Cao quy linh (tiếng Trung: 龜苓膏; phiên âm Hán-Việt: quy linh cao) hay còn là quy phục linh (龜伏苓), thạch rùa, thạch đồi mồi (dù không đúng về mặt bản chất) là một loại thuốc Đông y dạng thạch, cũng được phục vụ như món tráng miệng, là đặc sản của người Hoa vùng Ngô Châu (Quảng Tây), đồng thời cũng là món ẩm thực truyền thống của vùng Lưỡng Quảng. Theo truyền thống, cao quy linh được làm từ hai thành phần chủ yếu là thổ phục linh[1][2] (Smilax glabra), bột của mai rùa hộp ba vạch[3] (Cuora trifasciata) phơi khô nghiền ra, cam thảo cùng một số thành phần khác. Mặc dù rùa hộp ba vạch ngày nay được nuôi để bán ở Trung Quốc, giá của chúng cũng vô cùng đắt[4], và cũng do loài này đang bị đe dọa tuyệt chủng, nên thay vào đó họ thường sử dụng mai ba ba hoặc các loại rùa khác thay thế[3][5].

Quy linh cao
Một chén quy linh cao
Tên khácThạch đồi mồi, thạch rùa
LoạiĐồ ngọt
BữaTráng miệng
Xuất xứTrung Quốc
Thành phần chínhYếm mai rùa, thuốc Bắc
Cao quy linh
Phồn thể
Giản thể龟苓膏
Nghĩa đenthạch rùa và thổ phục linh

Thông thường hơn, các loại quy linh cao được buôn bán phổ thông như một món tráng miệng mà không chứa bột vỏ rùa, mặc dù tên sản phẩm và hình ảnh rùa nổi bật trên bao bì của hầu hết các nhãn hiệu. Tuy nhiên, họ cũng thêm vào cùng các loại thảo dược như một loại thuốc và quảng cáo tương tự như vị thuốc tốt cho da.[6]

Cao quy linh giống rau câu, có vị hơi đắng, màu đen, mềm và dai hơn rau câu. Cao quy linh được cho là có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị mụn, tốt cho da; khi ăn thường được dùng với mật ong hoặc sữa để bớt vị đắng.

Chú thích sửa

  1. ^ Medicinal Turtle Preparation
  2. ^ Dharmananda, PHỤ LỤC 3: "Thạch đồi mồi (Thạch rùa)"
  3. ^ a b Dharmananda, PHỤ LỤC 1: "Rùa hộp ba vạch" (Một báo cáo vào ngày 27 tháng 4 năm 2002 bởi ECES News (Earth Crash Earth Spirit)). Trích dẫn: "Sự phổ biến của thạch rùa có thể nhận thấy ở thành công của Ngô Diệu Minh. Chuỗi cửa hàng đặc sản của ông đã phát triển mạnh từ một cửa hàng năm 1991 tới 68 cửa hàng vào hiện tại, tại Hồng Kông, Ma Cao và Đại lục. Ngô cũng đóng gói thạch rùa trong hộp mang đi được để bán tại các cửa hàng tiện lợi. Ông khẳng định không sử dụng rùa hộp ba vạch. 'Chúng quá đắt' ông nói. '... [Nếu] bạn biết cách chọn nguyên liệu thảo dước, thạch làm từ các loại rùa khác vẫn được.'"
  4. ^ Shi, Haitao; Parham, James F; Fan, Zhiyong; Hong, Meiling; Yin, Feng (ngày 1 tháng 1 năm 2008), “Evidence for the massive scale of turtle farming in China”, Oryx, Cambridge University Press, 42, tr. 147–150, doi:10.1017/S0030605308000562, truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2009 Cũng tại http://sites.google.com/site/jfparham/2008Shi.pdf
  5. ^ Dharmananda, PHỤ LỤC 2: "Nuôi rùa mai mềm". Trích dẫn: "Rùa mai mềm Trung Quốc sử dụng... như một sự thay thế... cho rùa hộp ba vạch để làm thạch rùa."
  6. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2016.

Tham khảo sửa