Cộng hòa Công nhân Xã hội chủ nghĩa Phần Lan

Cộng hòa Công nhân Xã hội chủ nghĩa Phần Lan (tiếng Nga: Финляндская Социалистическая Рабочая Республика, tiếng Phần Lan: Suomen sosialistinen työväentasavalta, tiếng Thụy Điển: Finlands socialistiska arbetarrepublik) đã được thành lập và tồn tại trong thời gian ngắn bởi Chính phủ Xã hội chủ nghĩa Phần Lan. Nước này được thành lập sau một cuộc cách mạng trong Nội chiến Phần Lan và sau Cách mạng tháng Mười Nga. Nhà nước này không sử dụng tên đó trước ngày 28 tháng 1 năm 1918 bởi sắc lệnh của Xô viết Helsinki (sau được gọi là Hội đồng Nhân dân Helsinki). Cách mạng đã được phát động bởi những người đứng đầu thuộc phái Bolshevik trong Đảng Xã hội Dân chủ Phần Lan. Hội đồng nhân dân (kansanvaltuuskunta), mà ngày nay gọi là Xô viết, đã được tổ chức bởi Xã hội chủ nghĩa Phần Lan, cùng với Xô viết Helsinki, là chỗ dựa của chính phủ.

Финляндская Социалистическая Рабочая Республика
Suomen sosialistinen työväentasavalta
1918–1918
Quốc kỳ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Công nhân Phần Lan
Quốc kỳ
Quốc huy Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Công nhân Phần Lan
Quốc huy

Tổng quan
Thủ đôHelsinki
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Nga
Tiếng Phần Lan
Tiếng Thụy Điển
Chính trị
Chính phủCộng hòa Xô viết Tự trị
Người đứng đầu nhà nước 
Lịch sử
Thời kỳNội chiến Phần Lan
• Thành lập
28 tháng 1 năm 1918 1918
• Đình chỉ
13 tháng 4 năm 1918 1918
Kinh tế
Đơn vị tiền tệFinnish Markkar
Tiền thân
Kế tục
Vương quốc Phần Lan (1918)
Phần Lan

Lịch sử sửa

 
Khu vực kiểm soát của các đoàn Đại biểu nhân dân Phần Lan (màu cam); những khu công nghiệp ở phía nam có hầu hết dân số Phần Lan.

Chính quyền này đã đàm phán một Hiệp ước Hữu nghị với nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga dã được hoàn thành vào ngày 1 tháng 3 và thông qua ở Petrograd.Hồng quân (Phần Lan) đã bị thất bại vào cuối tháng 3 năm 1918 trong sự kết thúc của cuộc Nội chiến Phần Lan bởi quân Bạch vệ Phần Lan được sự ủng hộ củ các lực lượng vũ trang Đế quốc Đức. Cương lĩnh và bản dự thảo hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hôi chủ nghĩa, được viết bởi Otto Wille Kuusinen, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội dân chủ, bởi tư tưởng tự do trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và bởi chế độ của Thụy Sĩ. Mục tiêu chính ở đây là cải cách xã hội và lời tuyên bố để đạt được mục đích này đã được Nghị viện dân chủ làm cơ sở trên các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của nhân dân và các dân tộc, quốc gia tự quyết. Nền chuyên chính vô sản như theo chủ nghĩa Marx đã không có trong cương lĩnh, sự hiềm khích trong việc thiết lập một nước Phần Lan xã hội dân chủ. Cộng hòa Công nhân Xã hội chủ nghĩa Phần Lan nhận được sự ủng hộ từ phía Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, mà cũng phải giúp đỡ và ủng hộ các chính phủ Cộng sản ở Cộng hòa Xô viết Hungary và Cộng hòa Xô viết Bavaria. Cộng hòa Công nhân Xã hội chủ nghĩa Phần Lan hầu như bắt đầu vào cuộc chiến trong vùng kiểm soát của mình là ở các khu công nghiệp phía nam, trong khi đó thì kẻ địch của họ đang kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn, nhưng dân sư ở phía bắc lại rất thưa thớt. Những lối vào của tàu hỏa Đức và Bạch vệ Phần Lan, và bản thân quân đội Đức đóng ở đây dã ép buộc Cộng hòa Công nhân Xã hội chủ nghĩa Phần Lan phải tối đa dựa vào sự giúp đỡ của Xô viết, cả về quân sự lẫn kinh tế, cách này cũng tan vỡ khi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga đang phải bân rộn trong cuộc Nội chiến Nga. Những người Cộng sản đã thất bại và mười trong số hàng ngàn người trong Đảng Xã hội Dân chủ trở thành nạn nhân của sự dã man trong cuộc khủng bố trắng. Những người còn lại phải ẩn trốn, chuyển sang hoạt động bí mật hay rời khỏi đất nước. Vài tháng sau đó, nhiều người rời khỏi đất nước đã thành lập Đảng Cộng sản Phần Lan trong vùng tị nạn tại Moskva.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  • Treaty of Friendship with the Finnish Socialist Workers’ Republic, một hiệp ước Nga - Phần Lan.
  • Treaty with the Finnish Socialist Workers’ Republic, ghi chép của Lênin về vấn đề này.
  • Viện Sử học, Thế giới - Những sự kiện lịch sử (1901-1945). Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội. 2001. Trang 110.
  • Alapuro, Risto (1988), State and Revolution in Finland. University of California Press, Berkeley, ISBN 0-520-05813-5.
  • Haapala, Pertti (2014), The Expected and Non-Expected Roots of Chaos: Preconditions of the Finnish Civil War. In: Tepora, T. & Roselius, A. (eds.) The Finnish Civil War 1918. History, Memory, Legacy, pp. 21–50. Brill Academic Press, ISBN 978-900-4243-66-8.
  • Jussila, Osmo (2007), Suomen historian suuret myytit. WSOY, ISBN 978-951-0-33103-3.
  • Jyränki, Antero (2014), Kansa kahtia, henki halpaa. Oikeus sisällissodan Suomessa?, ISBN 978-951-884-520-4.
  • Kalela, Jorma (2008), Yhteiskunnallinen kysymys ja porvarillinen reformismi. In: Pernaa V. & Niemi K. Mari (eds.) Suomalaisen yhteiskunnan poliittinen historia, pp. 31–44, ISBN 978-951-37-5321-4.
  • Keränen Jorma, Tiainen Jorma, Ahola Matti, Ahola Veikko, Frey Stina, Lempinen Jorma, Ojanen Eero, Paakkonen Jari, Talja Virpi & Väänänen Juha (1992), Suomen itsenäistymisen kronikka. Gummerus, ISBN 951-20-3800-5.
  • Kettunen, Pauli (1986), Poliittinen liike ja sosiaalinen kollektiivisuus: tutkimus sosialidemokratiasta ja ammattiyhdistysliikkeestä Suomessa 1918-1930. Historiallisia tutkimuksia 138. Gummerus, Jyväskylä, ISBN 951-9254-86-2.
  • Klemettilä, Aimo (1989), Lenin ja Suomen kansalaissota. In: Numminen J., Apunen O., von Gerich-Porkkala C., Jungar S., Paloposki T., Kallio V., Kuusi H., Jokela P. & Veilahti V. (eds.) Lenin ja Suomi II, pp. 163–203, ISBN 951-860-402-9.
  • Manninen, Ohto (1995), Vapaussota - osana suursotaa ja Venäjän imperiumin hajoamista. In: Aunesluoma, J. & Häikiö, M. (eds.) Suomen vapaussota 1918. Kartasto ja tutkimusopas, pp. 21–32, ISBN 951-0-20174-X.
  • Payne, Stanley G. (2011), Civil War in Europe, 1905-1949. Cambridge University Press, ISBN 978-1-107-64815-9.
  • Pietiäinen, Jukka-Pekka (1992), Suomen ulkopolitiikan alku. In: Manninen, O. (ed.) Itsenäistymisen vuodet 1917–1920, III Katse tulevaisuuteen, pp. 252–403, ISBN 951-37-0729-6.
  • Piilonen, Juhani (1993), Rintamien selustassa. In: Manninen, O. (ed.) Itsenäistymisen vuodet 1917-1920, II Taistelu vallasta, pp. 486–627, ISBN 951-37-0728-8.
  • Pipes, Richard (1996), A Concise History of the Russian Revolution, ISBN 0-679-74544-0.
  • Rinta-Tassi, Osmo (1986), Kansanvaltuuskunta Punaisen Suomen hallituksena. Opetusministeriö, ISBN 951-860-079-1.
  • Suodenjoki, Sami (2009), Siviilihallinto. In: Haapala, P. & Hoppu, T. (eds.) Sisällissodan pikkujättiläinen, pp. 246–269, ISBN 978-951-0-35452-0.
  • Upton, Anthony F. (1973), The Communist Parties of Scandinavia and Finland. Weidenfeld & Nicolson, London, ISBN 0-297-99542-1 Đã bỏ qua tham số không rõ |ignore-isbn-error= (gợi ý |isbn=) (trợ giúp).
  • Upton, Anthony F. (1981), Vallankumous Suomessa 1917-1918, II, Gummerus Oy, ISBN 951-26-2022-7.