Phật giáo (+), Nghệ thuật Phật giáo