Chủ đề:Liban
Giới thiệu về nước Cộng hoà LibanLiban (Tiếng Việt: Li-băng; tiếng Ả Rập: لبنان Libnān; phiên âm tiếng Ả Rập Liban: [lɪbˈnæːn]; tiếng Pháp: Liban), tên đầy đủ Cộng hoà Liban (tiếng Ả Rập: الجمهورية اللبنانية al-Jumhūrīyah al-Lubnānīyah; phiên âm tiếng Ả Rập Liban: [elˈʒʊmhuːɾɪjje l.ˈlɪbnæːnɪjje]; tiếng Pháp: République libanaise), là một quốc gia Trung Đông. Liban có nhiều núi, nằm cạnh bờ biển đông của Địa Trung Hải. Nó giáp với Syria về phía bắc và Đông, và Israel về phía nam, có bờ biển hẹp dọc theo ranh giới Tây. Cái tên Liban (cũng được viết là "Loubnan" hay "Lebnan") có nguồn gốc từ nhóm ngôn ngữ Semit, nghĩa là "trắng", để chỉ đỉnh núi tuyết phủ ở Núi Liban. Trước cuộc nội chiến (1975–1990), Liban là một quốc gia thịnh vượng. Sau nội chiến, cho tới tháng 6 năm 2006, tình trạng căng thẳng về chính trị - xã hội ở quốc gia này dần được cải thiện và đi vào ổn định hóa, xung đột giữa Israel và Hezbollah đã tác động và ảnh hưởng đến binh lính và thường dân nơi đây, cơ sở hạ tầng bị hư hại, người dân mất nhà cửa. Dù phải chịu ảnh hưởng từ các cuộc xung đột quân sự, quốc gia này hiện đã phần nào thành công trong việc khôi phục lại nền kinh tế, Liban ngày nay vẫn đang duy trì được một chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao, GDP danh nghĩa đạt mức 57 tỷ đô la mỹ với hơn 5 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người đạt mức 12.454 USD/người trong năm 2019 - vào loại khá trên thế giới. Bài viết nổi bậtQuan hệ Israel–Liban không bao giờ tồn tại dưới trao đổi kinh tế và ngoại giao bình thường mặc dù hai nước này là láng giềng, nhưng Liban là quốc gia Ả Rập đầu tiên mong muốn có hiệp định đình chiến với Israel năm 1949. Liban đã không tham gia chiến tranh sáu ngày năm 1967, và cuộc chiến tranh Yom Kippur năm 1973. Cho đến đầu năm 1970, đường biên giới giữa Israel và Liban là đường biên giới yên tĩnh nhất giữa Israel và bất kỳ quốc gia Ả Rập nào. Về mặt lịch sử, hai nước đều là những nước kế tục đế quốc Ottoman. Hai nước còn là thành viên đầy đủ của Liên minh Địa Trung Hải và nhiều tổ chức khác. Pháp luật của Israel và Liban coi nhau là "quốc gia thù địch". Công dân Israel hoặc bất kỳ người nào khác có hộ chiếu, thị thực, con dấu do Israel cấp đều bị nghiêm cấm nhập cảnh vào Liban và có thể bị bắt giam nếu vi phạm. Năm 2008, một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy đa số người Liban có quan điểm tiêu cực về người Do Thái và Nhà nước Israel, với 97% người Liban được khảo sát có ý kiến chống người Do Thái. Trong cuộc điều tra năm 2011 của Trung tâm Nghiên cứu Pew ở các nước Hồi giáo chiếm đa số tại Trung Đông, chỉ 3% người Liban có quan điểm tích cực về người Do Thái và Nhà nước Israel. Danh sách nổi bậtHassan Maatouk là một tiền đạo bóng đá thi đấu cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Liban. Kể từ khi ra mắt ở Liban vào năm 2006, tính đến tháng 11 năm 2019, Maatouk đã ghi được 21 bàn thắng sau 84 lần ra sân thi đấu quốc tế, đưa anh trở thành cầu thủ ghi bàn hàng đầu mọi thời đại của đất nước anh. Anh đã vượt qua kỷ lục của Roda Antar bằng việc ghi quả phạt đền trước đội Sri Lanka trong vòng loại FIFA World Cup 2022 khu vực châu Á vào ngày 15 tháng 10 năm 2019. Anh ra mắt thi đấu cho Liban trong trận thắng 2–1 trước đội Ả Rập Xê Út vào ngày 27 Tháng 1 năm 2006. Bàn thắng quốc tế đầu tiên của anh được ghi sau năm năm kể từ lần ghi bàn thứ 20 của anh cho đất nước Liban trong trận đá với đội tuyển Bangladesh. Maatouk đã ghi được hai hat-trick cho đội tuyển quốc gia của anh, ghi hai lần trong trận với Kuwait với kết quả hòa 2-2, thuộc vòng loại FIFA World Cup 2014, và hai bàn thắng trong trận đá với đội Thái Lan với chiến thắng 5-2 thuộc Vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2015. Anh đã ghi nhiều bàn thắng vào lưới đội tuyển Bắc Triều Tiên và Thái Lan hơn bất kỳ đội nào khác, với tất cả ba bàn thắng vào lưới họ. Maatouk đã ghi được hơn một nửa số bàn thắng của anh tại sân nhà, với mười bàn tại Sân vận động Thể thao Thành phố Camille Chamoun, hai bàn thắng tại Sân vận động Quốc tế Saida và một bàn thắng tại Sân vận động Olympic Quốc tế Tripoli. Hình ảnh nổi bật![]() Cây tuyết tùng Liban dưới trời tuyết đông Bsharri. Cây tuyết tùng tượng trưng cho sự thiêng liêng (xuất hiện nhiều trong Kinh Thánh), sự bất hủ và trường tồn. Bạn có biết
Lịch sử, Con người và Điểm đến![]() Lối vào vườn trên đường Rue Spears Vườn René Moawad nằm tại quận Sanayeh của thủ đô Beirut, Liban. Khu vườn là không gian công cộng lâu đời nhất ở thủ đô.[1] Khalil Pasha (1864-1923), một chỉ huy quân đội Ottoman trong chiến tranh thế giới thứ nhất[2] là người ra lệnh xây dựng khu vườn năm 1907.[3] Tên gọiKhu vườn có nhiều tên kể từ khi được xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Đầu tiên, nó có tên là "Vườn Công cộng Hamidi" nhưng mọi người thường gọi nó là "Vườn Sanayeh".[4] Nó mang tên "René Moawad" để tưởng nhớ cố tổng thống René Moawad, người bị ám sát ngày 22 tháng 11 năm 1989 không xa khu vườn.[5] Địa điểmPhía Bắc của khu vườn bao quanh bởi đường Rue Spears, phía Nam bởi đường Rue Alameddine, phía Đông bởi đường Rue Halawani và phía Tây bởi đường Rue Sanayeh. Đối diện với khu vườn ở đường Rue Spears là một khu phức hợp của thư viện Quốc gia. Với diện tích 22.000 mét vuông, khu vườn là điểm đến phổ biến cho người đi bộ, và trẻ em. Khu vườn cũng phổ biến đối với người cao tuổi khi họ đến đây ngồi trong các bóng râm để chơi bài, backgammon hay cờ vua. Khu vườn còn là nơi để các họa sĩ trưng bày các tác phẩm của họ.[1] Chiến tranh Liban 2006Trong chiến tranh Liban 2006, khu vườn và xung quanh nó là nơi các tổ chức phi chính phủ tạo chỗ ở, giúp đỡ những người tị nạn. Trụ sở "Sanayeh Relief Center" nằm trong một căn nhà đối diện vườn.[6] Trong văn học và nghệ thuật
Hãy tham gia vào dự án này!
Liên kết đến các Wikipedia khácNguồn được dẫn
|