Cổng thông tin:Cơ Đốc giáo/Nhân vật/Lưu trữ

Phiên bản đầu tiên sửa

Aiden Wilson Tozer (21 tháng 4, 189712 tháng 5, 1963) là quản nhiệm, nhà thuyết giáo, tác giả, biên tập và diễn giả tại các hội nghị về Kinh Thánh...

Năm 1919, năm năm sau trải nghiệm qui đạo, không hề qua một chương trình đào tạo thần học chính thức nào, Tozer chấp nhận lời mời đến làm quản nhiệm một nhà thờ nhỏ. Đó là sự khởi đầu cho 44 năm mục vụ của ông, cộng tác với Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp (C&MA), một giáo phái thuộc trào lưu Tin Lành (Evangelical) trong cộng đồng Kháng Cách (Protestant); 33 năm trong quãng thời gian này, Tozer làm quản nhiệm cho nhiều hội thánh địa phương. Giáo đoàn đầu tiên ông đến quản nhiệm là một nhà thờ nhỏ ở mặt tiền phố tại Nutter Fort, tiểu bang West Virginia. Tozer là quản nhiệm cho nhà thờ Southside Alliance ở Chicago trong ba mươi năm (1928 - 1959), những năm cuối của cuộc đời ông đến quản nhiệm nhà thờ Avenue Road ở Toronto, Canada. Từ những trải nghiệm thuộc linh và từ những quan sát trong bốn mươi bốn năm mục vụ, Tozer nhận thấy rằng hội thánh đang trên đà rơi vào nguy cơ thoả hiệp với tinh thần thế tục...

Có ít nhất hai trong số những cuốn sách ông viết, được xem là những tác phẩm Cơ Đốc kinh điển: The Pursuit of GodThe Knowledge of the Holy. Ông cũng là tác giả của cuốn That Incredible Christian. How Heaven’s children live on Earth. Sách của ông hướng độc giả về sự cần thiết và tính khả thi cho một mối tương giao mật thiết với Thiên Chúa...

Sống cuộc đời giản dị và không quan tâm đến vật chất, Tozer và vợ, Ada Cecilia Pfautz, chưa bao giờ có xe hơi, mà chỉ sử dụng xe buýt và tàu lửa làm phương tiện đi lại. Khi đã là một tác giả Cơ Đốc nổi tiếng, Tozer dành phần lớn số tiền nhuận bút cho những người đang thiếu thốn...

2 sửa

 
lớn

Thánh Giuse (tiếng Do Thái: יוֹסֵף "Yosef"; tiếng Hy Lạp: Ἰωσήφ; đôi khi cũng được gọi là Thánh Giuse Thợ, hoặc Thánh Cả Giuse, Giuse thành Nazareth hoặc Giô-sép) là một vị thánh của Kitô giáo. Giuse xuất hiện đầu tiên trong các bản Phúc Âm Lucaatthew (còn những văn bản ra đời sớm của Phúc Âm như các thư Sứ đồ Phaolô hay Phúc Âm Máccô không đề cập đến người chồng của Maria). Tuy các thông tin đề cập trong hai sách trên không hoàn toàn thống nhất với nhau nhưng chúng cùng mô tả Giuse là chồng của Maria và cha về mặt pháp lí của Giêsu. Theo Phúc Âm Luca, Giuse là người thuộc chi họ Giuđa, hậu duệ đời thứ 40 của vua David, sinh trú tại Bêlem. Ông thuộc tầng lớp gia đình bình dân của xã hội thời đó. Ông đính hôn với Maria - một thiếu nữ quê ở Nazareth, cũng thuộc chi họ Giuđa. [ Đọc tiếp ]


3 sửa

Giáo hoàng Phanxicô (tiếng Latinh: Franciscus; sinh 17 tháng 12 năm 1936; tên thật: Jorge Mario Bergoglio) là Giáo hoàng thứ 266 và đương nhiệm của Giáo hội Công giáo Rôma.

 

Sinh tại Buenos Aires, Argentina trong một gia đình có năm anh em di dân gốc Ý. Bergoglio bắt đầu học Thần học sau khi có bằng Thạc sĩ Hóa học của Đại học Buenos Aires. Ngày 11 tháng 3 năm 1958, ông gia nhập Dòng TênArgentina. Đến năm 1969, ông trở thành Linh mục và sau đó đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong Giáo hội. Từ năm 1998, ông trở thành Tổng Giám mục của Tổng giáo phận Buenos Aires. Đến năm 2001, Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong ông làm hồng y.

Ngày 13 tháng 3 năm 2013, ông được bầu làm giáo hoàng trong cuộc Mật nghị Hồng y sau khi Giáo hoàng Biển Đức XVI thoái vị trước đó vào ngày 28 tháng 2, thánh lễ Khai mạc sứ vụ Mục tử toàn thể Hội Thánh (lễ đăng quang) sẽ được cử hành vào ngày 19 tháng 3, 2013, trùng vào lễ kính Thánh Giuse. Ông là vị Giáo hoàng đầu tiên đến từ Mỹ Latinh, đồng thời cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên không phải từ châu Âu kể từ hơn 1200 năm qua (tính từ Giáo hoàng Grêgôriô III). [ Đọc tiếp ]


4 sửa

 
Thánh Phêrô

Thánh Phêrô (Tiếng Hy Lạp: Πέτρος , Pétros “Đá”, Kephas hoặc thỉnh thoảng là Cephas) là tông đồ trưởng trong số mười hai thánh tông đồ của Chúa Giêsu. Thánh Phêrô được Chúa trao cho quyền cai quản Hội Thánh.

Người ta cho rằng, ông là giám mục của Rôma và là vị giáo hoàng đầu tiên của Giáo hội Công giáo. Niên giám Tòa Thánh năm 1838 dưới triều Giáo hoàng Grêgôriô XVI cho rằng, ông trở thành giám mục Rôma vào năm 42 và ở ngôi trong vòng 25 năm. Niên giám Tòa Thánh năm 2003 xác định rằng, thời gian bắt đầu triều đại của ông không rõ và kéo dài tới năm 64.

Nguồn sử liệu chính giúp chúng ta tìm hiểu về cuộc đời của ông là sách Tân ước mà chủ yếu là bốn sách Phúc Âm và sách Tông đồ Công vụ. Tân ước nhắc đến Phêrô khoảng 154 lần, dưới danh xưng Hy Lạp Petros, thường gắn liền với tên Do Thái Simêon (đọc theo kiểu Hy Lạp là "Simon"). Tên khai sinh của ông là Simon, và tên của thân phụ là Gioan. Danh xưng tiếng Hy lạp "Petros" gốc từ "petra" có nghĩa là "đá", do Chúa Giêsu đặt cho ông; trong tiếng Aram là Kêpha (xuất hiện trong các thư của thánh Phaolô).

5 sửa

 
Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình

Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (1868-1949) là linh mục người Việt đầu tiên được tấn phong giám mục vào năm 1933, và chính thức làm giám mục giáo phận Phát Diệm từ năm 1935.

Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng sinh ngày 7 tháng 8 năm 1868 (tức ngày 19 tháng 6 năm Mậu Thìn) tại Gò Công. Thân phụ ông làGiacôbê Nguyễn Gia Tuấn, nguyên cựu sinh viên Chủng viện Pesnang (Malaysia), quê ở họ đạo Tân Hòa tỉnh Gò Công, làm thông ngôn tại Gò Công một thời gian. Mẹ ông là Maria Mađalêna Nguyễn Thị Chi.

Sau một thời gian làm việc tại Gò Công, thân phụ ông về Trà Vinh. Năm 1878, khi ông lên 10 tuổi, ông được gửi vào trường Tiểu học La San Mỹ Tho. Khi ngôi trường bị đóng cửa năm 1880, ông được gửi về Sài Gòn theo học Collège d’Adran. Tại đây, ông được gặp Linh mục Jean Dépierre (tên Việt: Để, 1855-1898), giáo sư Tiểu chủng viện Sài Gòn kiêm Tuyên úy trường La san d’Adran, quý mến và đỡ đầu.

Năm 1883, Linh mục Dépierre Để đỡ đầu cho ông vào học Tiểu chủng viện, bấy giờ dưới quyền Giám đốc của Linh mục Thiriet, nổi tiếng là một người thông thái. Những năm học ở Tiểu chủng viện, ông luôn được xem là một chủng sinh xuất sắc. Ngày 24 tháng 9 năm 1887, ông được nhận vào học Đại chủng viện Sài Gòn và cho tới năm 1896 thì tốt nghiệp.

Ngày 19 tháng 9 năm 1896, ngay sau khi tốt nghiệp Đại chủng Viện Sài Gòn năm 28 tuổi, ông được giáo sĩ Jean Dépierre, bấy giờ đã là Giám mục Giáo phận Sài Gòn, phong chức linh mục tại Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Linh mục Nguyễn Bá Tòng đảm nhiệm chức Quản lý Tòa Giám mục Sài Gòn liên tục trong 21 năm.

Trong thời gian này, trên cương vị Quản lý Tòa Giám mục, ông nhiều lần bảo trợ những người bạn linh mục người Việt Nam bị thực dân Pháp bắt đày nơi Côn Đảo. Đó là 3 linh mục Đậu Quang Lĩnh (1868?-1930), Nguyễn Thần Đồng (1867-1944), Nguyễn Văn Tường (1853?-?). [ Đọc tiếp ]


6 sửa

Phaolô Nguyễn Văn Bình (19101995) là một Giám mục của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam. Ông nguyên là tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn. Khẩu hiệu Giám mục của ông là "Hãy đi rao giảng" (Mt 28:19-20). Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình sinh ngày 1 tháng 9 năm 1910 tại Lương Hòa, Long An. Năm 1922, ông vào học tại Tiểu chủng viện Sài Gòn năm 1922. Năm 1932, Giám mục Dumortier gửi ông qua Rôma theo học trường Truyền Giáo.

Ngày 27 tháng 3 năm 1937, ông thụ phong Linh mục tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô, Rôma, Italia. Năm 1943, ông được cử làm giáo sư Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, tuyên úy các sư huynh Sài Gòn. Năm 1948, ông được chuyển làm Linh mục chánh xứ họ Cầu Đất tại Đà Lạt và thực hiện tờ báo Tông Đồ.

Ngày 20 tháng 9 năm 1955, ông được bổ nhiệm chức Giám mục hiệu tòa Agnusiensi, Giám quản Tông Tòa Giáo phận Cần Thơ. Lễ tấn phong được tổ chức tại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn ngày 30 tháng 11 cùng năm. Ngày 24 tháng 11 năm 1960, ông nhận chức Tổng Giám mục chính tòa Tổng Giáo phận Sài Gòn.

Trong giai đoạn 1980 - 1989, ông là Phó chủ tịch 3 khóa Hội đồng Giám mục Việt Nam. Phaolô Nguyễn Văn Bình qua đời ngày 1 tháng 7 năm 1995, hưởng thọ 85 tuổi, được an táng tại nhà nguyện Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. [ Đọc tiếp ]


7 sửa

 

Martin Luther King, Jr. (15 tháng 1 năm 1929 – 4 tháng 4 năm 1968) là Mục sư Baptist, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi, và là người đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964. Ông là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như lịch sử đương đại của phong trào bất bạo động. King được nhiều người trên khắp thế giới ngưỡng mộ như một anh hùng, nhà kiến tạo hoà bình và thánh tử đạo...

Năm 1954, King nhận chức quản nhiệm Nhà thờ Baptist đại lộ Dexter, tại Montgomery, Alabama. Giáo đoàn qui tụ giới giàu có, trí thức và những người có nhiều ảnh hưởng trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi, nên khi bùng nổ cao trào tẩy chay xe buýt - đột ngột khởi phát sau khi một phụ nữ da đen, Rosa Parks, bị bắt giữ vì từ chối nhường chỗ ngồi trên xe buýt cho một người đàn ông da trắng theo qui định của “Luật Jim Crow” – King được xem là một trong số những người thủ giữ vai trò lãnh đạo cuộc tẩy chay. Ngày 30 tháng 1 năm 1956, nhà riêng của King bị đánh bom, một đám đông giận dữ tụ tập trên con đường trước ngôi nhà, tự vũ trang với dao, súng, gậy gộc, đá và chai lọ. Song King nói với họ,

Đừng hốt hoảng, đừng làm bất kỳ điều gì trong sự giận hoảng! Ai có vũ khí, xin hãy đem về, ai không có vũ khí, xin đừng thủ đắc chúng. Chúng ta không thể giải quyết vấn nạn này bằng những vụ bạo động trả đũa... Chúng ta phải yêu thương những người anh em da trắng bất kể họ đã làm gì đối với chúng ta. Chúng ta phải hành động để họ biết rằng chúng ta yêu họ. Giáo huấn của Chúa Giê-xu vẫn còn vang vọng đến hôm nay: "Hãy yêu kẻ thù mình, chúc phước cho kẻ rủa mình, và cầu nguyện cho kẻ sỉ nhục mình." Đó là điều chúng ta phải làm. Chúng ta phải lấy tình yêu mà đáp trả lòng thù hận.

[ Đọc tiếp ]


8 sửa

Tổng Giám mục chính tòa Hà Nội (1960-1978) Hồng y tiên khởi Việt Nam
Tổng Giám mục chính tòa Hà Nội (1960-1978) Hồng y tiên khởi Việt Nam

Giuse Maria Trịnh Như Khuê (1898-1978) là một hồng y Giáo hội Công giáo Rôma và là Hồng y tiên khởi của Việt Nam. Ông từng giữ chức Tổng Giám mục Hà Nội từ năm 1960 cho đến khi qua đời. Khẩu hiệu Giám mục (Motto): "Hãy theo thầy". Ông sinh ngày 11 tháng 12 năm 1899, người làng Tràng Duệ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, là con trai trưởng trong gia đình Công giáo có 10 anh chị em. Thân phụ là cụ Trịnh Như Thành, một nhà Nho, không thành đạt trong khoa cử, mở trường dạy chữ Hán ở quê nhà, từng làm Chánh trưởng xứ đạo và Lý trưởng. Thừa hưởng khả năng Nho học từ thân phụ, từ 6 tuổi, ông đã bắt đầu học khai tâm Hán tự với thân phụ, rất sáng dạ, không lâu sau đã có thể đọc được sách truyện Tử đạo bằng chữ Nôm. Từ đó, ông bắt đầu có ý nguyện tu đạo để truyền bá đức tin Công giáo. Thấy ông thông minh sáng dạ, lại có chí đi tu, linh mục chánh xứ tên Thông nhận ông làm con nuôi và giới thiệu ông vào tu tập tại Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên. Sau khi mãn khóa, ông bắt đầu hành trình làm một thầy giảng, được phân công về giáo xứ Hàm Long (Hà Nội). Linh mục chánh xứ là Dépaulis giới thiệu ông vào học tiếp tại trường Puginier, một trường tư thục Công giáo do các tu sĩ Dòng La San điều hành. Sau khi mãn khóa, ông được vào Đại chủng viện Kẻ Sở học Triết. Ngày 20 tháng 5 năm 1925, Giáo hoàng Piô XI thiết lập Khâm sứ Tòa thánh tại Việt Nam và cử Giám mục Constantino Ayuti (1876-1928) làm Khâm sứ đại diện Tòa Thánh. Thầy giảng Giuse Trịnh Như Khuê được Giám mục Hà Nội bấy giờ là Pierre Gendreau giới thiệu làm thông ngôn cho Khâm sứ Ayuti, tháp tùng Khâm sứ Tòa Thánh đi kinh lược nhiều nơi. [ Đọc tiếp ]

9 sửa

 
Giáo hoàng Gioan Phaolô II

Gioan Phaolô II (hay Gioan Phaolô Đệ Nhị, Latinh: Ioannes Paulus II; tên sinh Karol Józef Wojtyła; 18 tháng 5 năm 1920 – 2 tháng 4 năm 2005) là vị giáo hoàng thứ 264 của Giáo hội Công giáo Rôma và là người lãnh đạo tối cao của Vatican kể từ ngày 16 tháng 10 năm 1978. Cho đến khi qua đời, triều đại của ông đã kéo dài hơn 26 năm và trở thành triều đại giáo hoàng dài thứ hai trong lịch sử hiện đại, sau triều đại dài 32 năm của Giáo hoàng Piô IX. Cho đến hiện tại, ông là vị giáo hoàng duy nhất người Ba Lan và là giáo hoàng đầu tiên không phải người Ý trong gần 500 năm, kể từ Giáo hoàng Ađrianô VI năm 1520. Ông được tạp chí TIME bình chọn là một trong bốn người có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20 và cả những năm đầu thế kỷ 21.

Trong triều đại của mình, Giáo hoàng Gioan Phaolô II không ngừng mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo trong Thế giới thứ ba. Ông đã thực hiện rất nhiều chuyến tông du hơn 129 quốc gia, ông có thể nói được hơn 10 ngôn ngữ (ngoài tiếng Ba Lan còn có tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga và một chút tiếng Việt. [ Đọc tiếp ]

10 sửa

Thánh Đa Minh (hoặc Thánh Đôminicô, tiếng Tây Ban Nha: Santo Domingo; 1170 - 6 tháng 8 năm 1221) là người sáng lập ra Dòng Ða Minh hay còn gọi là Dòng Anh Em Thuyết Giáo. Đa Minh còn là vị thánh quan thầy của các nhà thiên văn học.

 
Thánh Đa Minh

Đa Minh (Domingo) sinh tại Caleruega, thuộc dòng tộc Guzmán, nên được gọi là Domingo Félix de Guzmán. Guzman là một dòng tộc danh tiếng tại Tây Ban Nha vào thời Trung Cổ. Theo tường thuật của Jordan thành Saxony, người chuyên nguyên cứu tiểu sử của Thánh Đa Minh, thì trước khi Đa Minh ra đời, mẹ ông làm một cuộc hành hương đến Silos, bà mơ thấy mình đẻ ra một con chó ngậm bó đuốc đang cháy sáng và mang lửa đến khắp thế giới. Trong ngày Thanh Tẩy cho ông, bà mẹ đỡ đầu lại trông thấy trên đầu ông có một ngôi sao sáng, chiếu tỏa chung quanh. Hôm ấy là ngày Chủ Nhật nên ông được đặt tên là Domingo (tiếng Tây Ban Nha, Domingo là ngày Chủ Nhật). Có lẽ nguồn này là đáng tin cậy, bởi lẽ Dòng Đa Minh theo tiếng LatinhDominicanus, đây là một cách chơi chữ tách từ cụm từ Domini canis, nghĩa là "Con chó của Thiên Chúa". Năm 7 tuổi, Đa Minh được gửi đến ở với người cậu là linh mục đang coi xứ gần Caleruega. Năm 14 tuổi, Đa Minh từ giã gia đình và cha mẹ để lên học tại trường Palencia, là trường học nổi tiếng nhất tại Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Ngay từ hồi nhỏ, Đa Minh đã biết dung hòa việc học hành với cầu nguyện và các bổn phận tông đồ. Hết trung học, Đa Minh xin đi tu và có lẽ được truyền chức linh mục vào năm 1194. Sau đó, ông làm kinh sĩ tại Nhà thờ chính tòa Osma, chuyên lo đọc kinh thay cho toàn giáo phận. Với lòng đạo đức và nhiệt thành, chỉ 2 năm sau, ông được chỉ định làm bề trên hội kinh sĩ. [ Đọc tiếp ]

11 sửa

 
Thánh Têrêsa thành Lisieux.

Thánh Têrêsa thành Lisieux (2 tháng 1 năm 1873 - 30 tháng 9 năm 1897), hoặc đúng hơn là Sainte Thérèse de l'Enfant-Jésus et de la Sainte Face (Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu và Thánh Nhan), tên thật Marie-Françoise-Thérèse Martin, là một nữ tu Công giáo được phong hiển thánh và được ghi nhận là một Tiến sĩ Hội thánh. Têrêsa thành Lisieux cũng được biết đến nhiều với cái tên "Bông hoa Nhỏ của Chúa Giêsu". Thánh Têrêsa thành Lisieux chào đời tại Alençon, Pháp. Têrêsa là con của Louis Martin - một thợ đồng hồ và Zélie-Marie Guérin - một người dệt đăng-ten. Cha mẹ của Têrêsa rất đạo đức. Louis đã từng muốn làm thầy tu nhưng lại bị từ chối vì không biết tiếng Latin. Zélie-Marie đã từng muốn làm nữ tu nhưng bị cho biết là bà không có ơn gọi. Thay vào đó, bà khấn là nếu kết hôn, bà sẽ dâng hết các con mình cho Giáo hội. Louis và Zélie-Marie gặp nhau vào năm 1858 và lấy nhau chỉ ba tháng sau đó. Họ có chín người con, nhưng chỉ có năm cô con gái - Marie, Pauline, Léonie, Céline và Thérèse (Têrêsa) - là sống sót đến tuổi trưởng thành. Têrêsa là con út trong nhà. Việc đan đăng-ten của Zélie thành công đến nỗi Louis bán tiệm sửa đồng hồ của mình để giúp bà. [ Đọc tiếp ]

12 sửa

Cổng thông tin:Cơ Đốc giáo/Nhân vật/12

13 sửa

Cổng thông tin:Cơ Đốc giáo/Nhân vật/13

14 sửa

Cổng thông tin:Cơ Đốc giáo/Nhân vật/14

15 sửa

Cổng thông tin:Cơ Đốc giáo/Nhân vật/15

16 sửa

Cổng thông tin:Cơ Đốc giáo/Nhân vật/16

17 sửa

Cổng thông tin:Cơ Đốc giáo/Nhân vật/17

18 sửa

Cổng thông tin:Cơ Đốc giáo/Nhân vật/18

19 sửa

Cổng thông tin:Cơ Đốc giáo/Nhân vật/19

20 sửa

Cổng thông tin:Cơ Đốc giáo/Nhân vật/20