'Messier 38|hay M38|hoặc NGC 1912|là tên của một cụm sao mở nằm trong chòm sao Ngự Phu. Trước năm 1654, nhà thiên văn học người Ý Giovanni Battista Hodierna đã phát hiện ra và năm 1749 thì nhà thiên văn học người Pháp Guillaume Le Gentil đã chứng minh nó là một vật thể độc lập. Cụm mở Messier 36Messier 37 cũng được phát hiện bởi Hodierna rồi sau đó được xếp chung nhóm với Messier 38[4]. Cụm mở này cách Trái Đất của chúng ta khoảng 3480 năm ánh sáng (1,066 kpc).[2]

Messier 38
Cụm sao mở M38
Dữ liệu quan sát (kỷ nguyên J2000.0)
Chòm saoNgự Phu
Xích kinh05h 28m 43s[1]
Xích vĩ+35° 51′ 18″[1]
Khoảng cách3.480 ly (1,066 kpc)[2]
Cấp sao biểu kiến (V)7.4
Kích thước biểu kiến (V)21′
Đặc trưng vật lý
Bán kính4pc. (13 ly.)
Tuổi ước tính250[2] Myr
Tên gọi khácNGC 1912[3]
Xem thêm: Cụm sao phân tán, Danh sách cụm sao phân tán

Nếu nối những ngôi sao sáng nhất của cụm mở này ta được một hình dạng giống chữ Pi trong tiếng Hy Lạp hoặc theo như Webb là một dấu thập bị chếch qua. Nhà thiên văn học nghiệp dư người Mỹ Walter Scott Houston đã mô tả nó như sau: "Những bức ảnh thường cho thấy sự chệch hướng ra khỏi vòng tròn, một bằng chứng rõ ràng cho những vật thể quan sát được bằng mắt. Những báo cáo trước đây hầu như là đề cập nó với hình dạng chữ thập, điều này thì quan sát rất rõ ràng bằng các công cụ nhỏ. Nhưng với một gương phản chiếu loại 24 inch ở một đêm có điều kiện thuận lợi ở Arizona sẽ cho ta thấy nó không đều và không hề tạo thành một hình dạng toán học nào.".[5]

Ước tính tuổi của cụm sao này là 290 triệu năm tuổi[2]. Nó có khoảng 100 ngôi sao[6] và nổi bật nhất là một ngôi sao khổng lồ màu vàng với cấp sao biểu kiến là +7,9 và quang phổ của nó thuộc loại G0 và nó là ngôi sao sáng nhất. Tương ứng với đó là cấp sao tuyệt đối đạt -1,5 và độ sáng của nó tương ứng với 900 mặt trời. Do vậy, nếu mặt trời của chúng ta cách Trái Đất với khoảng cách như vậy thì nó sẽ mờ nhạt.

Các thành viên sửa

Hiện tại là một số thành viên của cụm sao này:

 
Bản đồ
Tên Right
ascension
Độ nghiêng Loại quang phổ
HD 35519 05h 26m 54.32s +35° 27′ 26.2″ K2
NGC 1912 HOAG 2 B5II-III
NGC 1912 HOAG 3
NGC 1912 HOAG 4 05h 28m 35.39<s +35° 52′ 51.2″ A0V
NGC 1912 HOAG 5 05h 28m 50.73s +35° 46′ 47.2″ A0Vn
NGC 1912 HOAG 6 05h 28m 10.46s +35° 55′ 26.0″ A0:V
NGC 1912 HOAG 7 05h 28m 34.25s +35° 53′ 29.7″ A2V
NGC 1912 HOAG 11
NGC 1912 HOAG 19 K2IIIb
NGC 1912 HOAG 104 G5III
NGC 1912 SS G2
NGC 1912 HOAG 128 K0III
NGC 1912 SS G4 A5:V
NGC 1912 HOAG 153 K0V
NGC 1912 SS G3 A3V
NGC 1912 HOAG 160 K1IV
NGC 1912 HOAG 161 G5V
NGC 1912 HOAG 171 G7IV
NGC 1912 HOAG 172

Dữ liệu hiện tại sửa

Xích kinh 05h 28m 43s[1]

Độ nghiêng +35° 51′ 18″[1]

Khoảng cách 3.480.000 ly (1.066 kpc)[2]

Cấp sao biểu kiến 7,4

Kích thước biểu kiến 21′

Bán kính 4 parsec (13 năm ánh sáng)

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d de Oliveira, M. R.; Fausti, A.; Bica, E.; Dottori, H. (tháng 7 năm 2002), “NGC 1912 and NGC 1907: A close encounter between open clusters?”, Astronomy and Astrophysics, 390: 103–108, arXiv:astro-ph/0205100, Bibcode:2002A&A...390..103D, doi:10.1051/0004-6361:20020679
  2. ^ a b c d e “WEBDA page for open cluster NGC 1912”. Department of Theoretical Physics and Astrophysics of the Masaryk University. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2018.
  3. ^ “Messier 38”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2018.
  4. ^ Majaess, D. J.; và đồng nghiệp (2007). “In Search of Possible Associations between Planetary Nebulae and Open Clusters”. Publications of the Astronomical Society of the Pacific. 119 (862): 1349–1360. arXiv:0710.2900. Bibcode:2007PASP..119.1349M. doi:10.1086/524414.
  5. ^ Houston, Walter Scott (2005). Deep-Sky Wonders. Sky Publishing Corporation. ISBN 978-1-931559-23-2.
  6. ^ “WEBDA page Lynga catalogue data”. Department of Theoretical Physics and Astrophysics of the Masaryk University. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2018.

Liên kết ngoài sửa

Tọa độ:   05h 28m 42s, 35° 51′ 18″