Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc viết tắt là OHCHR (tiếng Anh: Office of High Commissioner for Human Rights) là một cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc do Đại hội đồng thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1993 có nhiệm vụ thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người được bảo hộ trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyềnluật quốc tế.[1] ngay sau Hội nghị Thế giới về Nhân quyền tổ chức tại Viên, Áo.

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền
Liên Hợp Quốc
Loại hìnhCơ quan LHQ
Tên gọi tắtOHCHR
Lãnh đạoZeid Ra’ad Al Hussein
 Jordan
Hiện trạngĐang hoạt động
Thành lập20 tháng 12 năm 1993
Trang webOHCHR Official website
Trực thuộcLiên Hợp Quốc

Tổ chức sửa

Đứng đầu Văn phòng là Cao ủy Nhân quyền chịu trách nhiệm phối hợp các hoạt động về nhân quyền của toàn hệ thống Liên Hợp Quốc, đồng thời giám sát Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Các Cao ủy Nhân quyền
Nr Tên Từ nước Nhiệm kỳ Ghi chú
8. Michelle Bachelet   Chile 9/2018 – 8/2022
7. Zeid Ra’ad Al Hussein   Jordan 9/2014 – 8/2018 Tên còn được viết là Prince Zeid bin Ra'ad Zeid Hussein[2]
6. Navanethem Pillay   Nam Phi 9/2008 – 8/2014 [3]
5. Louise Arbour   Canada 2004–2008 [4]
4. Bertrand Ramcharan   Guyana 2003–2004 Tạm quyền
3. Sérgio Vieira de Mello   Brasil 2002–2003 Tử nạn trong vụ đánh bom Canal HotelBaghdad ngày 19/08/2003[5]
2. Mary Robinson   Ireland 1997–2002
1. José Ayala-Lasso   Ecuador 1994–1997

Ngân sách sửa

Ngân sách năm 2008 của Văn phòng Cao ủy là 120 triệu đô-la với 1000 nhân viên làm việc tại Geneva, Thụy Sĩ.[6]

Hoạt động sửa

Ngày Nhân quyền được Liên Hợp Quốc ban hành trong phiên họp toàn thể lần thứ 317 ngày 4 tháng 12 năm 1950, tại Nghị quyết A/RES/423 (V), là ngày 10 tháng 12 hàng năm, cổ vũ cho các hoạt động tôn trọng nhân quyền trên toàn thế giới.

Tham khảo sửa

  1. ^ http://www.unhchr.ch/html/menu5/wchr.htm
  2. ^ “United Nations High Commissioner for Human Rights, Prince Zeid bin Ra'ad, by General Assembly approval on 16th June 2014”. Un.org. ngày 6 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2014.
  3. ^ “United Nations High Commissioner for Human Rights, Navi Pillay, to Serve Two More Years, by General Assembly Decision”. Un.org. ngày 24 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2012.
  4. ^ United Nations High Commissioner for Human Rights (ngày 7 tháng 3 năm 2008). Louise Arbour will not be seeking a second term as High Commissioner. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2008.
  5. ^ Power, Samantha (2008). Chasing the Flame: One Man's Fight to Save the World. USA: Penguin Books. tr. 492. ISBN 978-0-14-311485-7.
  6. ^ Jonah Fisher (ngày 28 tháng 7 năm 2008). "Profile: New UN human rights chief". BBC News. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2008.

Xem thêm sửa

Liên kết ngoài sửa