Chúa Nhật Lễ Lá
Chúa Nhật Lễ Lá (tiếng Anh: Palm Sunday) là Chúa Nhật trước Chúa Nhật Phục Sinh, là Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Chay và Tuần Thánh được bắt đầu từ ngày này. Trong Giáo hội Tây phương, Chúa Nhật Lễ Lá luôn luôn rơi vào một chủ nhật giữa ngày 15 tháng 3 và 18 tháng 4.
Chúa Nhật Lễ Lá | |
---|---|
Đấng Christ tiến vào Jerusalem (1320) tranh của Pietro Lorenzetti: việc tiến vào thành phố trên lưng một con lừa thể hiện người đang đến trong hòa bình[1][2] | |
Ý nghĩa | kỷ niệm ngày Chúa Jesus tiến vào Jerusalem |
Ngày | Lễ không cố định ngày, Chúa Nhật trước Lễ Phục Sinh |
Năm 2023 | 2 tháng 4 (Tây phương) 9 tháng 4 (Đông phương) |
Năm 2024 | 24 tháng 3 (Tây phương) 28 tháng 4 (Đông phương) |
Năm 2025 | 13 tháng 4 (Tây phương) 13 tháng 4 (Đông phương) |
Chúa Nhật Lễ Lá là một ngày lễ quan trọng của người Kitô giáo, kỷ niệm một sự kiện được viết trong bốn sách Phúc âm quy điển (Máccô 11: 1-11, Matthêu 21: 1-11; Luca 19: 28-44; và Gioan 12: 12-19) kể về việc Chúa Giêsu tiến vào thành Giê-ru-sa-lem trước khi chịu khổ hình[3].
Trong nhiều giáo phái Kitô giáo, như Giáo hội Luther, Phong trào Giám lý, Công giáo Rôma, Truyền thống Cải cách, Giáo hội Trưởng lão và Anh giáo, các buổi lễ thờ phượng vào ngày này bao gồm một đoàn rước kiệu diễu hành với lá cọ trên tay, đại diện cho đám đông mang lá cọ chào mừng Chúa Giêsu khi ngài tiến vào thành Giê-ru-sa-lem.[4][5][6]
Truyền thống lễ này sử dụng lá cọ trong các nghi lễ, nhưng vì ở các vùng miền khác nhau có thể không có cọ hoặc khó tìm được, dẫn tới việc thay thế lá cọ bằng những cành cây thủy tùng, cây liễu hay những cái cây bản xứ khác. Ở Việt Nam, hầu hết các nhà thờ sử dụng lá dừa hoặc dừa nước.
Nguồn gốc trong Kinh Thánh và biểu tượng
sửaTheo tường thuật của bốn Sách Phúc Âm, sự kiện Chúa Giêsu tiến vào thành Giê-ru-sa-lem đã diễn ra khoảng 01 tuần trước khi Phục sinh.[7][8][9][10][11]
Các nhà thần học Kitô giáo tin rằng tượng trưng được tiên tri trước trong Cựu Ước: Zechariah 9:9 "Vua của Sion - Hãy xem, vua của bạn đến với bạn, chính đáng và chiến thắng, cưỡi trên một con lừa, trên một con ngựa, một con lừa đực". Các sách cho rằng Giêsu đã tự tuyên bố là Vua của Israel khiến Sanhedrin rất giận dữ.
Tường thuật trong các sách Phúc Âm
sửaMátthêu | Máccô | Luca | Gioan | |
---|---|---|---|---|
Bản dịch của Nhóm Phiên dịch Các giờ kinh Phụng vụ | Mátthêu 21:7–11 7Các ông dắt lừa mẹ và lừa con về, trải áo choàng của mình trên lưng chúng, và Đức Giê-su cỡi lên. 8Một đám người rất đông cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá mà rải lên lối đi. 9Dân chúng, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: Hoan hô Con vua Đa-vít ! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa ! Hoan hô trên các tầng trời. 10Khi Đức Giê-su vào Giê-ru-sa-lem, cả thành náo động, và thiên hạ hỏi nhau: “Ông này là ai vậy ?” 11Dân chúng trả lời: “Ngôn sứ Giê-su, người Na-da-rét, xứ Ga-li-lê đấy.” |
Máccô 11:7–11 7Hai ông đem con lừa về cho Đức Giê-su, lấy áo choàng của mình trải lên lưng nó, và Đức Giê-su cỡi lên. 8Nhiều người cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá ngoài đồng mà rải. 9Người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: “Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! 10Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít, tổ phụ chúng ta. Hoan hô trên các tầng trời!” 11Đức Giê-su vào Giê-ru-sa-lem và đi vào Đền Thờ. Người rảo mắt nhìn xem mọi sự, và vì giờ đã muộn, Người đi ra Bê-ta-ni-a cùng với Nhóm Mười Hai. |
Luca 19:35–40 35Các ông dắt lừa về cho Đức Giê-su, rồi lấy áo choàng của mình phủ trên lưng lừa, và giúp Người cỡi lên h. 36Người đi tới đâu, dân chúng cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường. 37Khi Người đến gần chỗ dốc xuống núi Ô-liu, tất cả đoàn môn đệ vui mừng bắt đầu lớn tiếng ca tụng Thiên Chúa, vì các phép lạ họ đã được thấy. 38Họ hô lên: Chúc tụng Đức Vua, Đấng ngự đến nhân danh Chúa! Bình an trên cõi trời cao, vinh quang trên các tầng trời! 39Trong đám đông, có vài người thuộc nhóm Pha-ri-sêu nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, Thầy trách môn đệ Thầy đi chứ!” 40Người đáp: “Tôi bảo các ông: họ mà làm thinh, thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên!” |
Gioan 12:12–18 12Hôm sau, dân chúng lũ lượt tuôn đến mừng lễ. Thoạt nghe tin Đức Giê-su tới Giê-ru-sa-lem, 13họ cầm nhành lá thiên tuế ra đón Người và reo hò: Hoan hô! Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa ! Chúc tụng vua Ít-ra-en! 14Đức Giê-su gặp một con lừa nhỏ, liền cỡi lên như có lời chép: 15Hỡi thiếu nữ Xi-on, đừng sợ ! Này Đức Vua của ngươi ngự đến, ngồi trên lưng lừa con. 16Lúc đầu, các môn đệ không hiểu những điều ấy. Nhưng sau khi Đức Giê-su được tôn vinh, các ông mới nhớ lại là Kinh Thánh đã chép những điều đó về Người, và dân chúng đã làm cho Người đúng y như vậy. 17Vậy, đám đông dân chúng làm chứng cho Đức Giê-su, họ là những người đã có mặt, khi Đức Giê-su gọi anh La-da-rô ra khỏi mồ và làm cho anh trỗi dậy từ cõi chết. 18Sở dĩ dân chúng đi đón Người, là vì họ nghe biết Người đã làm dấu lạ đó. |
Biểu tượng con lừa có thể đề cập đến truyền thống phương Đông rằng nó là một con vật của hòa bình, so với ngựa là động vật biểu tượng cho chiến tranh. Một vị vua sẽ cưỡi một con ngựa khi ông đang mong muốn chiến tranh và sẽ cưỡi một con lừa tượng trưng cho việc ông đến trong hòa bình[1]. Việc Chúa Giêsu tới thành Giê-ru-sa-lem trên con lừa trở thành biểu tượng của ông như là Hoàng tử Hòa bình, không phải một vị vua ưa chiến tranh.[1][2]
Ở nhiều vùng đất trong vùng Cận Đông cổ đại, việc lát gạch con đường của một ai đó đáng kính trọng đã đi là chuyện khá phổ biến. Kinh Thánh Hebrew (2 Các vua 9:13) kể rằng Jehu, con của Jehoshaphat, được tôn vinh theo cách này. Cả hai Phúc Âm Nhất Lãm và Phúc Âm Gioan đều kể rằng dân chúng đã tôn vinh Chúa Giêsu theo cách này này. Trong bản Nhất Lãm mô tả là dân chúng đặt quần áo và lá trên đường, còn Phúc âm Gioan nói rõ là lá cọ (tiếng Hy Lạp: phoinix). Theo thông lệ Do Thái, lá cọ là một trong bốn loại thực vật được mang đến cho Lễ Lều Tạm, dùng để mô tả niềm vui và chiến thắng.[12]
Theo Phúc Âm Luca (19:41) mô tả, khi Chúa Giêsu đến gần Giê-ru-sa-lem, ông đã nhìn thành phố và khóc, báo trước cho những đau khổ sắp xảy đến cho thành phố trong các sự kiện phá hủy đền thờ thứ hai.
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ a b c Matthew 19–28 by William David Davies, Dale C. Allison 2004 ISBN 0-567-08375-6 page 120
- ^ a b John 12–21 by John MacArthur 2008 ISBN 978-0-8024-0824-2 pp. 17–18
- ^ Bản mẫu:Bible verse, Bản mẫu:Bible verse, Bản mẫu:Bible verse, and Bản mẫu:Bible verse.
- ^ Paarlberg, John. “Palm/Passion Sunday: Year C” (bằng tiếng Anh). Reformed Church in America. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2018.
- ^ “Sunday of the Passion (Palm Sunday, Year A): Procession with Palms and The Passion According to Matthew” (bằng tiếng Anh). Augsburg Fortess. ngày 15 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2018.
These pamphlets include the Procession with Palms as reprinted from Evangelical Lutheran Worship, combined with the full text of the Passion narrative for the appropriate year (Matthew, Mark, and Luke) in the New Revised Standard Version.
- ^ “Passion/Palm Sunday” (bằng tiếng Anh). Presbyterian Mission Agency. 2018. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2018.
- ^ The people's New Testament commentary by M. Eugene Boring, Fred B. Craddock 2004 ISBN 0-664-22754-6 pp. 256–258
- ^ The Bible Knowledge Background Commentary: Matthew–Luke, Volume 1 by Craig A. Evans 2003 ISBN 0-7814-3868-3 pp. 381–395
- ^ The Synoptics: Matthew, Mark, Luke by Ján Majerník, Joseph Ponessa, Laurie Watson Manhardt 2005 ISBN 1-931018-31-6 pp. 133–134
- ^ The Bible knowledge background commentary: John's Gospel, Hebrews–Revelation by Craig A. Evans ISBN 0-7814-4228-1 pp. 114–118
- ^ Matthew 21:1–11, Mark 11:1–11, Luke 19:28–44 John 12:12–19
- ^ Vioque, Guillermo Galán (2002). Martial, Book VII: A Commentary. J.J. Zoltowski biên dịch. Brill. ISBN 978-90-04-12338-0.
Livy 10.47.3
Liên kết ngoài
sửa- Phước Nguyên, Tìm hiểu Lễ Lá Lưu trữ 2014-03-06 tại Wayback Machine Thư Viện Tin Lành.
Tuần Thánh trước Lễ Phục Sinh | |||
Chúa nhật Lễ Lá |
Thứ hai Tuần Thánh |
Thứ ba Tuần Thánh |
Thứ tư Tuần Thánh |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chúa Nhật Lễ Lá. |