Cổng thông tin:Đế chế/Nhân vật chọn lọc

Danh sách sửa

Cổng thông tin:Đế chế/Nhân vật chọn lọc/1

Càn Long 乾隆 hay Thanh Cao Tông (清高宗) (25 tháng 9, 1711 tức năm Khang Hi thứ 50—7 tháng 2, 1799 tức năm Gia Khánh thứ 4), họ Ái Tân Giác La, húy Hoằng Lịch, là người con trai thứ tư của Hoàng đế Ung Chính và là Hoàng đế thứ năm của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Thời kỳ trị vì của ông kéo dài 60 năm từ 11 tháng 10, 1736 đến 1 tháng 9, 1795, và là thời cực thịnh về kinh tế và quân sự của nhà Thanh. Vào thời này, lãnh thổ nhà Thanh kéo dài đến Châu thổ sông IliTân Cương, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng đến tối đa: khoảng 11.000.000 km², so với 9.000.000 km² hiện tại. Ông bắt chước cách thức cai trị của ông nội mình là Khang Hy, người mà ông rất ngưỡng mộ.

Khi còn trẻ, Càn Long đã khiến Khang Hy ngạc nhiên về rất nhiều lĩnh vực, nhất là về văn học nghệ thuật. Khang Hi đã cho rằng Càn Long có thể sẽ là xứng đáng trở thành Hoàng đế kế vị nhà Thanh sau Ung Chính.

Lúc lên ngôi, Càn Long có mở một số cuộc viễn chinh và đã thất bại, ông cũng thu nạp nhiều phi tần, tuần du các nơi, kết nạp lộng thần tham ôHòa Thân...

Năm 1796, ông nhường ngôi cho con là Vĩnh Diễm, lên làm Thái thượng hoàng, giữ vững quyền chính. Năm 1799 ông mất, hưởng thọ 87 tuổi. Thụy hiệu đầy đủ của ông là Pháp Thiên Long Vận Chí Thành Tiên Giác Thể Nguyên Lập Cực Phu Văn Phấn Vũ Khâm Minh Hiếu Từ Thần Thánh Thuần hoàng đế (法天隆運至誠先覺體元立極敷文奮武欽明孝慈神聖純皇帝).


Cổng thông tin:Đế chế/Nhân vật chọn lọc/2

Thành Cát Tư Hãn (tiếng Mông Cổ:  , Činggis Qaγan; tiếng Trung: 成吉思汗), sinh ra với tên Thiết Mộc Chân (Тэмүүжин = Temüjin, 铁木真), họ Bột Nhi Chỉ Cân (Боржигин/Борджигин = Borjigin, 孛儿只斤) khoảng năm 1155/1162/1167 và mất ngày 18 tháng 8 năm 1227, là Hãn vương của Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206. Là một nhà lãnh đạo lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh, mang lại sự ổn định về chính trị và kinh tế cho khu vực Á-Âu trong lãnh thổ của ông, mặc dù đã gây ra những tổn thất to lớn đối với những người chống lại ông. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, đại hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc (12711368) sau khi lật đổ triều đại Nam Tống. Năm 1271 sau khi lập ra nhà Nguyên, Hốt Tất Liệt đã truy tôn Thành Cát Tư Hãn miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu Pháp Thiên Khải Vận Thánh Vũ Hoàng đế, nên ông còn được gọi là Nguyên Thái Tổ.

Cổng thông tin:Đế chế/Nhân vật chọn lọc/3

Đại hãn Oa Khoát Đài, (tiếng Mông Cổ: Өгөөдэй, Ögöödei; tiếng Trung: 窝阔台, bính âm: Wōkuòtái); các tài liệu không phiên âm viết là Ögedei, Ogotai, Oktay (khoảng 11861241), là con trai thứ ba của Thành Cát Tư Hãn và là Đại Hãn thứ hai của đế quốc Mông Cổ sau khi cha của ông chết (xen giữa là khoảng thời gian nhiếp chính của em trai ông, Đà Lôi, từ 1227 tới 1229). Ông tiếp tục công việc mở rộng đế quốc mà cha của ông đã bắt đầu, và là Đại Hãn khi đế quốc Mông Cổ đạt tới đỉnh cao của sự mở rộng về phương tây trong quá trình xâm chiếm châu Âu. Giống như tất cả những người con khác của Thành Cát Tư Hãn, ông tham gia một cách tích cực vào việc chinh phục tại miền tây Trung QuốcTrung Á.

Oa Khoát Đài là con trai thứ ba của Thành Cát Tư Hãn, và được đại hãn này coi là người con yêu thích nhất của ông, ngay từ khi Oa Khoát Đài còn là một đứa trẻ. Khi trưởng thành, Oa Khoát Đài được biết đến vì khả năng gây ảnh hưởng tới những người hay nghi ngờ trong bất kỳ cuộc tranh luận nào mà ông tham dự, đơn giản là do sức thuyết phục từ nhân cách của ông. Ông có vóc người cao lớn, được đánh giá là vui tính, có sức lôi cuốn quần chúng rất cao, thông minh và kiên định. Uy tín của ông được quy là một phần của thành công của ông trong việc giữ cho đế quốc Mông Cổ đi đúng đường lối mà cha của ông đã vạch ra.


Cổng thông tin:Đế chế/Nhân vật chọn lọc/4

Hoàng đế Khang Hi (tiếng Mông Cổ: Enkh Amgalan Khan) (4 tháng 5 năm 165413 tháng 11 năm 1722), tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp (爱新觉罗玄燁), là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Thanh người Mãn Châu và là vua Thanh thứ hai trị vì toàn cõi Trung Quốc, từ năm 1662 đến năm 1722.

Là con thứ ba của Thuận Trị, ông lên ngôi khi mới 8 tuổi, nên được nhiếp chính bởi bà nội ông là Thái hoàng thái hậu Hiếu Trang và tứ mệnh đại thần. Ông là vị hoàng đế tài ba, người đã thiết lập sự thịnh trị dài trên 130 năm của Đại Thanh, sau một loạt binh lửa can qua. Dưới quyền của ông, Đế quốc Thanh kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, Mãn Châu, nhiều phần của vùng Cận Đông nước Nga và bảo hộ Mông CổTriều Tiên.

Ông có miếu hiệuThanh Thánh Tổ (朝聖祖), niên hiệuKhang Hi (康熙). Tiểu sử của ông được ghi tại Thanh sử cảo, quyển 4 “Thánh Tổ bản kỷ” và Thanh thông giám, quyển 41-45 “Thánh Tổ Khang Hi”. Còn thụy hiệu đầy đủ của ông là Hợp Thiên Hoằng Vận Văn Vũ Duệ Triết Cung Kiệm Khoan Du Hiếu Kính Thành Tín Trung Hòa Công Đức Đại Thành Nhân hoàng đế (合天弘運文武睿哲恭儉寬裕孝敬誠信中和功德大成仁皇帝).


Cổng thông tin:Đế chế/Nhân vật chọn lọc/5

Ivan IV Vasilyevich (tiếng Nga: Иван IV Васильевич; 25 tháng 8, 1530 – 18 tháng 3, 1584) là Đại công tước Mạc Tư Khoa từ năm 1533 tới năm 1547. Ông là nhà cầm quyền đầu tiên của nước Nga chính thức xưng Sa hoàng (năm 1547). Trong thời gian cầm quyền kéo dài của mình ông đã chinh phục các hãn quốc TartarXibia cũng như chuyển nước Nga trở thành một quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo. Trong lịch sử Nga, vị Nga hoàng này đơn giản được gọi là Ivan Grozny (tiếng Nga: Иван Грозный nghe), và được dịch sang tiếng Việt thành Ivan Bạo chúa, Ivan Lôi đế hay Ivan Hung Đế

Ivan là đứa con được chờ đợi từ rất lâu của Vasily III. Khi ông mới lên ba, vua cha Vasily III qua đời vì một cái mụn biến chứng trở thành một ung nhọt chết người ở chân. Ivan được tuyên bố trở thành Đại Công tước Mạc Tư Khoa theo yêu cầu của vua cha. Ban đầu mẹ ông, Elena Glinskaya giữ vai trò nhiếp chính, nhưng bà cũng qua đời khi Ivan mới lên tám. Chức vụ nhiếp chính được các boyar thuộc nhà Shuisky nắm giữ cho tới khi Ivan nắm quyền lực năm 1544. Theo chính những bức thư của mình, ông thường cảm thấy bị bỏ rơi và bị các boyar thuộc hai dòng họ Shuisky và Belsky xúc phạm. Có lẽ những chấn thương tâm lý này góp phần khiến ông căm ghét các boyar và khiến ông bất ổn về tâm lý. Những tình cảm tiêu cực thể hiện trong những bức thư của ông có thể là một sự phản ánh tính khí gắt gỏng của ông.


Cổng thông tin:Đế chế/Nhân vật chọn lọc/6

Augustus (tiếng La Tinh cổ: IMPERATOR•CAESAR•DIVI•FILIVS•AVGVSTVS; 23 tháng 9 năm 63 TCN19 tháng 8 năm 14, tên lúc khai sinh là Gaius Octavius và được biết đến với cái tên Gaius Julius Caesar Octavianus (tiếng La Tinh cổ: GAIVS•IVLIVS•CAESAR•OCTAVIANVS)

giai đoạn sau năm 27, là Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã, trị vì La Mã từ 27 TCN đến khi qua đời năm 14. Octavian được người chú vĩ đại của mình, Julius Caesar nhận làm con nuôi và thừa hưởng mọi di sản của Caesar sau khi ông bị ám sát năm 44 TCN. Những năm tiếp theo, Octavian tham gia Tam đầu chế thứ 2 cùng với Marcus AntoniusMarcus Aemilius Lepidus. Như là một thành viên của Tam đầu chế, Octavian cai trị La Mã và hầu như toàn bộ các vùng thuộc địa Châu Âu của nó một cách chuyên quyền, chiếm giữ cả quyền chấp chính tối cao sau khi hai chấp chính Aulus HirtiusGaius Vibius Pansa Caetronianus qua đời và đảm bảo khả năng tái cử bất biến của mình. Tam đầu chế tan rã sau khi hoàn thành mục tiêu của những kẻ lập ra nó: Lepidus bị buộc lưu vong và Antonius buộc phải tự sát sau khi bạ trận tại Actium trước Octavian năm 31 TCN.

Sau khi Tam đầu chế thứ Hai tan rã, Octavian vẻ bên ngoài là khôi phục lại Cộng hoà La Mã, với quyền lực tối cao là của Viện Nguyên lão nhưng thực chất là vẫn nằm trong tay ông. Phải mất sáu hay bảy năm để tìm ra được một khuôn mẫu chính xác để một nước chính thức vẫn theo thể chế Cộng hòa nhưng bây giờ được lãnh đạo bởi một lãnh tụ duy nhất; kết quả là thể chế được biết đến như là Đế quốc La Mã. Chức vụ hoàng đế không bao giờ giống như độc tài La Mã mà Caesar và Sulla đã từng nắm giữ trước đó; thật vậy, ông đã khước từ khi đại đa số dân La Mã muốn "đưa ông lên chức vụ độc tài" .Theo pháp luật, Augustus có một tập hợp các quyền lực ông có suốt đời do Viện nguyên lão giao cho ông, bao gồm cả quyền lên diễn đàn để diễn thuyết, quyền kiểm duyệt, và quyền lãnh đạo, mà không cần phải được bầu vào những cơ quan tương ứng với các chức vụ đó, gồm Bảo dân quan, Kiểm dân quan, và Chấp chính tối cao. Quyền lực áp đảo của ông có được từ những thành công về tài chính và những nguồn lợi thu được từ các cuộc chinh phạt, sự xây dựng các mối quan hệ bảo trợ trong suốt toàn lãnh thổ Đế quốc, sự trung thành của binh sĩ và những cựu chiến binh, quyền lực từ những vinh dự được phong cho bởi Viện Nguyên lão, và sự kính trọng, ỵêu mến của dân chúng. Sự nắm giữ đa số các sư đoàn lê dương có thể tạo thành mối đe dọa quân sự đối với Viện Nguyên lão, cho phép ông áp đặt các quyết định mà không cần thông qua ý kiến của Viện Nguyên lão. Với khả năng loại bỏ những Nguyên lão đối lập với biện pháp quân sự, Viện Nguyên lão trở nên ngoan ngoãn dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của ông.

Triều đại của Augustus đã mở ra một thời đại tương đối hòa bình được biết đến như là Pax Augusta, hay là hòa bình của Augustus. Mặc dù các cuộc chiến tranh liên tục nổ ra ở biên giới, và một năm nội chiến về việc nối ngôi Hoàng đế, vùng Địa Trung Hải là hòa bình trong hơn hai thế kỉ. Augustus mở rộng lãnh thổ của Đế quốc La Mã, bảo vệ được biên giới của Đế quốc với nhiều nước chư hầu, và thiết lập hòa bình với Parthia thông qua các biện pháp ngoại giao. Ông đã cải cách lại hệ thống thuế của La Mã, phát triển một mạng lưới đường sá với hệ thống liên lạc chính thức, thiết lập quân đội thường trực (và một lực lượng hải quân nhỏ), thiết lập lực lượng Vệ binh Praetorian, và tạo ra hệ thống bảo an và lính cứu hỏa cho thành Rome. Nhiều thành phố được xây dựng lại dưới thời của Augustus; và ông viết lại những thành tựu mà chính ông đã làm được, được biết đến như là Res Gestae Divi Augusti, tồn tại tới nay. Khi ông chết vào năm 14, Augustus được phong là một vị thần bởi Viện Nguyên lão, được thờ phụng bởi dân La Mã. Tên của ông Augustus và của Caesar được lấy làm đế hiệu của các hoàng đế sau này, và tháng Tám (August) được chính thức đặt tên theo tên ông. Sau khi ông mất, con rể ông là Tiberius nối ngôi.