Cổng thông tin:Việt Nam
trên Wikipedia tiếng Việt
|
Việt Nam
Việt Nam có diện tích 331.690 km², nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Chung đường biên giới với ba quốc gia, phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, còn phía đông là biển Đông. Năm 2019, dân số Việt Nam khoảng hơn 96 triệu người, đứng thứ 13 thế giới. Hà Nội, thủ đô của Việt Nam là thành phố lớn thứ hai với 6,2 triệu dân, sau Thành phố Hồ Chí Minh, 8,8 triệu dân.
Lịch sử Việt Nam được bắt đầu từ 1 đến 2 ngàn năm trước Công Nguyên. Trải qua nhiều thế kỷ với các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, từ giữa thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh. Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đánh dấu sự chấm dứt của người Pháp trên lãnh thổ, nhưng Việt Nam bị chia thành hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất và từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức mang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Hiện nay Việt Nam là một quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa với đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới. Ngày 16 tháng 10 năm 2007, tại cuộc bỏ phiếu diễn ra ở phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Việt Nam chính thức được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
Với 54 dân tộc, Việt Nam là nước có nền văn hóa đa dạng. Tiếng Việt, ngôn ngữ chính thức của Việt Nam, là ngôn ngữ mẹ đẻ của trên 90 triệu người, cũng được các kiều dân sử dụng tại nhiều quốc gia khác như Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Campuchia.
Địa lý
Lịch sử
Chính trị
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Đứng đầu Quốc hội là Chủ tịch Quốc hội. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước được Quốc hội bầu.
Các dân tộc
Ngôn ngữ
Tôn giáo
Kinh tế
Ẩm thực
Sân khấu dân gian
Văn hóa
Văn hóa Việt Nam là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất trong khu vực Thái Bình Dương. Tuy nằm cạnh hai nền văn hóa lớn là văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, Việt Nam vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, thể hiện qua nhiều mặt như các các phong tục truyền thống vẫn còn tồn tại đến ngày nay đời sống của người Việt hay nền văn học dân gian phong phú độc đáo. Có thể nói văn hóa của Việt Nam là sự pha trộn đặc biệt giữa nhiều nền văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa cũng có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Chàm, và sau này ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây (Pháp, Nga, Mỹ).
Khoa học và giáo dục
Nền giáo dục Việt Nam hiện nay đang cố gắng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ở Việt Nam có 4 cấp học: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học. Có một số cơ sở giáo dục đại học lớn như: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Huế, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Y Hà Nội.
Cơ sở nghiên cứu khoa học lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ngoài ra Việt Nam còn có hệ thống các viện, trung tâm nghiên cứu trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trực thuộc các trường đại học và một số bộ khác. Khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo đang được chính phủ Việt Nam coi là ưu tiên phát triển.
Bạn có biết
- Tất cả các mục sau đây đều xuất hiện trong mục Bạn có biết của Trang Chính
- Ngày 9 tháng 1 năm 2023
- …Đào Hồng Lan là Bộ trưởng Bộ Y Tế đầu tiên của Việt Nam không xuất thân từ ngành Y?
- Ngày 10 tháng 10 năm 2018
- Vsmart Aris Pro là điện thoại thông minh Việt Nam đầu tiên có camera ẩn dưới màn hình?
- Ngày 25 tháng 12 năm 2006
- ... theo huyền sử Việt Nam, một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ là tổ của các dân tộc Bách Việt?
- Ngày 18 tháng 2 năm 2013
- ... quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Thái Lan trong lịch sử được xác lập lần đầu vào cuối thế kỷ 12?
- Ngày 29 tháng 2 năm 2016
- ... Anê Lê Thị Thành là phụ nữ duy nhất trong số 117 thánh tử đạo Việt Nam?
- Ngày 4 tháng 7 năm 2016
- ... tập sách Sứ điệp Loài Hoa của Antôn Nguyễn Ngọc Sơn có giai đoạn bị cấm vì bài viết về hoa bất tử trong sách?
- Ngày 9 tháng 8 năm 2018
- ... nhà giàn trên Bãi Vũng Mây (Biển Đông) hiện được thiết kế kết cấu liên hoàn theo mẫu giàn khoan nước sâu?
- 18-08-2016
- ... Bản đồ Hồng Đức là bộ bản đồ địa lí đầu tiên do nhà nước phong kiến Việt Nam thực hiện?
- 2011-6-13
- ... dự án xây dựng thành phố nghỉ dưỡng Đà Lạt từng bị dừng lại vào năm 1902 sau khi Toàn quyền Paul Doumer trở về Pháp?
- 2015-10-08
- ... thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, tổng thống giữ trách nhiệm điều hành Bộ Quốc phòng?
- 2006-01-02
- 2013-3-25
- ... tên gọi cầu Trường Tiền ở cố đô Huế xuất phát từ xưởng đúc tiền dã chiến do Bùi Thế Đạt mở và chỉ tồn tại trong 4 tháng?
- 2013-3-25
- ... nhà nghiên cứu cơ học vật rắn Bùi Huy Đường là người Việt đầu tiên và duy nhất đến nay là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp?
- 2013-07-22
- ... Bùi Tuyết Minh là nữ Thiếu tướng đầu tiên của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam?
Tham gia
Chủ đề Việt Nam đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:
- Sửa chữa và bổ sung cho các bài sơ khởi (trợ giúp):
- Viết hay dịch bài mới bằng cách gõ tên bài mới rồi ấn nút Viết trang mới (trợ giúp).
- Các bài cần viết: Công nghiệp Việt Nam, Múa cổ truyền Việt Nam,...
- Các bài sơ khai:
- Các bài cần sửa:...
- Ngoài ra, bạn cũng có thể sửa đổi nhỏ về giao diện của chủ đề nếu thật sự có khả năng.
Tỉnh và thành phố
Một hình ảnh
Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963
Hòn Gà Chọi, Vịnh Hạ Long (vịnh nơi rồng đáp xuống)
Lúa chín vàng tại ruộng bậc thang ở Sa Pa vào mùa thu.
Thung lũng Mường Thanh, Điện Biên Phủ
Một địa danh
Thái Nguyên,Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Do vị trí địa lý thuận lợi, Thái Nguyên trở thành một trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực Đông Bắc hay cả Vùng trung du và miền núi phía Bắc. Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên hiện đang được nghiên cứu để trở thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Nhân vật
Hoàng đế Gia Long (chữ Hán:嘉隆, 1762–1820), tên húy Nguyễn Phúc Ánh (chữ Hán: 阮福映; thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), là hoàng đế đầu tiên và là người thành lập nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Là cháu trai của vị chúa Nguyễn cuối cùng, sau khi gần như toàn bộ gia tộc bị quân Tây Sơn bắt giết năm 1777, Nguyễn Ánh phải trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc. Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm La và Pháp, ông giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến...
Nét đẹp văn hóa
Mỹ thuật dân gian Việt Nam được ghi nhận gồm các hình trang trí trên trống đồng, trên các đồ khảo cổ tới điêu khắc đình làng, chùa ở nông thôn Bắc bộ và tranh dân gian. Đáng kể nhất là vốn mỹ thuật dân gian với điêu khắc đình chùa và các dòng tranh dân gian như tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội), tranh làng Sình (Huế), tranh Kim Hoàng (Hà Tây), tranh thờ Đạo Giáo (miền núi phía Bắc). Tuy nhiên kho tàng mỹ thuật dân gian Việt Nam vẫn đang tiếp tục được khám phá.
Bài chọn lọc
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam.
Các bài viết chọn lọc
- Khoa học xã hội:
- Lịch sử: Chăm Pa • Toàn quyền Đông Dương • Nhà Lý • Viện Viễn Đông Bác Cổ • Đường Trường Sơn • Lịch sử Đà Lạt • Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979
- Nhân vật lịch sử: Lê Đại Hành • Lê Thái Tổ • Quang Trung • Gia Long • Thích Quảng Đức
- Địa lý: Hà Nội • Thành phố Hồ Chí Minh • Vịnh Hạ Long • Phố cổ Hội An • Thánh địa Cát Tiên • Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng • Đà Lạt • Khánh Hòa
- Văn hóa - Xã hội: Tên người Việt Nam • Kinh tế Việt Nam Cộng hòa • Giáo dục Việt Nam Cộng hòa • Trường Chu Văn An (Hà Nội) • Dòng máu anh hùng • Thế Lữ
- Lịch sử: Chăm Pa • Toàn quyền Đông Dương • Nhà Lý • Viện Viễn Đông Bác Cổ • Đường Trường Sơn • Lịch sử Đà Lạt • Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979