Cục Cảnh sát giao thông (Việt Nam)

Cục Cảnh sát giao thông (C08) là một cơ quan thuộc Bộ Công an Việt Nam, có chức năng nghiên cứu, đề xuất và trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, các hoạt động phạm tội và vi phạm pháp luật khác trên các tuyến đường, địa bàn giao thông công cộng theo quy định của pháp luật.

Cục Cảnh sát giao thông
Công an nhân dân Việt Nam

Công an hiệu
Quốc gia Việt Nam
Thành lậpNgày 21 tháng 2 năm 1946 (77 năm, 29 ngày)
Lực lượngCảnh sát giao thông
Phân cấpCục đặc biệt
Nhiệm vụLà cơ quan đầu ngành về công tác bảo vệ trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa
Bộ phận củaBộ Công an (Việt Nam)
Bộ chỉ huySố 112 Lê Duẩn, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội[1]
Số 258 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh (đại diện phía Nam)
Tên khácC08
Lễ kỷ niệmNgày 21 tháng 2
Lãnh đạo hiện nay
Cục trưởng
Phó Cục trưởng


Nhiệm vụSửa đổi

 
Cảnh sát giao thông trên đường phố Việt Nam

Cục Cảnh sát giao thông có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công an tham mưu với Đảng, Nhà nước các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về bảo vệ  trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; tổ chức thực hiện và thống nhất quản lý, chỉ huy, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra lực lượng Cảnh sát giao thông thực hiện các chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo vệ trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; phối hợp với các lực lượng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và vi phạm trật tự, an toàn xã hội trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Công an.  

  • Tổ chức tuyên truyền luật giao thông; tổ chức, chỉ đạo và tiến hành công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; đăng ký và cấp biển số các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (trừ các phương tiện giao thông đường bộ quân sự và xe máy chuyên dùng)
  • Đào tạo, cấp và đổi giấy phép điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và tàu, xuồng của lực lượng công an
  • Tổ chức, chỉ huy, điều khiển giao thông ở các đô thị và đầu mối giao thông quan trọng
  • Khi có tình huống đột xuất, được phép phân luồng, phân tuyến và quy định các điểm cấm dừng, cấm đỗ tạm thời
  • Tuần tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa
  • Tổ chức điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông; chủ trì, phối hợp với cơ quan giao thông vận tải thống kê phân tích xác định nguyên nhân, điều kiện của tai nạn giao thông và đề xuất biện pháp phòng ngừa
  • Phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra thiết bị an toàn các phương tiện giao thông vận tải đường thủy, đường sắt khi có dấu hiệu không bảo đảm an toàn.

Lãnh đạo hiện naySửa đổi

 
Lãnh đạo Cảnh sát giao thông Việt Nam

Cục trưởng


Phó Cục trưởng


Phó Cục trưởng


Phó Cục trưởng


Phó Cục trưởng


Phó Cục trưởng

Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung


Thiếu tướng Lê Xuân Đức


Thiếu tướng Nguyễn Văn Minh


Thượng tá Đinh Thế Anh


Thượng tá Phạm Quang Huy


Thượng tá Phạm Việt Công

Tổ chức bộ máySửa đổi

  • Phòng Tham mưu (có Trung tâm Thông tin chỉ huy Cảnh sát giao thông) (Phòng 1)
  • Phòng Chính trị (Phòng 2)
  • Phòng Hậu cần (Phòng 3)
  • Phòng Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (Phòng 4)
  • Phòng Hướng dẫn điều tra, xử lý tai nạn giao thông (Phòng 5)
  • Phòng Hướng dẫn đăng ký và kiểm định phương tiện (Phòng 6)
  • Phòng Hướng dẫn, tổ chức sát hạch, quản lý giấy phép của người điều khiển phương tiện trong Công an nhân dân (Phòng 7)
  • Phòng Hướng dẫn tổ chức, điều khiển giao thông và dẫn đoàn (có các Đội dẫn đoàn) (Phòng 8)
  • Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ (Phòng 9)
  • Phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc (có các Đội Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc) (Phòng 10)
  • Phòng Hướng dẫn và tổ chức bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt (có các Đội kiểm tra, giám sát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt) (Phòng 11)
  • Phòng Công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm trên đường thủy nội địa (Phòng 12)
  • Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường thủy nội địa (Phòng 13)
  • Phòng khám nghiệm
  • Thủy đoàn I
  • Thủy đoàn II (Trước là Thủy đoàn III)
  • Trung tâm Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo lái xe

Cục trưởng qua các thời kỳSửa đổi

Thứ tự Tên Cấp bậc, Quân hàm Thời gian
tại nhiệm
Chức vụ Ghi chú
1 Tô Quyền   Đại tá Không rõ Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông nguyên Giám đốc Công an tỉnh Hải Hưng (nay là tỉnh Hưng Yên)
2 Trần Sơn Hà   Thiếu tướng 2014 - 2018 Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông
3 Vũ Đỗ Anh Dũng   Trung tướng 2018 - 2020 Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an
4 Nguyễn Văn Trung   Thiếu tướng 2020 - nay Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông nguyên Giám đốc công an tỉnh Hà Nam

Phó cục trưởng qua các thời kỳSửa đổi

Thứ tự Tên Cấp bậc, Quân hàm Thời gian
tại nhiệm
Chức vụ Ghi chú
1 Nguyễn Hữu Dánh[2]   Thiếu tướng 2010 - 2018 Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông
2 Nguyễn Quốc Diệp   Thiếu tướng 2015 - 2018 Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông
3 Dương Ngọc Tiến[3]   Đại tá 2015 - 2016 Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông
4 Vũ Quý Phi   Đại tá ? - 2018 Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông

Tranh cãiSửa đổi

Ngày 26/4/2013, Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ, đường sắt (C67, Bộ Công an) đã ký văn bản số 1042/C67-P3 gửi Trưởng phòng CSGT công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc "Giả danh nhà báo ghi hình CSGT". Tuy nhiên, trong văn bản này có đoạn: "Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật".[4]

Ngày 29/11/2020, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện thông tin phản ánh 3 cán bộ CSGT (Công an huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) có hành vi, lời nói vi phạm quy tắc ứng xử và Điều lệnh Công an nhân dân. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ vi phạm.

Từ kết quả xác minh của Tổ công tác, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo Công an huyện Việt Yên xem xét, xử lý kỷ luật đối với 3 cán bộ liên quan, điều chuyển 3 cán bộ này ra khỏi lực lượng CSGT (bố trí công tác khác); hạ xếp loại cán bộ và không phân công nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đối với 2 cán bộ; hạ xếp loại cán bộ, thi đua đối với 2 lãnh đạo Công an huyện Việt Yên, 2 chỉ huy Đội CSGT có liên quan.[5]

Ngày 28/3/2021, một nhóm thanh niên làm YouTuber ở Bình Chánh (Thành phố Hồ Chí Minh) rủ quay clip ở bãi đất ruộng thì bị CSGT đến đấm, đạp túi bụi vào lưng và đầu, sau đó đưa về công an xã ‘nhốt’ gần nửa ngày. Đoạn clip đang gây xôn xao mạng xã hội với nhiều hình ảnh. Lãnh đạo công an cũng đã vào cuộc xác minh.[6]

Ngày 25/9/2022, cư dân mạng xôn xao trước việc hai thiếu niên ở tỉnh Sóc Trăng đã bị một nhóm cảnh sát giao thông có hành vi sử dụng bạo lực (dùng tay, chân, gậy nhựa điều khiển giao thông, mũ bảo hiểm) đánh 2 thanh niên này. Vụ việc sau đó đã được lan truyền rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội cũng như các phương tiện truyền thông tại Việt Nam, gây nên nhiều phản ứng trái chiều trong dư luận.

Theo Công an Sóc Trăng, 15h ngày 25/9, tổ tuần tra của Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự Công an thị xã Vĩnh Châu làm nhiệm vụ trên tuyến quốc lộ Nam Sông Hậu. Khi đến đoạn đường thuộc phường Vĩnh Phước, lực lượng này phát hiện một người điều khiển xe máy Exciter 150 phân khối, chở theo một thiếu niên chạy ngược chiều.

Nghi vấn người cầm lái sử dụng rượu bia và chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện phân khối lớn tham gia giao thông, lực lượng làm nhiệm vụ ra tín hiệu dừng phương tiện để kiểm tra. Tuy nhiên, người điều khiển không chấp hành mà tăng ga bỏ chạy với tốc độ cao, chèn ép xe của tổ tuần tra, lạng lách, đánh võng trên đoạn đường gần 30 km.

Khi đến ấp Âu Thọ B, xã Vĩnh Hải, một số cảnh sát do không kiềm chế được nóng giận nên có hành vi như trên. Cả 5 cảnh sát trong tổ tuần tra của Đội CSGT - Trật tự Công an thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) bị kỷ luật. Trong đó, 3 người đánh 2 thiếu niên bị tước danh hiệu công an nhân dân.[7][8][9]

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “Giới thiệu Cục Cảnh sát giao thông”.
  2. ^ “Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh: Cây như 'quái thú' trên QL.1 không phải của tôi”. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2018.
  3. ^ “Đảng bộ Cục CSGT trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng”. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2018.
  4. ^ “Cấm quay phim CSGT: Văn bản quá trúc trắc”. Báo điện tử VTC News. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.
  5. ^ “Điều chuyển 3 CSGT đánh tài xế vi phạm, hạ thi đua 4 lãnh đạo Công an huyện và đội CSGT”. Người Lao động. Truy cập 3 tháng 10 năm 2022.
  6. ^ “Nhóm YouTuber tố 'không hiểu sao' bị CSGT TP.HCM đấm, đạp túi bụi khi quay clip ở bãi đất”. Thanh niên. Truy cập 3 tháng 10 năm 2022.
  7. ^ “Sóc Trăng: Thông tin chính thức vụ Cảnh sát giao thông đánh 2 thiếu niên”. Bảo vệ Công lý. Truy cập 3 tháng 10 năm 2022.
  8. ^ “Họp kiểm điểm 3 cảnh sát đánh 2 thiếu niên ở Sóc Trăng”. zing.vn. Truy cập 3 tháng 10 năm 2022.
  9. ^ “Giám đốc Công an Sóc Trăng: Kỷ luật hình thức đội khung vụ công an đánh 2 thiếu niên”. Tuổi trẻ. Truy cập 3 tháng 10 năm 2022.