Cụm tập đoàn quân C (tiếng Đức, Heeresgruppe C, viết tắt HGr C) là một phiên hiệu đại đơn vị cấp Cụm tập đoàn quân của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai. Trong suốt thời gian chiến tranh, phiên hiệu được sử dụng hai lần ở thời kỳ đầu và thời kỳ cuối chiến tranh, đều ở trên chiến trường Mặt trận phía Tây.

Cụm tập đoàn quân C
Kíp lái xe tăng Đức Panzer IV đang cố gắng sửa chữa khung gầm của nó bị hư hỏng trong trận chiến gần Monte Cassino. Tháng 1 năm 1944
Hoạt động26 tháng 8 năm 1939 - 21 tháng 6 năm 1941
26 tháng 11 năm 1943 - 2 tháng 5 năm 1945
Quốc gia Đức
Quân chủngHeer
Quy môCụm tập đoàn quân
Tham chiếnThế chiến thứ hai
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Albert Kesselring

Lịch sử sửa

Chiến dịch Ba Lan và Cuộc chiến kỳ quặc sửa

Cụm tập đoàn quân C được thành lập từ Bộ tư lệnh Tập đoàn quân 2 tại Frankfurt vào ngày 26 tháng 8 năm 1939. Ban đầu, Cụm được giao chỉ huy toàn bộ quân đội ở Mặt trận phía Tây của Đức trong chiến dịch Ba LanCuộc chiến kỳ quặc. Tuy nhiên, trong Kế hoạch Manstein, Cụm được giảm trách nhiệm xuống một vai trò thứ yếu, giới hạn ở nửa phía Nam của Mặt trận phía Tây, thu hút sự chú ý và cầm chân quân Anh - Pháp tại Phòng tuyến Maginotsông Rhine, tạo điều kiện cho Cụm tập đoàn quân ACụm tập đoàn quân B tiến hành dẫn dụ và hợp vây thành công quân Đồng minh trong tháng 6 năm 1940.[1][2]

Sau thắng lợi giòn giã trong Trận chiến nước Pháp, Cụm tập đoàn quân C được chuyển trở lại Đông Phổ (Đức). Trên thực tế, từ tháng 11 năm 1940, các đơn vị của nó được tái triển khai đến biên giới của Liên Xô. Ngày 20 tháng 4 năm 1941, cơ quan chỉ huy Cụm tập đoàn quân C được ngụy trang dưới tên gọi "Bộ Tham mưu Đông Phổ". Ngày 21 tháng 6 năm 1941, Cụm tập đoàn quân C được đổi tên thành Cụm tập đoàn quân Bắc, tiến hành cuộc tấn công vào Liên Xô chỉ một ngày sau đó.

Chiến trường nước Ý sửa

Trước tình hình thất bại của Phe Trục ngày càng đến gần, Đại hội đồng Phát xít Ý đã tiến hành đảo chính, bắt giam Mussolini và lập chính phủ mới do Thống chế Pietro Bagdolio đứng đầu, tiến hành mật đàm với Đồng Minh để rút nước Ý ra khỏi chiến tranh. Đức lập tức tung thêm 16 sư đoàn lên đất Ý, chiếm đóng toàn bộ Ý và nhanh chóng giải giáp phần lớn quân đội nước này, giải thoát Mussolini, thành lập chính quyền bù nhìn Cộng hòa Xã hội Ý. Tuy nhiên, vào đầu tháng 9 năm 1943, quân Đồng Minh đổ bộ vào Nam Ý và đến tháng 10 thì lãnh thổ Nam Ý đã nằm trong sự kiểm soát của Đồng Minh.

Trước tình hình đó, lực lượng quân Đức tại Ý được tổ chức làm 2 cánh: Cụm Tập đoàn quân B ở Bắc Ý do Thống chế Erwin Rommel chỉ huy, bảo hộ Cộng hòa Xã hội Ý; và Cụm Tập đoàn quân C ở Trung - Nam Ý do Thống chế Albert Kesselring chỉ huy, chịu trách nhiệm chiến đấu chính diện chống quân Đồng Minh. Được tái lập vào ngày 26 tháng 11 năm 1943, cơ cấu chỉ huy của Cụm tập đoàn quân C phối hợp với Bộ Tư lệnh Tối cao Không quân phía Nam (Stab des Oberbefehlshabers Süd (Luftwaffe) - OB Süd (Luftwaffe)), thống nhất quyền chỉ huy đối với toàn bộ quân Đức ở mặt trận Tây và Nam Ý. Do đó, cơ quan chỉ huy của Cụm tập đoàn quân C đôi khi được gọi là Bộ Tổng tư lệnh hướng Tây Nam (Oberbefehlshaber (OB) Südwest).

Trong một năm rưỡi, Cụm đã chiến đấu trong các trận chiến khốc liệt để giành giật vị trí với lực lượng Đồng Minh có ưu thế vượt trội. Tuy nhiên, tình hình thất bại của nước Đức là không thể cứu vãn. Cuối tháng 4 năm 1945, phần lớn các đơn vị chủ lực của Cụm tập đoàn quân C đã bị tan rã, cơ quan chỉ huy rời Ý và đến ngày 22 tháng 4 năm 1945, được chuyển giao trực thuộc Bộ chỉ huy miền Nam (tiếng Đức: Oberbefehlshaber Süd) của Đức.

Ngày 29 tháng 4 năm 1945, việc đầu hàng một phần của các lực lượng vũ trang Đức đã được ký kết sau khi các Đồng minh phương Tây xâm chiếm phần còn lại của miền bắc nước Ý. Tuy nhiên, văn kiện đầu hàng mãi đến ngày 2 tháng 5 mới được công bố và có hiệu lực. Điều này chính thức kết thúc chiến tranh ở Ý.[3]

Biên chế chủ lực sửa

Tháng 9 năm 1939 sửa

Tháng 10 năm 1939 sửa

  • Tập đoàn quân số 1
  • Tập đoàn quân số 7

Tháng 7 năm 1940 sửa

Tháng 9 năm 1940 sửa

Tháng 11 năm 1940 sửa

Tháng 12 năm 1940 sửa

Tháng 4 năm 1941 sửa

  • Tập đoàn quân số 11
  • Cụm thiết giáp số 3

Tháng 5 năm 1941 sửa

Tháng 12 năm 1943 sửa

Tháng 4 năm 1944 sửa

Tháng 8 năm 1944 sửa

Tháng 11 năm 1944 sửa

Tháng 3 năm 1944 sửa

  • Tập đoàn quân số 10
  • Tập đoàn quân số 14
  • Tập đoàn quân Liguria

Chỉ huy sửa

Tư lệnh sửa

STT Ảnh Họ tên Thời gian sống Thời gian
tại nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Ghi chú
1
  Wilhelm Ritter von Leeb
1876–1956
tháng 8 năm 1939 - tháng 6 năm 1941
  Đại tướng (1938)
  Thống chế (1940)
Giải ngũ tháng 1 năm 1942
2
  Albert Kesselring
1885–1960
tháng 11 năm 1943 - tháng 10 năm 1944
  Thống chế (1940)
3
  Heinrich von Vietinghoff
1887–1952
tháng 10 năm 1944 - tháng 1 năm 1945
  Đại tướng (1943)
4
  Albert Kesselring
1885–1960
tháng 1 năm 1945 - tháng 3 năm 1945
  Thống chế (1940)
Bị truy tố là tội phạm chiến tranh và bị giam giữ đến tháng 10 năm 1952.
5
  Heinrich von Vietinghoff
1887–1952
tháng 3 năm 1945 - tháng 4 năm 1945
  Đại tướng (1943)
Bị truy tố là tội phạm chiến tranh và bị giam giữ đến tháng 9 năm 1947.
6
Friedrich Schulz
1897–1976
tháng 4 năm 1945 - tháng 5 năm 1945
  Thượng tướng Bộ binh (1944)
Bị truy tố là tội phạm chiến tranh và bị giam giữ đến năm 1946.
7
  Hans Röttiger
1896–1960
tháng 5 năm 1945
  Thượng tướng Thiết giáp (1945)
Bị truy tố là tội phạm chiến tranh và bị giam giữ năm 1948.

Tham mưu trưởng sửa

STT Ảnh Họ tên Thời gian sống Thời gian
tại nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Ghi chú
1
Georg von Sodenstern
1889-1955
tháng 8 năm 1939 - tháng 2 năm 1940
  Thiếu tướng (1938)
  Trung tướng (1940)
Thượng tướng Bộ binh (1940). Giải ngũ tháng 6 năm 1944
2
Hans-Gustav Felber
1889-1962
tháng 2 năm 1940 - tháng 11 năm 1940
  Trung tướng (1939)
  Thượng tướng Bộ binh (1940)
Bị truy tố là tội phạm chiến tranh và bị giam giữ đến tháng 5 năm 1948.
3
Kurt Brennecke
1891-1982
tháng 11 năm 1940 - tháng 6 năm 1941
  Trung tướng (1940)
Thượng tướng Bộ binh (1942). Bị truy tố là tội phạm chiến tranh và bị giam giữ đến tháng 3 năm 1948.
4
Siegfried Westphal
1902-1982
tháng 11 năm 1943 - tháng 6 năm 1944
  Thiếu tướng (1943)
  Trung tướng (1944)
Thượng tướng Kỵ binh (1945). Bị truy tố là tội phạm chiến tranh và bị giam giữ đến tháng 12 năm 1947.
5
  Hans Röttiger
1896-1960
tháng 6 năm 1944 - tháng 5 năm 1945
  Trung tướng (1943)
  Thượng tướng Thiết giáp (1945)
Bị truy tố là tội phạm chiến tranh và bị giam giữ đến năm 1948.

Chú thích sửa

  1. ^ Miquel, Pierre La Seconde Guerre Mondiale, Librairie Arthème Fayard, 1986, Paris. Code ISBN 9782213018225. Trang 62.
  2. ^ Dear, Ian và Foot, M. The Oxford Companion to World War II. Oxford Oxfordshire: Oxford University Press. 2001. ISBN 0198604467. Trang 323.
  3. ^ https://www.bundesarchiv.de/oeffentlichkeitsarbeit/bilder_dokumente/00805/index-24.html.de. Đã bỏ qua tham số không rõ |text= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |archiv-bot= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |wayback= (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)

Tham khảo sửa