Nhông xám Nam bộ

(Đổi hướng từ Calotes bachae)

Nhông xám Nam bộ,[1] nhông bách[2] hay tắc ké (tên khoa học: Calotes bachae) là một loài nhông phân bố rộng khắp nhiều địa phương thuộc Tây NguyênNam Bộ Việt Nam. Chúng có mặt ở các sinh cảnh gần khu dân cư như vườn nhà, cây bụi ven đường hay các khu rừng trên núi đất thấp thuộc các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng TàuThành phố Hồ Chí Minh.[2]

Nhông bách
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Reptilia
Bộ (ordo)Squamata
Phân bộ (subordo)Lacertilia
Họ (familia)Agamidae
Chi (genus)Calotes
Loài (species)C. bachae
Danh pháp hai phần
Calotes bachae
Hartmann, Geissler, Poyarkov, Ihlow, Galoyan, Rödder & Böhme, 2013

Trong quá khứ, người ta đã thường lầm tưởng loài nhông bách (Calotes bachae) này và nhông xám (Calotes mystaceus) - một loài nhông ở Myanmar - do vẻ bề ngoài có nhiều điểm rất giống nhau. Tuy nhiên, kết quả tổng hợp của phân tích gen và xem xét kích cỡ và đặc điểm vảy đã chỉ ra rằng nhông bách Calotes bachae là một loài riêng biệt.[3] Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí học thuật Zootaxa vào tháng 1 năm 2013.[4] Khả năng vật lí của loài này có thể được phân biệt với loài Nhông hàng rào (Calotes cf. versicolor) với tốc độ chạy chậm hơn và hung hăng hơn.

Mô tả sửa

 
Một con nhông xám Nam Bộ còn gọi là tắc ké trưởng thành ở Công viên Hoàng Văn Thụ

Calotes bachae có chiều dài đầu và thân là 97 milimét. Đuôi của loài này có chiều dài gấp hơn hai lần chiều dài đầu và thân. Vảy thân nhỏ với kích cỡ không đều, hơi có gờ và sắp xếp thành các hàng không đồng nhất.[2] Một diềm da chạy từ sau hàm đến gần chi trước. Trên đầu và gáy tới vai có một mảng màu xanh lam mờ dần ở phía sau chi trước. Từ phía dưới ổ mắt qua màng nhĩ về góc sau hàm có một sọc màu vàng. Phần sau của thân có màu vàng hay nâu nhạt.[2]

Vào mùa sinh sản, nhông đực có màu sắc rực rỡ từ màu xanh cô-ban đến màu ngọc lam sáng. Timo Hartmann - trưởng nhóm nghiên cứu - nhận định rằng đây là cách một con đực thu hút con cái và đe dọa các con đực khác. Tuy nhiên, vào ban đêm thì nhông chuyển sang màu nâu sẫm.[3]

Chú thích sửa

  1. ^ Phùng Mỹ Trung. “Phát hiện một loài nhông mới cho khoa học ở miền Nam Việt Nam”. Website sinh vật rừng Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  2. ^ a b c d Nguyễn, Quảng Trường; Minh Tâm (16 tháng 1 năm 2013). “Phát hiện một loài nhông mới cho khoa học ở miền Nam Việt Nam”. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ a b Andreassi, Katia (16 tháng 1 năm 2013). “Colorful New Lizard Identified in Vietnam” (bằng tiếng Anh). National Geographic News. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  4. ^ Hartmann, Timo; Geissler, Peter; Poyarkov, Nikolay A. J.; Ihlow, Flora; Galoyan, Eduard A.; Rödder, Dennis; Böhme, Wolfgang (2013). “A new species of the genus Calotes Cuvier, 1817 (Squamata: Agamidae) from southern Vietnam”. Zootaxa. 3599 (3): 246–260. doi:10.11646/zootaxa.3599.3.3. Đã bỏ qua tham số không rõ |day= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Xem trước trang đầu.

Tham khảo sửa

Đọc thêm sửa

Liên kết ngoài sửa