Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Thiết bị và phương tiện được chọn

Thiết bị và phương tiện được chọn

Cách dùng

Sử dụng khung đã được thiết kế sẵn ở phụ trang Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Thiết bị và phương tiện được chọn/Khung.

  1. Thêm các bài viết mới được chọn lọc vào phụ trang [[Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Thiết bị và phương tiện được chọn/Số thứ tự]] với những số thứ tự tiếp theo số Thiết bị và phương tiện được chọn hiện có.
  2. Cập nhật tổng số tham số "max=" trong bản mẫu {{Random portal component}} tưong ứng với mục Thiết bị và phương tiện được chọn trong trang chủ đề chính.

Danh sách thiết bị và phương tiện được chọn

Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Thiết bị và phương tiện được chọn/1

North American P-51D Mustang Tika IV thuộc Liên đội Tiêm kích 361, sơn ký hiệu tấn công trong Trận Normandie.
North American P-51 Mustang là một kiểu máy bay tiêm kích Hoa Kỳ một chỗ ngồi tầm xa được đưa vào sử dụng trong không lực các nước Đồng Minh vào các năm giữa của Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiếc P-51 trở nên một trong những kiểu máy bay nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất trong cuộc chiến tranh.

Được thiết kế, chế tạo và bay thử chỉ trong vòng 117 ngày, P-51 thoạt tiên phục vụ cho Không quân Hoàng gia Anh như một máy bay tiêm kích-ném bom và trinh sát, trước khi chuyển sang vai trò máy bay tiêm kích hộ tống ném bom bên trên lãnh thổ Đức, giúp duy trì ưu thế trên không của phe Đồng Minh từ đầu năm 1944. Nó cũng tham gia ở mức độ hạn chế chống lại Đế quốc Nhật Bản trên Mặt trận Thái Bình Dương. Mustang bắt đầu tham gia Chiến tranh Triều Tiên như là máy bay tiêm kích chủ yếu của lực lượng Liên Hợp Quốc, nhưng nhanh chóng được bố trí lại trong vai trò tấn công mặt đất sau khi bị vượt qua bởi những máy bay tiêm kích phản lực đời đầu. Tuy vậy, nó vẫn được giữ lại phục vụ trong một số lực lượng không quân cho đến đầu những năm 1980.

Cho dù là một máy bay có giá thành chế tạo thấp, Mustang lại là một kiểu máy bay nhanh, được chế tạo tốt và rất bền bỉ. Phiên bản cuối cùng P-51D của chiếc tiêm kích một chỗ ngồi này được trang bị động cơ 12 xy-lanh Packard V-1650-3, có siêu tăng áp hai tầng hai tốc độ, một phiên bản do Packard chế tạo của kiểu động cơ Rolls-Royce Merlin huyền thoại, và trang bị sáu súng máy M2 Browning 12,7 mm (0,50 in).

Sau Thế Chiến II và Chiến tranh Triều Tiên, nhiều chiếc Mustang được chuyển sang sử dụng dân sự, đặc biệt là trong các cuộc đua hàng không. Danh tiếng Mustang đạt đến mức mà, vào giữa những năm 1960, nhà thiết kế John Najjar của hãng xe Ford đã đề nghị cái tên máy bay tiêm kích đó cho mẫu xe thể thao Ford Mustang.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Thiết bị và phương tiện được chọn/2

USS Missouri đang ở ngoài khơi trong những năm 1980.
USS Missouri (BB-63) là một thiết giáp hạm thuộc lớp Iowa của Hải quân Hoa Kỳ và là chiếc tàu chiến thứ tư của Hải quân Mỹ mang cái tên này nhằm tôn vinh tiểu bang Missouri. Missouri là chiếc thiết giáp hạm cuối cùng mà Hoa Kỳ chế tạo, và là địa điểm ký kết văn kiện đầu hàng vô điều kiện của Đế quốc Nhật Bản, chấm dứt Thế chiến thứ hai.

Missouri được đặt hàng vào năm 1940 và được đưa vào hoạt động vào tháng 6 năm 1944. Tại Mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai, nó tham gia các trận đánh Iwo JimaOkinawa cũng như nả đạn pháo xuống các hòn đảo chính quốc Nhật Bản. Sau thế chiến, Missouri tham gia chiến tranh Triều Tiên từ năm 1950 đến năm 1953. Nó được cho ngừng hoạt động vào năm 1955 và được đưa về hạm đội dự bị Hải quân Mỹ, nhưng sau đó được đưa trở lại hoạt động và được hiện đại hóa vào năm 1984 như một phần của kế hoạch 600 tàu chiến Hải quân, và đã tham gia chiến đấu năm 1991 trong chiến tranh vùng Vịnh.

Missouri nhận được tổng cộng mười một ngôi sao chiến đấu cho các hoạt động trong Thế chiến thứ hai, chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh vùng Vịnh, và cuối cùng được cho ngừng hoạt động vào ngày 31 tháng 3 năm 1992, nhưng vẫn được giữ lại trong Đăng bạ Hải quân cho đến khi tên nó được gạch bỏ vào tháng 1 năm 1995. Đến năm 1998 nó được trao tặng cho hiệp hội “USS Missouri Memorial Association” và trở thành một tàu bảo tàng tại Trân Châu Cảng, Hawaii.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Thiết bị và phương tiện được chọn/3

Nevada ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương vào ngày 17 tháng 9 năm 1944.
USS Nevada (BB-36), chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên của tiểu bang thứ 36 của Hoa Kỳ, là chiếc dẫn đầu trong số hai chiếc thiết giáp hạm thuộc lớp Nevada; chiếc tàu chị em với nó chính là chiếc Oklahoma. Được hạ thủy vào năm 1914, Nevada là một cú nhảy vọt trong kỹ thuật tàu chiến hạng nặng, với bốn trong trong số các đặc tính của nó hiện diện trên tất cả các thiết giáp hạm Mỹ sau này: tháp pháo với ba khẩu súng chính, súng phòng không, thay thế than bằng dầu làm nhiên liệu, và nguyên tắc “tất cả hoặc không có gì” khi thiết kế vỏ giáp. Các đặc tính này làm cho Nevada trở thành chiếc thiết giáp hạm “Siêu Dreadnought” đầu tiên của Hải quân Mỹ.

Nevada đã phục vụ trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới: trong những tháng cuối cùng của Thế chiến thứ nhất, Nevada đặt căn cứ tại vịnh Bantry, Ireland để bảo vệ các đoàn tàu vận tải đi và đến nước Anh. Trong Thế chiến thứ hai, nó là một trong những thiết giáp hạm bị kẹt lại bên trong vịnh khi Hải quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng. Nó là chiếc thiết giáp hạm duy nhất di chuyển được trong cuộc tấn công, khiến cho nó trở thành “điểm sáng duy nhất trong ngày ảm đạm và suy sụp đó” của nước Mỹ. Dù vậy, nó vẫn bị đánh trúng một quả ngư lôi và ít nhất sáu trái bom trong khi di chuyển ra khỏi nơi neo đậu hàng thiết giáp hạm, buộc nó phải tự mắc cạn gần bờ. Sau khi được trục vớt và hiện đại hóa tại xưởng hải quân Puget Sound, Nevada phục vụ trong việc hộ tống các đoàn tàu vận tải tại vùng biển Đại Tây Dương, và yểm trợ hỏa lực cho nhiều cuộc tấn công đổ bộ tại Normandie và tại miền Nam nước Pháp; trong trận Iwo Jimatrận Okinawa tại mặt trận Thái Bình Dương.

Sau khi kết thúc Thế chiến thứ hai, Hải quân Mỹ đánh giá chiếc Nevada đã quá cũ để có thể giữ lại, nên họ đã dùng nó như một mục tiêu trong các cuộc thử nghiệm nguyên tử được thực hiện tại đảo san hô Bikini vào tháng 7 năm 1946 (Chiến dịch Crossroad). Sau khi chịu đựng hai trái bom nguyên tử, nó vẫn có thể nổi được nhưng bị hư hại và bị nhiễm phóng xạ nặng nề. Nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 29 tháng 8 năm 1946 và bị đánh chìm trong một cuộc thực tập tác xạ pháo hải quân vào ngày 31 tháng 7 năm 1948. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Thiết bị và phương tiện được chọn/4

Bản vẽ thiết giáp hạm Yamato như nó hiện hữu năm 1945.
Lớp thiết giáp hạm Yamato (tiếng Nhật: 大和型戦艦, Yamato-gata senkan, Đại Hòa hình khuyết hạm) là những thiết giáp hạm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản được chế tạo và hoạt động trong Thế chiến thứ hai. Với trọng lượng rẽ nước khi đầy tải lên đến 72.000 tấn, những con tàu thuộc lớp này là những chiến hạm lớn nhất, nặng nhất và trang bị vũ khí mạnh nhất từng được chế tạo. Lớp này mang hải pháo lớn nhất từng được trang bị trên một tàu chiến: chín khẩu pháo 460 mm (18,1 inch), mỗi chiếc có thể bắn đạn pháo nặng 1.360 kg (2.998 lb) đi một khoảng cách 42 km (26 dặm). Hai thiết giáp hạm thuộc lớp này YamatoMusashi được hoàn tất, trong khi chiếc thứ ba Shinano được cải biến thành một tàu sân bay đang khi được chế tạo.

Do mối đe dọa của tàu ngầm và tàu sân bay Mỹ, cả Yamato lẫn Musashi đều trải qua hầu hết thời gian hoạt động của nó tại các căn cứ hải quân ở Brunei, Truk và Kure, nhiều lần được huy động để đối phó các cuộc không kích của Mỹ xuống các căn cứ Nhật Bản, trước khi tham gia Hải chiến vịnh Leyte, trong thành phần Lực lượng Trung tâm của Đô đốc Kurita. Musashi bị đánh chìm trên đường đi đến chiến trường bởi máy bay từ các tàu sân bay Mỹ. Shinano bị đánh chìm mười ngày sau khi được đưa vào hoạt động vào tháng 11 năm 1944 bởi tàu ngầm Mỹ Archer-Fish, trong khi Yamato bị đánh chìm vào tháng 4 năm 1945 trong Chiến dịch Ten-Go.

Vào lúc Đồng Minh sắp chiếm đóng Nhật Bản, các sĩ quan đặc vụ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã tiêu hủy hầu như toàn bộ các ghi chép, bản vẽ và hình ảnh trực tiếp hoặc có liên quan đến lớp thiết giáp hạm Yamato, chỉ để lại một phần những ghi chép về đặc tính thiết kế và các vấn đề kỹ thuật khác. Việc tiêu hủy các tài liệu này hiệu quả tới mức cho đến năm 1948, những hình ảnh duy nhất có được của YamatoMusashi chỉ là những tấm được chụp bởi máy bay của Hải quân Hoa Kỳ tham gia tấn công hai chiếc thiết giáp hạm trên. Cho dù có những hình ảnh và thông tin trong các tài liệu không bị tiêu hủy dần dần được đưa ra ánh sáng trong những năm gần đây, việc mất mát hầu hết các tài liệu ghi chép đã khiến cho việc nghiên cứu một cách sâu rộng lớp Yamato trở nên khó khăn. Do không có các tài liệu ghi chép, thông tin về lớp tàu này chủ yếu thu lượm qua việc phỏng vấn các quan chức và sĩ quan hải quân sau khi Nhật Bản đầu hàng.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Thiết bị và phương tiện được chọn/5

Pháo đài bay B-17 Flying Fortress.
Boeing B-17 Flying Fortress (Pháo đài bay) là kiểu máy bay ném bom hạng nặng 4 động cơ được phát triển cho Không lực Lục quân Hoa Kỳ (USAAC) và được đưa vào sử dụng vào cuối những năm 1930. Cạnh tranh cùng với Douglas Aircraft Company và Glenn L. Martin Company trong một hợp đồng chế tạo 200 máy bay ném bom, thiết kế của hãng Boeing vượt trội hơn cả hai đối thủ và vượt xa những yêu cầu của Không lực. Cho dù Boeing bị mất hợp đồng do máy bay nguyên mẫu bị rơi, Không lực Mỹ vẫn bị ấn tượng bởi thiết kế của Boeing và đặt hàng 13 chiếc B-17. B-17 Flying Fortress tiếp tục được đưa vào sản xuất và được xem là chiếc máy bay lớn đầu tiên sản xuất hàng loạt, lần lượt trãi qua nhiều phiên bản cải tiến từ B-17A đến B-17G.

B-17 được Không lực Mỹ sử dụng chủ yếu trong các chiến dịch ném bom chiến lược chính xác ban ngày vào các mục tiêu công nghiệp, quân sự và dân sự của Đức trong Thế Chiến II. Các đơn vị Mỹ là Không Lực 8 đóng tại Anh và Không Lực 15 đóng tại Ý góp phần bổ sung cho nhiệm vụ ném bom khu vực ban đêm của Bộ chỉ huy Không quân Ném bom thuộc Không quân Hoàng gia Anh trong chiến dịch Pointblank, giúp đạt được ưu thế trên không trên các thành phố, nhà máy và chiến trường Tây Âu chuẩn bị cho Trận chiến Normandy. B-17 cũng tham gia, với quy mô hạn chế hơn, tại Mặt trận Thái Bình Dương, không kích vào tàu bè và sân bay Nhật Bản.

Ngay từ trước chiến tranh, Không lực Mỹ (sau này là Không quân Hoa Kỳ) đã xem máy bay này là vũ khí chiến lược quan trọng có uy lực lớn, bay cao, ném bom tầm xa, có sức phá hủy lớn trong khi có khả năng tự phòng thủ, và nhất là khả năng quay về sân bay nhà cho dù hư hại nặng trong chiến đấu. Độ bền của nó, nhất là đáp bằng bụng và đáp trên mặt nước, nhanh chóng lan truyền như một huyền thoại. Những câu chuyện và hình ảnh những chiếc B-17 sống sót sau những hư hại trong chiến đấu được truyền tay nhau, càng nâng cao tính biểu tượng của nó. Cho dù tầm bay và tải trọng bom đều kém hơn so với chiếc B-24 Liberator vốn có số lượng nhiều hơn, một cuộc điều tra trên các phi đội của Không Lực 8 cho thấy mức độ hài lòng cao hơn dành cho chiếc B-17. Với trần bay cao hơn mọi máy bay Đồng Minh đương thời, bản thân B-17 trở nên một hệ thống vũ khí tuyệt vời, ném nhiều bom hơn bất kỳ máy bay Mỹ nào khác trong Thế Chiến II. Trong số 1,5 triệu tấn bom từng được máy bay ném xuống Đức, 640.000 tấn đã được ném bởi B-17.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Thiết bị và phương tiện được chọn/6

HMS Ark Royal vào năm 1939, cùng những chiếc Swordfish thuộc Phi đội Hải quân 820 đang bay bên trên.
HMS Ark Royal (91) là một tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh đã từng hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây là loại tàu sân bay kiểu cũ có sàn cất/hạ cánh trực thông; khác với loại tàu sân bay hiện đại có khu vực phía sau của sàn cất/hạ cánh tạo góc 8o so với so với khu vực phía trước sàn cất/hạ cánh.

Được đặt hàng vào năm 1934 theo những giới hạn trong khuôn khổ của Hiệp ước Hải quân Washington, Ark Royal được chế tạo bởi hãng đóng tàu Cammell Laird and Company, Ltd. tại Birkenhead. Thiết kế của nó khác biệt nhiều so với những chiếc tàu sân bay Anh trước đó. Ark Royal là chiếc tàu sân bay đầu tiên có cấu trúc sàn chứa máy bay và sàn đáp là một thành phần của thân tàu, chứ không phải là một phần dựng thêm hay thuộc cấu trúc thượng tầng. Được thiết kế để chở nhiều máy bay, nó có hai sàn chứa máy bay; và được đưa vào hoạt động trong một giai đoạn mà không lực hải quân được sử dụng rộng rãi. Một số chiến thuật hoạt động của tàu sân bay đã được phát triển và hoàn thiện bên trên chiếc Ark Royal.

Được hoàn tất vào tháng 11 năm 1938, Ark Royal đã hoạt động trong một số trận chiến quan trọng trong giai đoạn mở màn của Chiến tranh Thế giới thứ hai, trong đó có việc đánh chìm chiếc U-boat đầu tiên trong chiến tranh, tham gia các hoạt động ngoài khơi Na Uy, truy đuổi và đánh chìm chiếc thiết giáp hạm Bismarck, và tham gia các đoàn tàu vận tải tăng viện cho đảo Malta. Ark Royal sống sót khi trải qua nhiều cuộc đụng độ và nhiều dịp suýt bị đánh chìm, và người Đức tuyên bố nhầm đã đánh chìm được nó trong nhiều dịp khác nhau, nên nó có được danh tiếng như là một “con tàu may mắn”. Nhưng cuối cùng, nó cũng bị trúng ngư lôi vào ngày 13 tháng 11 năm 1941 phóng từ tàu ngầm Đức U-81 và bị chìm một ngày sau đó.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Thiết bị và phương tiện được chọn/7

Thiết giáp hạm HMS Royal Oak (08) vào năm 1937
HMS Royal Oak (08) là một thiết giáp hạm thuộc lớp Revenge của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc. Được hạ thủy vào năm 1914 và hoàn tất vào năm 1916, Royal Oak tham gia hoạt động lần đầu tiên trong trận Jutland của Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Trong thời bình, nó từng phục vụ trong các hạm đội Đại Tây Dương, Địa Trung HảiHạm đội Nhà, và đã hơn một lần chịu đựng tai nạn tấn công nhầm. Con tàu trở nên tâm điểm sự chú ý của toàn thế giới vào năm 1928 khi vài sĩ quan cao cấp trên tàu bị xét xử trước tòa án binh do mâu thuẫn cá nhân. Trong cuộc đời phục vụ kéo dài 25 năm, mọi dự định hiện đại hóa Royal Oak không thể khắc phục khuyếm khuyết căn bản nhất là thiếu tốc độ, và khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, nó không còn phù hợp để hoạt động ở tuyến đầu.

Royal Oak đang neo đậu trong vịnh Scapa Flow tại Orkney thuộc Scotland khi nó trúng phải ngư lôi từ tàu ngầm Đức U-47 vào ngày 14 tháng 10 năm 1939, trở thành chiếc đầu tiên trong số năm thiết giáp hạm và tàu chiến-tuần dương của Hải quân Hoàng gia bị đánh chìm trong Thế Chiến II. Tổn thất nhân mạng rất nặng nề: trong số thủy thủ đoàn gồm 1.234 người và thiếu sinh quân của Royal Oak, 833 đã thiệt mạng hay tử thương. Ưu thế áp đảo về số lượng của Hải quân Hoàng gia và các nước Đồng Minh khiến cho việc mất một cựu binh thời Thế chiến thứ nhất ít làm thay đổi cán cân lực lượng hải quân, nhưng ảnh hưởng đáng kể trên tinh thần trong thời chiến. Sự thành công của cuộc đột kích được ăn mừng rộn rã tại Đức, và mang lại vinh quang như một anh hùng chiến tranh cho vị chỉ huy của chiếc U-boat, Trung tá hải quân Günther Prien, trở thành sĩ quan tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Đức (Kriegsmarine) được tặng thưởng Huân chương Chữ thập sắt Hiệp sĩ. Đối với người Anh, cuộc đột kích thể hiện khả năng của Đức có thể đem hải chiến đến tận vùng biển nhà, và cú sốc đó khiến phải cấp tốc thay đổi các biện pháp an ninh tại các cảng.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Thiết bị và phương tiện được chọn/8

USS Guam thuộc lớp tàu tuần dương Alaska đang khai hỏa dàn pháo chính trong một buổi thực tập huấn luyện vào khoảng năm 1944– 1945
Lớp tàu tuần dương Alaska là một lớp bao gồm sáu tàu tuần dương rất lớn được Hải quân Hoa Kỳ đặt hàng trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Cho dù thường được gọi là tàu chiến-tuần dương, Hải quân Mỹ chính thức xếp hạng chúng là những tàu tuần dương lớn với ký hiệu lườn CB. Bản chất trung gian của chúng được thể hiện qua tên mà chúng được đặt so với thông lệ đặt tên cho thiết giáp hạm và tàu tuần dương vào lúc đó. Với một số rất ít ngoại lệ, các thiết giáp hạm Mỹ được đặt tên theo các tiểu bang, ví dụ như Nevada hoặc New Jersey, trong khi tàu tuần dương được đặt tên theo thành phố, ví dụ như Juneau hoặc Quincy. Trong số sáu chiếc được vạch kế hoạch, có ba chiếc được đặt lườn, và chỉ có hai chiếc được hoàn tất. Việc chế tạo chiếc thứ ba bị ngưng lại vào ngày 16 tháng 4 năm 1945 khi nó đã hoàn tất được 84%. Hai chiếc được hoàn tất, USS Alaska (CB-1)USS Guam (CB-2) đã phục vụ trong hai năm sau cùng của Thế chiến II trong vai trò bắn phá bờ biển và hộ tống các tàu sân bay nhanh. Cả hai chiếc đều được cho ngừng hoạt động vào năm 1947 chỉ sau khi phục vụ được 32 và 29 tháng tương ứng.

Ý tưởng về một lớp tàu tuần dương lớn khởi sự vào đầu những năm 1930, khi Hải quân Mỹ muốn đối phó lại những chiếc "thiết giáp hạm bỏ túi" thuộc lớp Deutschland được Đức cho hạ thủy và đưa vào hoạt động. Cho dù không có một kết quả cụ thể nào ngay lập tức, kế hoạch về những chiếc tàu sau đó tiến triển thành lớp Alaska vào cuối những năm 1930 sau khi Đức đưa vào hoạt động lớp Scharnhorst cùng những lời đồn đại rằng Nhật Bản đang chế tạo một lớp tàu chiến-tuần dương mới. Lớp Alaska được dự định để hoạt động như những "tàu diệt tàu tuần dương", có khả năng truy tìm và tiêu diệt các tàu tuần dương hạng nặng “sau Hiệp ước”. Để đạt được những mục tiêu đó, lớp tàu được trang bị súng có cỡ nòng lớn hơn trên một thiết kế mới và đắt tiền, lớp vỏ giáp giới hạn ở mức chống chọi được đạn pháo 305 mm (12 inch), và hệ thống động lực có thể đạt tốc độ tối đa khoảng 58–61 km/h (31–33 knot).


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Thiết bị và phương tiện được chọn/9

Tàu sân bay Kaga sau khi được hiện đại hóa, với những ống khói đặc trưng hướng xuống phía dưới.
Kaga (tiếng Nhật: 加賀, Gia Hạ) là một tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai; là chiếc tàu sân bay thứ ba của Hải quân Nhật được đưa vào hoạt động, với tên được đặt theo tỉnh Kaga cũ trước đây, nay thuộc tỉnh Ishikawa. Thoạt tiên được dự định như một trong hai thiết giáp hạm nhanh thuộc lớp Tosa, Kaga được cải biến thành một tàu sân bay theo những điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington để thay thế cho chiếc tàu chiến-tuần dương Amagi vốn đã bị hư hại trong trận động đất Kantō 1923. Kaga được tái cấu trúc vào những năm 19331935 nhằm gia tăng tốc độ, cải tiến hệ thống thoát khí và nâng cấp sàn cất-hạ cánh để mang được những máy bay hiện đại lớn và nặng hơn.

Kaga có vai trò nổi bật trong việc phát triển học thuyết lực lượng tấn công tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, trong đó tập hợp các tàu sân bay lại để có một sức mạnh không lực tập trung. Là một khái niệm chiến lược mang tính cách mạng vào lúc đó, việc triển khai học thuyết này đã giúp Nhật Bản đạt được những mục tiêu chiến lược trong sáu tháng đầu tiên của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương.

Tháng 6 năm 1942, sau khi ném bom xuống lực lượng Hoa Kỳ trú đóng trên đảo san hô, Kaga cùng với ba tàu sân bay khác bị máy bay xuất phát từ Midway và từ các tàu sân bay Enterprise, HornetYorktown tấn công. Máy bay ném bom bổ nhào của Enterprise đã gây hư hại nặng cho Kaga. Khi đã trở nên rõ ràng là không thể giữ được, nó bị các tàu khu trục Nhật Bản đánh đắm để không bị lọt vào tay đối phương. Việc bị mất bốn tàu sân bay hạm đội trong đó có Kaga tại Midway là một thất bại chiến lược nghiêm trọng cho phía Nhật Bản, góp phần đáng kể cho chiến thắng sau cùng của phe Đồng Minh tại Thái Bình Dương. Đến năm 1999, những mảnh vỡ của Kaga được tìm thấy dưới đáy biển, nhưng bản thân xác con tàu đắm vẫn chưa được phát hiện.


Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Thiết bị và phương tiện được chọn/10

Tàu sân bay Nhật Bản Akagi, tháng 4 năm 1942, ảnh chụp từ một máy bay vừa cất cánh.
Akagi (tiếng Nhật: 赤城 Xích Thành) là một tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, được đặt tên theo núi Akagi thuộc tỉnh Gunma của Nhật Bản ngày hôm nay. Nguyên được đặt lườn như một tàu chiến-tuần dương lớp Amagi, Akagi được cải biến thành tàu sân bay trong lúc còn đang được chế tạo nhằm tuân thủ theo những điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington. Sau khi Đế quốc Nhật Bản rút lui khỏi hiệp ước vào cuối năm 1934, con tàu được tái cấu trúc từ năm 1935 đến năm 1938, khi ba sàn cất hạ cánh được gộp chung thành một sàn đáp duy nhất mở rộng và một đảo cấu trúc thượng tầng. Là chiếc tàu sân bay Nhật Bản thứ hai được đưa vào hoạt động và là chiếc tàu sân bay lớn đầu tiên (còn gọi tàu sân bay hạm đội), Akagi có vai trò nổi bật trong việc phát triển học thuyết lực lượng tấn công tàu sân bay mang tính cách mạng, trong đó tập hợp các tàu sân bay lại để có sức mạnh không lực tập trung. Học thuyết này đã giúp Nhật Bản đạt được những mục tiêu chiến lược trong sáu tháng đầu tiên của trận chiến Thái Bình Dương.

Máy bay của Akagi đã tham gia cuộc Chiến tranh Trung-Nhật vào cuối những năm 1930. Sau khi thành lập Không hạm đội 1 hoặc Kido Butai (Lực lượng Tấn công) vào đầu năm 1941, nó trở thành soái hạm cho đến hết quãng đời hoạt động. Cùng với các tàu sân bay khác, nó đã tham gia cuộc không kích Trân Châu Cảng vào tháng 12 năm 1941chiếm đóng Rabaul ở khu vực Tây Nam Thái Bình Dương vào tháng 1 năm 1942. Sang tháng tiếp theo, máy bay của nó đã ném bom Darwin thuộc Australia và hỗ trợ cho việc chiếm đóng Đông Ấn thuộc Hà Lan. Trong tháng 3tháng 4 năm 1942, máy bay của Akagi đã giúp đánh chìm một tàu tuần dương hạng nặng Anh và một tàu khu trục Úc trong cuộc Không kích Ấn Độ Dương.

Sau một đợt tái trang bị ngắn, Akagi cùng với ba tàu sân bay hạm đội khác thuộc Kido Butai đã tham gia Trận Midway vào tháng 6 năm 1942. Sau khi ném bom xuống lực lượng Hoa Kỳ trú đóng trên đảo san hô, Akagi cùng với các tàu sân bay khác bị máy bay xuất phát từ Midway và từ các tàu sân bay Enterprise, HornetYorktown tấn công. Máy bay ném bom bổ nhào của Enterprise đã gây hư hại nặng cho Akagi. Khi đã trở nên rõ ràng là không thể giữ được, nó bị các tàu khu trục Nhật Bản đánh đắm để không bị lọt vào tay đối phương. Việc bị mất Akagi cùng với ba tàu sân bay hạm đội khác tại Midway là một thất bại chiến lược nghiêm trọng cho phía Nhật Bản, góp phần đáng kể cho chiến thắng sau cùng của phe Đồng Minh tại Thái Bình Dương.

Đề cử

Hãy cập nhật những Bài viết chọn lọc có liên quan đến Chiến tranh thế giới thứ hai vào danh sách phía trên.