Chính sách thị thực của Việt Nam

Thị thực Việt Nam là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Công dân Việt Nam mang hộ chiếu Việt Nam không cần thị thực để ra vào lãnh thổ Việt Nam. Công dân nước ngoài đến Việt Nam phải có thị thực hợp lệ được cấp bởi một trong các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam hoặc Cục quản lý xuất nhập cảnh trừ khi họ đến từ một trong những nước được miễn thị thực[1]. Chính sách thị thực của Việt Nam do Chính phủ quy định dựa trên Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam do Quốc hội ban hành. Việt Nam dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam trong khoảng thời gian 30 ngày bắt đầu từ 00 giờ ngày 18 tháng 3 năm 2020.[2]

Một tấm thị thực Việt Nam cho phép nhập cảnh nhiều lần dán trên hộ chiếu Hoa Kỳ

Bản đồ chính sách thị thực sửa

Lịch sử sửa

Nghị định số 390/TTg ngày 27 tháng 10 năm 1959 quy định việc thị thực hộ chiếu, do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về thị thực Việt Nam[3]. Trong đó điều 1 quy định:

Tức là cả công dân Việt Nam và người nước ngoài khi xuất cảnh hay nhập cảnh Việt Nam ngoài hộ chiếu, còn phải có thị thực. Một người muốn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam phải có thị thực xuất cảnh. Thị thực xuất cảnh là một thủ tục hành chính đặt ra nhằm hạn chế công dân một nước được đi ra nước ngoài tự do. Đây là biện pháp trong quá khứ được nhiều nước, đặc biệt là các nước Xã hội chủ nghĩa áp dụng để kiểm soát công dân và vấn đề di cư. Hiện nay, chỉ còn một số rất ít nước trên thế giới vẫn sử dụng thị thực xuất cảnh (ví dụ như: Ả Rập Xê-út). Vì vậy, trước thời kì Đổi mới, việc đi ra nước ngoài của công dân Việt Nam rất hạn chế và bị kiểm soát chặt chẽ. Những người Việt Nam được cấp hộ chiếu và thị thực xuất/nhập cảnh chủ yếu là đi làm việc công, có quyết định cử đi của cơ quan ban ngành.

Năm 1988, Thủ tướng Võ Văn Kiệt ban hành Quyết định của chủ tịch hội đồng bộ trưởng số 48/CT ngày 26-2-1988 về việc cho phép công dân Việt Nam xuất cảnh có thời hạn để giải quyết việc riêng[4]. Quyết định này nới lỏng các quy định về xuất cảnh "để đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân ta về việc xin xuất cảnh có thời hạn để giải quyết việc riêng".

Năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định Số 48-CP Về hộ chiếu và thị thực[5], lần đầu tiên quy định thống nhất về các loại hộ chiếu và thị thực. Trong đó chính thức bỏ thị thực nhập cảnh cho người mang hộ chiếu Việt Nam, tại khoản 3 điều 10:

Đến tận năm 1997, Thủ tướng Phan Văn Khải mới chính thức bỏ quy định về thị thực xuất cảnh cho công dân Việt Nam bằng việc ban hành Quyết định số 957/1997/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Về việc cải tiến một số thủ tục về xuất cảnh và giải quyết vấn đề người Việt Nam đã xuất cảnh nhưng không về nước đúng hạn[6], tại khoản 2 điều 1:

Đối với người nước ngoài, đến năm 2000, Quốc hội mới bỏ thị thực xuất cảnh bằng cách gọi chung các loại thị thực (xuất cảnh, nhập cảnh, xuất - nhập cảnh, nhập - xuất cảnh) thành thị thực (có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh) trong Pháp lệnh Số 24/2000/PL-UBTVQH10 về Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam[7] của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Năm 2014, Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Số: 47/2014/QH13) là văn bản pháp luật cao nhất quy định chi tiết toàn bộ các hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.[8]

Các loại thị thực sửa

Từ 1/1/2015 có các loại thị thực ký hiệu như sau[1]:

Riêng công dân Hoa Kỳ không phân biệt loại hộ chiếu và mục đích nhập cảnh được cấp thị thực có thời hạn 1 năm, nhập cảnh nhiều lần. Thời hạn tạm trú mỗi lần được xác định dựa trên mục đích nhập cảnh[9]. Phía Mỹ cho rằng chính sách cấp thị thực với thời hạn 3 tháng của Việt Nam gây khó khăn, phiền toái cho việc xin thị thực nhập cảnh Việt Nam của công dân Hoa Kỳ. Họ cho rằng quy định như vậy không tương xứng với chính sách của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam (Mỹ cấp cho công dân Việt Nam mọi loại thị thực với thời hạn 1 năm) nên gây sức ép để Chính phủ Việt Nam phải trình Quốc hội thông qua quy chế đặc biệt về thời hạn thị thực cho công dân của họ[10].

Miễn thị thực sửa

Việt Nam cho phép công dân 24 quốc gia nhập cảnh Việt Nam không cần visa với khoảng thời gian khác nhau, phần lớn các quốc gia này là thành viên của ASEAN.[11]

Công dân các quốc gia sau không cần visa nhập cảnh Việt Nam (thời gian cho phép tạm trú ở Việt Nam nằm trong dấu ngoặc đơn, có ghi chú thêm những điều kiện bổ sung):

* - Yêu cầu có hộ chiếu phải còn hạn ít nhất 6 tháng tính từ ngày nhập cảnh Việt Nam. Mỗi lần nhập cảnh phải cách ngày xuất cảnh khỏi Việt Nam lần trước ít nhất là 30 ngày và yêu cầu xuất trình một bản in giấy (bản điện tử trên máy tính/ màn hình điện thoại di động không được chấp nhận) của vé phương tiện đi đến một nước thứ ba.

[1] - Thời hạn áp dụng: Từ ngày 01/07/2015 đến hết 30/6/2020.

[2] - Thời hạn áp dụng: Từ ngày 01/07/2016 đến hết 30/6/2017.

Công dân các nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều TiênCuba mang hộ chiếu phổ thông có đóng dấu "đi công vụ" được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam.

Giấy miễn thị thực sửa

 
Bản mẫu giấy miễn thị thực loại dán trong hộ chiếu (trong ảnh là mẫu cũ cho tạm trú 3 tháng, hiện nay được phép tạm trú 6 tháng[12])

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài có dán giấy miễn thị thực thì được miễn thị thực. Mỗi lần nhập cảnh được phép tạm trú 6 tháng. Giấy miễn thị thực có thời hạn tối đã 5 năm và ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu ít nhất 6 tháng[12].

Giấy miễn thị thực được cấp vào hộ chiếu; các trường hợp sau đây được cấp rời:

  • Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực;
  • Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
  • Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (không phải hộ chiếu);
  • Theo đề nghị của người được cấp giấy miễn thị thực;
  • Vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh.

Giấy miễn thị thực được cấp riêng cho từng người. Trẻ em có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ được cấp giấy miễn thị thực chung với cha hoặc mẹ.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy miễn thị thực gồm:

1. Hộ chiếu nước ngoài

2. Tờ khai đề nghị cấp, cấp lại giấy miễn thị thực kèm theo 2 ảnh (1 ảnh dán trong tờ khai).

3. Giấy tờ chứng minh thuộc diện cấp giấy miễn thị thực (nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu) là một trong các giấy tờ sau đây:

  • Giấy khai sinh (kể cả bản sao), quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam, giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó ví dụ như:
    • Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam;
    • Hộ chiếu Việt Nam (còn hoặc đã hết giá trị);
    • Giấy chứng minh nhân dân (còn hoặc đã hết giá trị);
    • Thẻ cử tri mới nhất;
    • Sổ hộ khẩu;
    • Sổ thông hành cấp trước 1975;
    • Thẻ căn cước cấp trước 1975
    • Tờ trích lục Bộ giấy khai sanh cấp trước 1975;
  • Người nước ngoài nộp giấy tờ chứng minh là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc của người Việt Nam định cư ở nước ngoài (bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt) ví dụ như:
    • Giấy đăng ký kết hôn;
    • Giấy khai sinh;
    • Giấy xác nhận quan hệ cha, mẹ, con;
    • Quyết định nuôi con nuôi
  • Trường hợp không có giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài căn cứ vào giá trị giấy tờ của người đề nghị trong đó có ghi đương sự là người gốc Việt ví dụ như:
    • Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp nếu trong đó có ghi người được cấp giấy tờ đó có quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam.
    • Giấy bảo lãnh của Hội đoàn của người Việt Nam ở nước ngoài ở nước đương sự cư trú (theo mẫu quy định);
    • Giấy bảo lãnh của công dân Việt Nam (theo mẫu quy định).
    • (Hai loại Giấy bảo lãnh nói trên không cần phải có thủ tục xác nhận hoặc chứng thực thêm).

Phí cấp giấy miễn thị thực hiện nay là 10 USD[13]. Người nộp hồ sơ có thể khai đơn trực tuyến trên mạng tại trang mienthithucvk.mofa.gov.vn[14].

Thị thực điện tử sửa

Trước sức ép của dư luận[15], nhu cầu của du khách và các thông tin về tiêu cực trong thu phí của các cơ quan cấp thị thực[16], đồng thời đáp ứng đề nghị cấp thiết của các công ty lữ hành[17], Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kiến nghị để Chính phủ trình Quốc hội cho phép thí điểm việc cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài. Quốc hội phải ra nghị quyết vì Luật xuất nhập cảnh năm 2013 không có quy định về thị thực điện tử[18]. Việt Nam chính thức bắt đầu sử dụng hệ thống thị thực điện tử từ ngày 1/2/2017 cho đến ngày 1/2/2019[19].

Người xin cấp thị thực điện tử đăng ký tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh Việt Nam (https://evisa.xuatnhapcanh.gov.vn). Thị thực điện tử có giá 25 USD và được cấp cho nhập cảnh một lần lên đến 30 ngày. Bắt đầu từ ngày 15/08/2023, Thị thực điện tử được cấp cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ và được cấp cho nhập cảnh một hoặc nhiều lần lên đến 90 ngày.

Danh sách các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử bao gồm:

Danh sách cửa khẩu đường hàng không

1- Cửa khẩu Cảng hàng không Nội Bài;

2- Cửa khẩu Cảng hàng không Tân Sơn Nhất;

3- Cửa khẩu Cảng hàng không Cam Ranh;

4- Cửa khẩu Cảng hàng không Đà Nẵng;

5- Cửa khẩu Cảng hàng không Cát Bi;

6- Cửa khẩu Cảng hàng không Cần Thơ;

7- Cửa khẩu Cảng hàng không Phú Quốc;

8- Cửa khẩu Cảng hàng không Phú Bài;

9- Cửa khẩu Cảng hàng không Vân Đồn;

10- Cửa khẩu Cảng hàng không Thọ Xuân;

11- Cửa khẩu Cảng hàng không Đồng Hới.

12 - Cửa khẩu Cảng hàng không Phù Cát;

13 - Cửa khẩu Cảng hàng không Liên Khương.

Danh sách cửa khẩu đường bộ

1- Cửa khẩu quốc tế Tây Trang, tỉnh Điện Biên;

2- Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh;

3- Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn;

4- Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, tỉnh Lào Cai;

5- Cửa khẩu quốc tế Na Mèo, tỉnh Thanh Hóa;

6- Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, tỉnh Nghệ An;

7- Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh;

8- Cửa khẩu quốc tế Cha Lo, tỉnh Quảng Bình;

9- Cửa khẩu quốc tế La Lay, tỉnh Quảng Trị;

10- Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị;

11- Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tỉnh Kon Tum;

12- Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh;

13- Cửa khẩu quốc tế Xa Mát, tỉnh Tây Ninh;

14- Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, tỉnh An Giang;

15- Cửa khẩu quốc tế đường bộ và đường sông Vĩnh Xương, tỉnh An Giang.

16- Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Danh sách cửa khẩu đường biển

1- Cửa khẩu Cảng Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh;

2- Cửa khẩu Cảng Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh;

3- Cửa khẩu Cảng Hải Phòng, thành phố Hải Phòng.

4- Cửa khẩu Cảng Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa;

5- Cửa khẩu Cảng Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh;

6- Cửa khẩu Cảng Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế;

7- Cửa khẩu Cảng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng;

8- Cửa khẩu Cảng Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa;

9- Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định;

10- Cửa khẩu Cảng Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi;

11- Cửa khẩu Cảng Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

12- Cửa khẩu Cảng Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh;

13- Cửa khẩu Cảng Dương Đông, tỉnh Kiên Giang.

Đảo Phú Quốc sửa

Người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại đảo Phú Quốc được miễn thị thực với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Trường hợp người nước ngoài vào một cửa khẩu quốc tế của Việt Nam (kể cả đường hàng không và đường biển), lưu lại khu vực quá cảnh ở cửa khẩu đó, rồi chuyển tiếp đi đảo Phú Quốc cũng được miễn thị thực[20].

Quá cảnh sửa

Hành khách của bất cứ quốc gia nào có thể quá cảnh ở Việt Nam qua đường hàng không mà không cần thị thực ít hơn 24 giờ nếu không có ý định rời khu vực quá cảnh[21].

Thẻ đi lại doanh nhân APEC sửa

Người giữ hộ chiếu được cấp bởi các quốc gia sau mà sở hữu thẻ đi lại doanh nhân APEC (ABTC) có mã "VNM" ở phía sau có thể đi công tác ở Việt Nam không cần thị thực lên đến 60 ngày.[21]

ABTC được cấp cho công dân của các quốc gia:[22]

Con dấu xuất nhập cảnh của Việt Nam sửa

 
Hai con dấu xuất, nhập cảnh và chứng nhận tạm trú cấp tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trên hộ chiếu Malaysia

Con dấu xuất nhập cảnh do Công an xuất nhập cảnh hoặc Bộ đội biên phòng ở cửa khẩu quốc tế đóng lên hộ chiếu của người xuất nhập cảnh nhằm mục đích xác định ngày nhập cảnh vào biên giới và ngày xuất cảnh khỏi biên giới Việt Nam của một người. Với những người mang hộ chiếu nước ngoài, nếu đi theo diện miễn thị thực thì còn có thêm một con dấu có dòng chữ Được phép tạm trú đến.../.../... (Permitted to remain until), với ngày tháng năm viết tay bằng bút mực, con dấu này gọi là chứng nhận tạm trú, phải có nó thì người nước ngoài mới đủ điều kiện để xuất cảnh[1].

Có bốn mẫu con dấu cho bốn hình thức đi qua cửa khẩu: đường hàng không, đường sắt, đường bộ và đường thủy/đường biển. Các con dấu xuất nhập cảnh hiện nay đã được thống nhất về mặt hình thức, phía trên có dòng chữ VIETNAM - IMMIGRATION, ở giữa là ngày (bằng số), tháng (bằng chữ viết tắt tiếng Anh), năm (bằng số).

  • Con dấu nhập cảnh hình chữ nhật, bên trái có số hiệu của Nhân viên xuất nhập cảnh và hình vẽ phương tiện vận tải (máy bay, tàu hỏa, xe hơi, tàu thủy), bên phải có tên cửa khẩu bằng tiếng Việt, một hình chữ nhật nhỏ với mũi tên chỉ vào trong báo hiệu nhập cảnh.
  • Con dấu xuất cảnh hình chữ nhật bị cắt bốn góc, bên trái có số hiệu của Nhân viên xuất nhập cảnh và hình vẽ phương tiện vận tải (máy bay, tàu hỏa, xe hơi, tàu thủy), bên phải có tên cửa khẩu bằng tiếng Việt, một hình chữ nhật nhỏ với mũi tên chỉ ra ngoài báo hiệu xuất cảnh.

Thống kê sửa

Hầu hết du khách đến Việt Nam đến từ một trong các quốc gia sau:[23][24][25][26][27]

Thứ hạng Quốc gia 2017 2016 2015 2014 2013 2012 2011
1   Trung Quốc (không bao gồm Hồng Kông) 4.008.253 2.696.848 1.780.918 1.947.236 1.907.794 1.428.693 1.416.804
2   Hàn Quốc 2.415.245 1.543.883 1.112.978 847.958 748.727 700.917 536.408
3   Nhật Bản 798.119 740.592 671.379 647.956 604.050 576.386 481.519
4   Đài Loan 616.232 507.301 438.704 388.998 398.990 409.385 361.051
5   Hoa Kỳ 614.117 552.644 491.249 443.776 432.228 443.826 439.872
6   Nga 574.164 433.987 338.843 364.873 298.126 174.287 101.600
7   Malaysia 480.456 407.574 346.584 332.994 339.510 299.041 233.132
8   Úc 370.438 320.678 303.721 321.089 319.636 289.844 289.762
9   Thái Lan 301.587 266.984 214.645 246.874 268.968 225.866 181.820
10   Vương quốc Anh 283.537 254.841 212.798 202.256 184.663 170.346 156.300
11   Singapore 277.658 257.041 236.547 202.436 195.760 196.225 172.500
12   Pháp 255.369 240.808 211.636 213.745 209.946 219.721 211,444
13   Campuchia 222.614 211.949 227.074 404.159 342.347 331.939 423.440
14   Đức 199.872 176.015 149.079 142.345 97.673 106.068 45.000
15   Lào 141.588 137.004 113.992 136.636 122.873 150.678 118.500
16   Canada 138.242 122.929 105,670 104.291 104.973 113.563 TBA
17   Philippines 133.543 110.967 99.757 103.403 100.501 99.192 TBA
18   Indonesia 81.065 69.653 62.240 68.628 70.390 60.857 TBA
19   Hà Lan 72.277 64.712 52.967 49.120 47.413 45.862 TBA
20   Tây Ban Nha 69.528 57.957 44.932 40.716 33.183 31.305 TBA
21   Ý 58.041 51.265 40.291 36.427 32.143 31.337 TBA
22   New Zealand 49.115 42.588 31.960 33.120 30.957 26.621 TBA
23   Hồng Kông 47.721 34.613 TBA 14.601 10.232 13.383 TBA
24   Thụy Điển 44.045 37.679 32.025 32.466 31.493 35.735 TBA
25   Đan Mạch 34.720 30.996 27.414 27.029 25.649 27.970 TBA
26   Thụy Sĩ 33.123 31.475 28.750 29.738 28.423 28.740 TBA
27   Bỉ 29.144 26.231 23.939 23.227 21.572 18.914 TBA
28   Na Uy 24.293 23.110 21.425 22.708 21.157 19.928 TBA
29   Phần Lan 18.236 15.953 15.043 13.831 14.660 16.204 TBA
Tất cả Tổng 12.922.151 10.012.735 7.943.651 7.874.312 7.572.352 6.847.678 6.014.032

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b c “Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam”. Quốc hội Việt Nam khóa 13. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2013.
  2. ^ “Từ 18/3, tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh VN”. © BÁO ĐIỆN TỬ CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC Cộng hòa XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Việt Nam. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2020.
  3. ^ “Nghị định của thủ tướng chính phủ số 390/TTg ngày 27 tháng 10 năm 1959 quy định việc thị thực hộ chiếu”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật.
  4. ^ “Quyết định của chủ tịch hội đồng bộ trưởng số 48/ct ngày 26-2-1988 về việc cho phép công dân việt nam xuất cảnh có thời hạn để giải quyết việc riêng”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật.
  5. ^ “Nghị định của Chính phủ số Số 48-CP Về hộ chiếu và thị thực”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật.
  6. ^ “Quyết định số 957/1997/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Về việc cải tiến một số thủ tục về xuất cảnh và giải quyết vấn đề người Việt Nam đã xuất cảnh nhưng không về nước đúng hạn”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật.
  7. ^ “Pháp lệnh Số 24/2000/PL-UBTVQH10 về Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật.
  8. ^ “Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật.
  9. ^ Thông báo Số 24/2016/TB-LPQT của Bộ ngoại giao về thỏa thuận cấp thị thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự
  10. ^ Quốc hội đồng ý cấp thị thực thời hạn một năm cho công dân Hoa Kỳ, Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam
  11. ^ “Exemption of entry visa to Vietnam, Trang thông tin Cục Lãnh sự, Bộ ngoại giao”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2016.
  12. ^ a b “Nghị định Số: 82/2015/NĐ-CP Quy định về việc miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2017.
  13. ^ “Thông tư số 264/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực ngoại giao áp dụng tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật.
  14. ^ [1] Lưu trữ 2017-02-25 tại Wayback Machine Miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Bộ ngoại giao
  15. ^ “Du lịch bắt đầu từ cửa vào”. VnExpress Góc Nhìn.
  16. ^ “Thị thực điện tử: Người nước ngoài vẫn quan tâm về mức phí”. VnExpress Góc Nhìn.
  17. ^ “Du lịch Việt hồi hộp ngóng tin miễn visa”. CafeF.
  18. ^ “Nghị quyết về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật.
  19. ^ “Nghị định quy định trình tự, thủ tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật.
  20. ^ “Quyết định số 80/2013/QĐ-TTg về việc ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật. line feed character trong |title= tại ký tự số 91 (trợ giúp)
  21. ^ a b “Find your visa requirements”. The Emirates Group.
  22. ^ “ABTC Summary”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2017.
  23. ^ “International visitors to Vietnam in December and 12 months of 2011”. Vietnam National Administration of Tourism. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2012.
  24. ^ “Statistics for 2010”. General Statistics Office. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2012.
  25. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2017.
  26. ^ International visitors 2016
  27. ^ International visitors to Viet Nam in December and 12 months of 2017