Châu Thổ

Nữ biên kịch phim Việt Nam

Châu Thổ tên đầy đủ Nguyễn Thị Bích Thủy (sinh năm 1957) là một trong những nữ biên kịch hàng đầu của điện ảnh Việt Nam.[1] Bà là tác giả kịch bản của những bộ phim như Trăng nơi đáy giếng, Biệt thự Pensée,...

Châu Thổ
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Thị Bích Thủy
Ngày sinh
10 tháng 7, 1957 (66 tuổi)
Nơi sinh
Đồng Hới, Quảng Bình
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpbiên kịch
Sự nghiệp điện ảnh
Bút danhChâu Thổ
Vai tròbiên kịch, đạo diễn, nhà sản xuất
Giai đoạn sáng tác1982 – nay
Đào tạoTrường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
Quản lýHãng phim Giải Phóng (1983 – 2006)
StudioSenafilm (2006 – nay)
Giải thưởngBiên kịch xuất sắcGiải Cánh diều
2008 Trăng nơi đáy giếng
2016 Biệt thự Pensée
Website

Tiểu sử và sự nghiệp sửa

Châu Thổ sinh ngày 10 tháng 7 năm 1957 tại Đồng Hới, Quảng Bình.[2]

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Châu Thổ học khóa 2 Khoa báo chí, trường Tuyên huấn Trung ương từ năm 1975,[2][3] đến năm 1979 bà tốt nghiệp và về quê ngoại tại Bến Tre và làm phóng viên của báo Đồng khởi. Năm 1982, kịch bản đầu tay của bà là Người tự nhậm chức giành giải nhì Cuộc thi viết Kịch bản sân khấu của hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh.[1][2] Những bài phóng sự về các hành vi tiêu cực mà bà viết bị kiểm duyệt và chỉnh sửa; bà cũng bị Văn phòng Tỉnh Ủy đưa vào diện có dấu hiệu phản động,[4] không chấp nhận được điều này, năm 1983 bà bỏ nghề báo và về làm việc tại Xí nghiệp phim Tổng hợp.[5][3] Cùng năm, Châu Thổ bí mật đi thi và đậu thủ khoa đầu vào của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.[6][5] Bà được Xí nghiệp phim chấp nhận cho đi học bậc đại học khoa Biên kịch.[1] Năm 1986, Châu Thổ tốt nghiệp với điểm tuyệt đối, bà chuyển sang làm Trưởng đại diện Văn phòng Báo Điện ảnh Việt Nam ở TPHCM (nay là Báo Điện ảnh - Kịch trường) rồi làm ở Báo Công Nghiệp. Cuối cùng bà quay lại Hãng phim Giải Phóng.[3] Các kịch bản mà bà viết ra đều không qua được vòng kiểm duyệt của Hội đồng nghệ thuật của Hãng. Từ thời điểm này bà quyết định thay đổi bút danh để bắt đầu lại, bút danh được bắt đầu bằng Châu - tên con trai bà - và kết hợp với một từ để có ý nghĩa. Vậy là cái tên Châu Thổ ra đời.[7]

Năm 2001, ngay từ kịch bản phim tài liệu đầu tiên mà bà viết Di chúc của những oan hồn do nghệ sĩ Văn Lê đạo diễn, đã được trao giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13.[8]

Năm 2003, đạo diễn Lê Đức Tiến nhận chức Giám đốc Hãng phim Giải Phóng, ông đưa cho Châu Thổ cuốn truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng của Trần Thùy Mai và muốn bà chuyển thể thành kịch bản phim. Trước đây, truyện ngắn này đã được nhiều tác giả chuyển thể và giành được giải thưởng nhưng chưa được dựng thành phim.[9] Sau khi hoàn thành kịch bản, Châu Thổ đã đề nghị để nghệ sĩ Nguyễn Vinh Sơn đạo diễn bộ phim, cũng như hầu hết các sản phẩm điện ảnh, đạo diễn và biên kịch của Trăng nơi đáy giếng gặp cũng có những ý tưởng không đồng nhất.[9] Nhưng may mắn là bộ phim đã rất thành công khi giành được giải Bông sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 năm 2009; tại giải Cánh diều 2008 diễn ra cùng năm, bộ phim đã giành được 4 giải, trong đó bà giành được giải biên kịch xuất sắc.[10]

Ngày 21 tháng 6 năm 2006, Châu Thổ cùng các nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân, Sâm Thương, Thế Khanh thành lập Senafilm / Hãng phim Sêna (Sena phiên âm từ scénario trong tiếng Pháp); với mục đích ban đầu là sản xuất kịch bản cho các hãng phim khác.[6][4] Năm 2007, qua việc phát hành dành VCD/DVD bộ phim Những chiếc lá thời gian đã giúp 4 nhà biên kịch thu lại được vốn ban đầu.[4] Năm 2010, Châu Thổ trở thành người dẫn chương trình Người phụ nữ thời đại của kênh HTV7.[11]

Năm 2015, Châu Thổ sản xuất bộ phim Biệt thự Penssé dài 35 tập, do bà và Minh Trương đồng đạo diễn. Bộ phim dựa theo truyện ngắn Kẻ sát nhân lương thiện của nhà văn Lại Văn Long mà bà đã đọc được từ 12 năm trước. Với bộ phim này, Châu Thổ giành giải Biên kịch xuất sắc tại Giải Cánh diều 2015.[1]

Châu Thổ từng là thành viên ban Giám khảo Gương mặt Sân khấu - Điện ảnh triển vọng 2013;[12] thành viên ban Giám khảo hạng mục phim điện ảnh tại giải Cánh diều 2018;[13] và thành viên Hội đồng Nghệ thuật của Giải thưởng Ngôi Sao Xanh (lần thứ 7, lần thứ 8lần thứ 9).[14][15][16]

Tác phẩm sửa

Sân khấu sửa

  • 1982 - kịch bản: Người tự nhậm chức

Phim tài liệu sửa

Năm Kịch bản Đạo diễn Chú thích
2000 Di chúc những oan hồn Văn Lê [8]

Phim điện ảnh / video sửa

Năm Tựa đề Đạo diễn Sản xuất Chú thích
1999 Người đàn bà không hóa đá Đào Bá Sơn Hãng phim Giải Phóng Điện ảnh
2001 Giá mua thượng đế Hồ Ngọc Xum Điện ảnh
2003 (?) Người đàn bà không chung thủy Điện ảnh[17]
2004 Sóng tình Minh Cao Hãng Phim truyền hình Bình Dương Phim video[18]
2004 Rặng trâm bầu Bùi Đình Thứ Công ty Điện ảnh TPHCM, Phát hành phim Quân đội, Đài Phát thanh Truyền hình Tiền Giang Phim video[19]
2007 Những chiếc lá thời gian Lê Cung Bắc Senafilm Phim video[20]
2008 Trăng nơi đáy giếng Nguyễn Vinh Sơn Hãng phim Giải Phóng Điện ảnh
2015 Trót yêu Việt Trinh; Châu Thổ Senafilm Điện ảnh[21]

Phim dài tập sửa

Năm Tựa đề Đạo diễn Đồng biên kịch Chú thích
2001 Họ từng chung kẻ thù Lê Cung Bắc
2005 Hoa hồng Hồng Phú Vinh [22]
2007 Ghen Đặng Lưu Việt Bảo; Trương Dũng [23]
Cha dượng Phạm Thanh Phong; Quốc Thành
2008 Lọ lem thời @ Trần Ngọc Phong
Tình yêu pha lê Xuân Cường Làm lại từ kịch bản Người đàn bà không chung thủy [24]
Gió nghịch mùa Đặng Lưu Việt Bảo
Hồi xuân Bùi Đình Thứ [25]
2010 Ở lại trần gian Trần Ngọc Phong
Vợ người ta / Thiên đường ở bên ta Quốc Thành Lê Thị Minh Nghĩa
2011 Câu chuyện cuối mùa thu Quốc Thành
2012 Cá cược cuộc đời Nguyễn Minh Cao
Trở về 1 Việt Trinh
Trở về 2
2013 Người giúp việc Quốc Thành
2014 Trở về 3 Việt Trinh
Đường chân trời Minh Trương
2015 Biệt thự Penssé Châu Thổ; Minh Trương
Huyền thoại tím Việt Trinh
2017 Hồ sơ lửa Phần 1: Võ Ngọc; Nhất Tuấn

Phần 2: Minh Quang Phần 3: Dũng Nghệ

Lại Văn Long [26][27][28]
2017 Một nửa nanh cọp Việt Trinh Phan Ngọc Hải [29]

Giải thưởng sửa

Giải cá nhân
Năm Sự kiện Hạng mục Tác phẩm dự giải Kết quả Chú thích
1982 Cuộc thi viết Kịch bản sân khấu của hội Sân khấu TP.HCM Người tự nhậm chức Giải nhì
2009 Giải Cánh diều lần thứ 7 Biên kịch xuất sắc Trăng nơi đáy giếng Đoạt giải
2016 Giải Cánh Diều 2015 Biên kịch xuất sắc Biệt thự Pensée Đoạt giải
Giải thưởng cho tác phẩm
Năm Sự kiện Hạng mục Tác phẩm Kết quả
2001 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13 Phim tài liệu Di chúc những oan hồn Bông sen Vàng
2009 Giải Cánh diều lần thứ 7 Phim truyện nhựa Trăng nơi đáy giếng Cánh diều Bạc

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d Hồ Huy Sơn (15 tháng 4 năm 2016). “Nhà biên kịch Châu Thổ: Qua sông vắng”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ a b c “NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY (CHÂU THỔ)”. Hội Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh. 2 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ a b c Thùy Ân (Báo Lao Động) (18 tháng 6 năm 2009). “Nhà báo, biên kịch Nguyễn Bích Thuỷ: Hướng tới chánh niệm khi viết kịch bản”. Giác Ngộ Online. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ a b c Vân Thảo (7 tháng 7 năm 2016). “Nhà báo – biên kịch Châu Thổ: "Đã sống là sống hết mình". Thế giới điện ảnh. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ a b Hồng Anh (17 tháng 1 năm 2015). “Nhà biên kịch Châu Thổ: Tự hào làm mẹ đơn thân”. Sức khỏe gia đình. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  6. ^ a b Nguyễn Trà (1 tháng 5 năm 2016). “Những cây bút bạc tỉ - Bài 4: Châu Thổ viết kịch bản hốt bạc”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  7. ^ Hà Giang (1 tháng 11 năm 2008). “Góc cạnh và chuyên nghiệp”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  8. ^ a b Tiểu Quyên. “Biên kịch Châu Thổ: "Người đàn bà không hóa đá". Phụ nữ Online. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  9. ^ a b Hoàng Nhân (5 tháng 3 năm 2009). “Nhà biên kịch Châu Thổ: Tôi chưa xem Trăng nơi đáy giếng!”. Sức khỏe và Đời sống. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  10. ^ Nga Linh (1 tháng 3 năm 2009). “Giải Cánh diều vàng 2008: Chỉ có cánh diều… bạc”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  11. ^ “Viết kịch bản trước ống kính truyền hình”. Báo Hòa Bình. 9 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  12. ^ An Bình (11 tháng 12 năm 2013). “Giám khảo Kim Thanh Thảo nổi bật giữa dàn Hoa hậu, Nam Vương”. Báo Giáo dục Online.
  13. ^ Vũ Liên (4 tháng 4 năm 2019). “14 phim truyện điện ảnh tham dự giải thưởng Cánh diều 2018”. Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  14. ^ P. C. Tùng (17 tháng 11 năm 2021). “Trấn Thành và 'Bố già' nhận 9 đề cử tại giải thưởng Ngôi sao xanh 2021”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  15. ^ “Giải thưởng Ngôi Sao Xanh Lần 9 – Năm 2022”. Giải thưởng Điện ảnh (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  16. ^ Hoàng Lê (9 tháng 12 năm 2020). “Khởi động giải Ngôi sao xanh lần 7”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  17. ^ Cát Vũ (8 tháng 3 năm 2002). “Người đàn bà... Niềm cảm hứng của điện ảnh”. Người Lao Động. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  18. ^ U. Ly (20 tháng 11 năm 2004). “Ra mắt Thư quán Kỷ lục đầu tiên ở VN”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  19. ^ Hà Giang (5 tháng 10 năm 2004). “Ra mắt 2 bộ phim "Hàng xóm" và "Rặng trâm bầu". BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  20. ^ Yên Ngọc (14 tháng 5 năm 2007). “Những chiếc lá thời gian”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  21. ^ P. C. Tùng (17 tháng 10 năm 2015). 'Trót yêu' lâm ly khiến khán giả rơi nước mắt”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  22. ^ H. Nam (23 tháng 7 năm 2005). “Khởi quay phim truyền hình Hoa hồng”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  23. ^ Đông Dương (14 tháng 3 năm 2007). “Khởi chiếu phim Ghen”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  24. ^ Xuân Viên (14 tháng 3 năm 2008). “Điểm sáng của phim truyền hình Việt”. Báo Cần Thơ. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  25. ^ “Hồi xuân”. Báo điện tử VTC News. 17 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  26. ^ Như Hoa (3 tháng 10 năm 2017). “Loạt phim truyền hình Hồ sơ lửa: Hàng trăm nghệ sĩ có nguy cơ bị quỵt tiền cát xê”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  27. ^ Hoàng Lê (27 tháng 9 năm 2017). “Dự án 1.100 tập Hồ sơ lửa: phát sóng xong vẫn 'quỵt' cát-sê?”. Tuổi trẻ online. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  28. ^ Hà Thu (22 tháng 3 năm 2017). “Hồ sơ lửa- Phim hình sự dài nhất trong lịch sử phim truyền hình chuẩn bị lên sóng”. Báo Công Lý. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  29. ^ PV (20 tháng 3 năm 2020). “Phim 'Một nửa nanh cọp' lên sóng VTV8 từ 29/3”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.