Cổng thông tin:Địa chất học/Tiêu điểm

  • Kiến tạo mảng (tiếng Anh là plate tectonics, xuất phát từ tiếng Hy Lạp τέκτων; tektōn, nghĩa là "người xây dựng", "thợ nề") để mô tả các chuyển động trên phạm vi rộng của các phần thạch quyển Trái Đất. Học thuyết này hoàn thiện các quan niệm trước đây về trôi dạt lục địa do Alfred Wegener đề xuất trong các thập niên đầu thế kỷ 20 và tách giãn đáy đại dương trong thập niên 1960...
  • Đá granit hay đá hoa cương là một loại đá mácma xâm nhập phổ biến có thành phần axít. Granit có kiến trúc hạt trung tới thô, khi có các tinh thể lớn hơn nằm nổi bật trong đá thì gọi là kiến trúc porphia hay nổi ban. Granit có màu hồng đến xám tối hoặc thậm chí màu đen, tùy thuộc vào thành phần hóa học và khoáng vật cấu tạo nên đá. Các khối granit lộ ra trên mặt đất ở dạng khối và có xu hướng tròn cạnh khi bị phong hóa. Granit đôi khi xuất hiện ở dạng trũng tròn được bao bọc bởi các dãy đồi được hình thành từ quá trình biến chất tiếp xúc nhiệt hay sừng hóa...(xem tiếp),
  • Lịch sử địa chất học ghi chép quá trình phát triển của địa chất học. Địa chất học là khoa học nghiên cứu về nguồn gốc, lịch sử và cấu trúc của Trái Đất. Trong quá trình phát triển, địa chất học cung cấp các học thuyết và dữ liệu chủ yếu để xã hội nhận thức về các đặc điểm của Trái Đất...
  • Đá phiến dầu là một loại đá trầm tích hạt mịn giàu chất hữu cơ và chứa một lượng lớn kerogen có thể dùng để chiết tách các loại hydrocacbon lỏng. Các nhà địa chất không xếp nó vào nhóm đá phiến sét, và hàm lượng kerogen cũng khác so với dầu thô. Kerogen đòi hỏi cần phải xử lý nhiều hơn để có thể sử dụng được so với dầu thô, các quá trình xử lý tốn nhiều chi phí so với sử dụng dầu thô cả về mặc tài chính và tác động môi trường...