Thái Lan có diện tích 508.130 km², dân số vào khoảng 76 triệu người (ước tính 2023). Khoảng 75% là dân tộc Thái, 21% là người Thái gốc Hoa và 6% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm thiểu số như Môn, Khmer và các dân tộc khác. Thống kê có khoảng 2,1 triệu người nhập cư hợp pháp cũng như bất hợp pháp ở Thái Lan, trong đó, số lượng lao động nước ngoài bất hợp pháp có thể lên tới hơn 1 triệu người, dẫn đến những hệ quả như tội phạm gia tăng và khoảng cách của sự bất bình đẳng xã hội ngày một lớn. Về tôn giáo, Phật giáo Nam Tông được coi là 'quốc giáo' với tỷ lệ người theo là 90,4% - khiến cho nước này trở thành một trong những quốc gia Phật giáo lớn nhất trên thế giới theo tỷ lệ dân số. Cũng theo điều tra dân số năm 2023, Hồi giáo chiếm 4% và Kitô giáo chiếm 2,1%.
Sau khi giải tán chính phủ và Thượng viện, NCPO đặt hết mọi quyền thi pháp và lập pháp vào các lãnh đạo của họ và hệ thống tư pháp hoạt động dưới sự chỉ đạo của họ. NCPO cũng bãi bỏ Hiến pháp Thái Lan 2007, chỉ giữ lại điều thứ hai đề cập đến nhà vua, tuyên bố thiết quân luật và giờ giới nghiêm trên toàn quốc, cấm tụ tập chính trị, bắt giam và tạm giam các chính khách và những người phản đối, thiết lập kiểm duyệt internet và nắm quyền kiểm soát truyền thông. (Đọc thêm...)
Image 2
Bản đồ các tỉnh có ca nhiễm COVID-19 tại Thái Lan (tính đến ngày 9 tháng 6 năm 2023)
Đại dịch COVID-19 tại Thái Lan là một phần của đại dịchbệnh virus corona 2019 (COVID-19) trên toàn cầu gây ra bởi SARS-CoV-2. Virus được xác nhận đã đến Thái Lan ngày 13 tháng 1 năm 2020, và là ca nhiễm đầu tiên ngoài Trung Quốc. Việc theo dõi những du khách vào nước này cho thấy số ca nhiễm tương đối ít suốt tháng 1, hầu hết là khách tham quan hoặc cư dân trở về từ Trung Quốc. Ca nhiễm lan truyền trong cộng đồng đầu tiên được xác nhận ngày 31 tháng 1.
Số ca nhiễm ở mức thấp suốt tháng 2, đạt con số 40 ca vào cuối tháng. Số ca tăng vọt vào giữa tháng 3, bắt nguồn từ một số cụm lây nhiễm, trong đó lớn nhất là tại một cuộc đấu muay Thái ở sân vận động Muay Lumpinee ngày 6 tháng 3. Trong tuần tiếp theo, hàng trăm ca nhiễm mới được phát hiện mỗi ngày, và các địa điểm kinh doanh công cộng tại Băng Cốc và một số tỉnh khác bị yêu cầu đóng cửa. Việc ngừng đột ngột các hoạt động kinh doanh ở Băng Cốc khiến hàng chục nghìn lao động trở về quê nhà. Thủ tướng Prayut Chan-o-cha ban bố tình trạng khẩn cấp từ ngày 26 tháng 3, và một lệnh giới nghiêm có hiệu lực từ ngày 3 tháng 4. Tất cả các đường bay thương mại quốc tế bị dừng từ ngày 4 tháng 4, và các biện pháp cách ly được triển khai ở nhiều mức độ khác nhau trên khắp đất nước. Số ca nhiễm mới giảm dần trong tháng 4; đến giữa tháng 5, số ca lây nhiễm trong cộng đồng gần như bằng không, và các biện pháp phòng dịch dần được nới lỏng. Sự hợp tác của người dân với các chuyên gia dịch tễ, và cơ sở hạ tầng y tế hiệu quả được cho là những yếu tố góp phần vào kết quả chống dịch tương đối thành công của Thái Lan cho đến nay. Lệnh giới nghiêm được dỡ bỏ vào tháng 7 và trường học bắt đầu mở cửa trở lại từ tháng 8. Tuy nhiên, tình trạng khẩn cấp vẫn còn có hiệu lực. (Đọc thêm...)
Văn hóa Thái Lan là một khái niệm bao hàm những niềm tin và các đặc trưng văn hóa trên vùng đất mà ngày nay được biết đến như là đất nước Thái Lan hiện đại. Năm 1431, quân Ayutthaya của người Thái đã chiếm được kinh đô Yasodharapura của Đế quốc Khmer, đốt phá và bắt rất nhiều nghệ nhân người Khmer về để xây dựng nên các công trình kiến trúc và văn hóa. Do đó, người Thái không có văn hóa riêng, văn hóa Thái Lan ngày nay là sự pha trộn giữa các văn hóa đến từ Ấn Độ, Trung Quốc và ảnh hưởng từ các nền văn hóa sơ sử của các quốc gia láng giềng Đông Nam Á khác đặc biệt là văn hóa Campuchia. Chủ yếu, đó là những ảnh hưởng đến từ Phật giáo, Ấn Độ Giáo, vật linh giáo và từ các nhóm dân di cư gần đây đến từ Trung Quốc và miền nam Ấn Độ. (Đọc thêm...)
Băng Cốc (tiếng Anh: Bangkok, tiếng Thái: กรุงเทพมหานครKrung Thep Maha Nakhon, phiên âm: Cơ-lung Thép Ma-Ha Na-Khon, tên đầy đủ là "Krung Thep Mahanakhon Amon Rattanakosin Mahinthara Ayuthaya Mahadilok Phop Noppharat Ratchathani Burirom Udomratchaniwet Mahasathan Amon Piman Awatan Sathit Sakkathattiya Witsanukam Prasit") là thủ đô và đồng thời là thành phố đông dân nhất của Thái Lan. Bangkok có diện tích 1568,7 km² và nằm trong châu thổsông Chao Phraya ở miền Trung Thái Lan với dân số khoảng 8 triệu người. Nếu tính cả vùng đô thị Bangkok thì dân số của thành phố lên đến hơn 14 triệu, chiếm hơn 1/5 dân số cả nước và vượt trội hơn tất cả những vùng đô thị khác ở Thái Lan. Bangkok cũng là một trong những thành phố lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và châu Á.
Từ một thị trấn nhỏ trong vương quốc Ayutthaya vào thế kỉ 15, Bangkok nhanh chóng mở rộng nhờ thương mại và trở thành nơi tọa lạc của 2 thủ đô là Thonburi vào năm 1768 và Rattanakosin năm 1782. Với vai trò thủ đô vương quốc Xiêm, Bangkok chứng kiến sự hiện đại hóa nhanh chóng của đất nước cùng những biến động chính trị lớn của Thái Lan từ thế kỉ 19 cho đến nay. Thành phố phát triển mạnh mẽ từ những năm 1960 đến 1980 và ngày nay đóng vai trò quan trọng hàng đầu về chính trị, kinh tế, giáo dục và truyền thông của nước Thái Lan hiện đại. (Đọc thêm...)
Image 7
Rama I (20 tháng 3 năm 1736 – 7 tháng 9 năm 1809), miếu hiệu là Phrabat Somdej Phra Buddha Yotfa Chulaloke (tiếng Thái: พระบาทสมเด็จพระพุทธยอดฟ้าจุฬาโลก), là vị vua đầu tiên của Vương triều Chakri, Thái Lan. Ông đã được dân chúng gọi là "Đại đế" (tiếng Thái: Maharaja). Sử nhà Nguyễn gọi là Chất Tri (質知, "Chakri"), sử Trung Quốc gọi là Trịnh Hoa (鄭華). Sử Việt thường gọi các vua triều Chakri là Phật vương (佛王). (Đọc thêm...)
Phật giáo được cho là đã đến Thái Lan ngày nay sớm nhất là 250 TCN [cần dẫn nguồn], vào thời Hoàng đế Ấn Độ Ashoka. Kể từ đó, Phật giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa và xã hội Thái Lan. Phật giáo và chế độ quân chủ Thái Lan thường được đan xen với nhau, với các vị vua Thái Lan trong lịch sử được coi là người bảo trợ của Phật giáo ở Thái Lan. Mặc dù chính trị và tôn giáo nói chung bị tách biệt trong phần lớn lịch sử Thái Lan, nhưng mối liên hệ của Phật giáo với nhà nước Thái Lan sẽ tăng lên vào giữa thế kỷ 19 sau những cải cách của vua Mongkut, điều đó sẽ dẫn đến sự phát triển của một giáo phái được ủng hộ bởi hoàng gia và gia tăng tập trung của Tăng đoàn Thái Lan dưới quyền nhà nước, với sự kiểm soát của nhà nước đối với Phật giáo ngày càng tăng sau cuộc đảo chính năm 2014. (Đọc thêm...)
Tính theo độ dài đứng thứ 12 (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 tỉ m³). Lưu lượng trung bình 13.200 m³/s, vào mùa nước lũ có thể lên tới 30.000 m³/s. Lưu vực của nó rộng khoảng 795.000 km² (theo số liệu của Ủy hội sông Mê Kông) hoặc hơn 810.000 km² (theo số liệu của Encyclopaedia Britannica 2004). (Đọc thêm...)