Chính sách xã hội

Kế hoạch hoặc chương trình hành động của chính phủ hoặc chính quyền nhằm cải thiện hoặc cải cách xã hội

Chính sách xã hội (Social policy) là một kế hoạch hoặc chương trình hành động của chính phủ hoặc chính quyền (các cơ quan thiết chế) nhằm cải thiện hoặc cải cách xã hội. Một số chuyên gia và trường đại học coi chính sách xã hội là một tập hợp con của chính sách công[1] trong khi những người thực hành khác mô tả chính sách xã hội và chính sách công là hai cách tiếp cận riêng biệt, cạnh tranh cho cùng một lợi ích công, với Chính sách xã hội được coi là toàn diện hơn chính sách công[2]. Chính sách xã hội cũng có thể được mô tả là những hành động ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội của các thành viên trong xã hội thông qua việc định hình sự phân phối và tiếp cận hàng hóatài nguyên trong xã hội đó[3]. Chính sách xã hội thường đề cập đến những vấn nạn xã hội[4].

Trụ sở một phòng giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội ở huyện Quế Võ
Trụ sở của Bộ Gia đình và Chính sách Xã hội ở đường Bracka, Vác-xa-va
Cựu Tổng thống Iran ông Ma-mút A-ma-đin-nê-dát từng được biết đến với những tranh cãi về chính sách xã hội của Iran

Cho dù trường đại học tuân theo luận điểm nào thì chính sách xã hội đều bắt đầu bằng việc nghiên cứu nhà nước phúc lợidịch vụ xã hội[5]. Nó bao gồm chủ trương, đường lối, định hướng (Guideline), nguyên tắc, luật pháp và các hoạt động liên quan ảnh hưởng đến điều kiện sống có lợi cho phúc lợi con người, chẳng hạn như chất lượng cuộc sống của một người. Khoa Chính sách xã hội thuộc Trường Kinh tế Luân Đôn định nghĩa chính sách xã hội là "một chủ đề liên ngành và ứng dụng liên quan đến việc phân tích các phản ứng của xã hội đối với nhu cầu xã hội", nhằm mục đích bồi dưỡng cho sinh viên của mình khả năng hiểu lý thuyết và bằng chứng được rút ra từ nhiều ngành khoa học xã hội, bao gồm kinh tế học, xã hội học, tâm lý học, địa lý học, lịch sử, luật học, triết họckhoa học chính trị[6].

Chính sách xã hội nhằm mục đích cải thiện phúc lợi con người và đáp ứng nhu cầu con người về giáo dục, y tế, nhà ởan ninh kinh tế[7]. Các lĩnh vực quan trọng của chính sách xã hội là phúc lợi và hưởng phúc lợi, chế độ sính sách, chính sách xóa đói, giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội, công bằng xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện sống, quyền động vật, chế độ chính sách lương hưu, chăm sóc sức khỏe, nhà ở xã hội, chính sách gia đình, chăm sóc xã hội, bảo vệ trẻ em, loại trừ xã hội, chính sách giáo dục, các vấn đề về tội phạmtư pháp hình sự, phát triển đô thịlao động.

Trung tâm Chính sách xã hội Malcolm Wiener tại Đại học Harvard mô tả chính sách xã hội là "chính sách công và thực tiễn trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dịch vụ con người, công lý hình sự, bất bình đẳng, giáo dục và lao động"[1]. Những cuộc thảo luận về chính sách xã hội ở Hoa KỳCanada cũng có thể áp dụng cho chính sách của chính phủ về các vấn đề xã hội như giải quyết phân biệt chủng tộc[8], vấn đề LGBT vấn đề (chẳng hạn như hôn nhân đồng giới)[9], và tình trạng pháp lý của phá thai[10], súng ống[11], việc an tử (quyền được chết)[12], thuốc an thần, chất hướng thần (chất gây nghiện các loại)[13] và tệ nạn mại dâm[14]. Ở các quốc gia khác, những vấn đề này sẽ được phân loại theo chính sách y tếchính sách trong nước. Khái niệm Chính sách xã hội lần đầu tiên được hình thành vào thập niên 1940 do Richard Titmuss đưa ra khi công tác trong lĩnh vực quản lý xã hội ở Anh[15]. Nữ thần công lý mô tả công lý được trang bị ba biểu tượng là một thanh kiếm tượng trưng cho sức mạnh cưỡng chế của triều đình; một chiếc cân của con người đang cân nhắc những tuyên bố cạnh tranh trong mỗi bàn tay; và bịt mắt thể hiện sự công bằng[16]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b “About the Malcolm Wiener Center”. Presidents and Fellows of Harvard. 15 tháng 2 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2015.
  2. ^ “Penn SP2 Mission Statement”. University of Pennsylvania School of Social Policy & Practice. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2021.
  3. ^ Social Policy in Aotearoa New Zealand: A Critical Introduction (2005) by Christine Cheyne, Mike O'Brien, & Michael Belgrave - Page 3
  4. ^ Rittel, H. & Webber, M. (1973). Dilemmas in a General Theory of Planning. Policy Sci 4:155-169.
  5. ^ Spicker, Paul. “An introduction to Social Policy”. www2.rgu.ac.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2015.
  6. ^ “Welcome to the Department”. London School of Economics (LSE). Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2015.
  7. ^ Science, London School of Economics and Political. “What is social policy?”. London School of Economics and Political Science (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2023.
  8. ^ Eilperin, Juliet; Mufson, Steven (28 tháng 4 năm 2015). “Obama calls for social policy changes in wake of Baltimore riots”. The Washington Post. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2015.
  9. ^ “Gay marriage inquiry reaches consensus”. AustralianMarriageEquality.org. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2015.
  10. ^ “Gender and sex equality”. Social Policy Digest. Cambridge Journals. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2015.
  11. ^ “Gun Control”. Almanac of Policy Issues. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2015.
  12. ^ Thomasma, David C.; Graber, Glenn C. (1991). “Euthanasia: Toward an Ethical Social Policy”. Ann Intern Med. 114 (12): 1067. doi:10.7326/0003-4819-114-12-1067_3.
  13. ^ “Drug Use, Consequences and Social Policies” (PDF). Tammy L. Anderson, Ph.D. Chicago, IL: University of Illinois. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2015.
  14. ^ “Prostitution Policy in Canada: Models, Ideologies, and Moving Forward” (PDF). Canadian Association of Social Workers. 5 tháng 9 năm 2014. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2015.
  15. ^ STEWART, JOHN (2020). Richard Titmuss: A Commitment to Welfare (ấn bản thứ 1). Bristol University Press. doi:10.2307/j.ctv128fqbs. JSTOR j.ctv128fqbs.
  16. ^ Luban, Law's Blindfold, 23

Tham khảo

sửa