Cổng tri thức Cơ Đốc giáo

Nền thần học được xác lập vững chắc từ ban đầu và được chấp nhận rộng rãi giữa ba nhánh chính của Cơ Đốc giáo - Công giáo, Chính Thống giáoKháng Cách - khẳng định những xác tín căn bản của Cơ Đốc giáo bao gồm:

  • Thiên Chúa là Ba Ngôi, Thực Thể vĩnh cửu duy nhất hiện hữu trong ba thân vị: Chúa Cha, Chúa Con (Ngôi Lời trở thành xác thịt là Chúa Giê-xu Cơ Đốc) và Chúa Thánh Linh.
  • Chúa Giê-xu vừa là Thiên Chúa vừa là người, cả hai bản thể đều trọn vẹn trong Ngài.
  • Mary (Maria hoặc Ma-ri), mẹ của Chúa Giê-xu, người mang thai và sinh Con Thiên Chúa, Đấng vô hạn và vĩnh cửu đã được hình thành trong thân thể của bà bởi quyền năng siêu nhiêu Chúa Thánh Linh. Ngài nhận lãnh từ Mary trí tuệ và ý chí con người và mọi điều khác như một đứa trẻ bình thường nhận lãnh từ mẹ mình.
  • Chúa Giê-xu là Đấng Messiah người Do Thái vẫn hằng mong đợi, là Đấng kế thừa ngai Vua David. Ngài ngự bên hữu Chúa Cha để trị vì với tất cả quyền bính vĩnh cửu. Ngài là niềm hi vọng, là Đấng biện hộ và là Đấng phán xét toàn thể nhân loại. Hội thánh có thẩm quyền và bổn phận rao giảng Phúc âm trên khắp thế giới.
  • Chúa Giê-xu không bao giờ phạm tội. Qua cái chết và sự sống lại của Ngài, tín hữu được tha thứ tội lỗi và được hoà giải với Thiên Chúa. Tín hữu chịu lễ báp têm (rửa tội) như là biểu tượng cho sự đồng chết và đồng sống lại với Chúa Cơ Đốc để nhận lãnh sự sống mới. Qua đức tin, họ nhận lãnh lời hứa sẽ sống lại từ kẻ chết để được sống đời đời. Trong danh của Chúa Cơ Đốc, Chúa Thánh Linh ngự vào lòng tín hữu, ban cho họ hi vọng, dẫn họ vào sự hiểu biết chân xác về Thiên Chúa và ý chỉ của Ngài cũng như giúp họ tăng trưởng trong đời sống thánh khiết.
  • Chúa Giê-xu sẽ trở lại để phán xét toàn thể nhân loại, để tiếp rước những người tin Ngài vào cuộc sống vĩnh cửu kề cận bên Thiên Chúa.
  • Nhiều tín hữu Cơ Đốc ở phương Tây xem Kinh Thánh là "lời của Thiên Chúa". Những người khác, đặc biệt là ở phương Đông, tin rằng chỉ Chúa Giê-xu là "Ngôi Lời của Thiên Chúa", xem Thánh Kinh là quyển sách có thẩm quyền, được soi dẫn bởi Chúa Thánh Linh nhưng được viết bởi con người. Vì dị biệt này mà nhiều người Cơ Đốc bất đồng với nhau về mức độ chân xác của Kinh Thánh cũng như về phương cách giải thích...

Tiêu điểm

Theo quan điểm Cơ Đốc, Tội lỗi là bất cứ điều gì không phù hợp với ý chỉ của Thiên Chúa; đặc biệt là sự cố ý xem thường những chuẩn mực được mặc khải bởi Thiên Chúa, và làm con người xa cách Thiên Chúa. Qua tội lỗi xảy ra sự phạm tội, và xứng hiệp với tội đã phạm là sự trừng phạt. Sự đền tội là một ý niệm về sự công bình và lòng thương xót, là sự trả giá thay cho tội lỗi của một người. Ý nghĩa của sự đền tội được thể hiện trong truyền thống dâng sinh tế trong Do Thái giáo. Sự đền tội thay cho loài người qua Đấng Messiah như đã hứa cho dân Do Thái được ứng nghiệm trong sự chết của Chúa Giê-xu, theo niềm tin Cơ Đốc. Ăn năn là hành động dứt khoát tránh xa tội lỗi và quay trở lại với Thiên Chúa...

Lập nền trên Kinh Thánh, cả Cơ Đốc giáo phương Đông và phương Tây đều đồng ý rằng tội lỗi là rào cản ngăn con người thụ hưởng mối tương giao trọn vẹn với Thiên Chúa. Song Phúc âm Giăng 3:16 khẳng định, “Vì Thiên Chúa yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.”...

Trích dẫn Kinh Thánh

Phúc âm Giăng 14: 1 – 14

Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Thiên Chúa, cũng hãy tin ta nữa.

Trong nhà cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ.

Khi ta đã đi, và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó.

Các ngươi biết ta đi đâu, và biết đường đi nữa.

Thomas thưa rằng: Lạy Chúa, chúng tôi chẳng biết Chúa đi đâu; làm sao biết đường được?

Vậy, Chúa Giê-xu đáp rằng: Ta là con đường, chân lý, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha.

Ví bằng các ngươi biết ta, thì cũng biết Cha ta; và từ bây giờ các ngươi biết và đã thấy Ngài.

Philip thưa rằng: Lạy Chúa, xin chỉ Cha cho chúng tôi, thì đủ rồi.

Chúa Giê-xu đáp rằng: Hỡi Philip, ta ở cùng các ngươi đã lâu thay, mà ngươi chưa biết ta! Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha. Sao ngươi lại nói rằng: Xin chỉ Cha cho chúng tôi?

Ngươi há không tin rằng ta ở trong Cha và Cha ở trong ta, hay sao? Những lời ta nói với các ngươi, chẳng phải ta tự nói; ấy là Cha ở trong ta, chính Ngài làm trọn việc riêng của Ngài.

Khi ta nói rằng ta ở trong Cha và Cha ở trong ta, thì hãy tin ta; bằng chẳng, hãy tin bởi công việc ta.

Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin ta, cũng sẽ làm việc ta làm; lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì ta đi về cùng Cha.

Các ngươi nhân danh ta mà cầu xin điều chi mặc dầu, ta sẽ làm cho, để Cha được sáng danh nơi Con.

Nếu các ngươi nhân danh ta xin điều chi, ta sẽ làm cho.

Nhân vật

Albert Benjamin Simpson (15 tháng 12, 184329 tháng 10, 1919) là nhà thuyết giáo Canada, nhà thần học, tác giả và là nhà sáng lập Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp (C&MA), một giáo phái thuộc trào lưu Tin Lành trong cộng đồng Kháng Cách, với tôn chỉ truyền bá phúc âm đến mọi nơi trên thế giới....

Simpson phát triển một nền thần học đã tạo ảnh hưởng đáng kể trên các nhóm tôn giáo có nguồn gốc từ Phong trào Thánh khiết, đặc biệt trong vòng các giáo phái thuộc Phong trào Ngũ Tuần và C&MA. Nền thần học được biết đến với tên Phúc âm Bốn Nhân tố: “Chúa Giê-xu là Cứu Chúa, Đấng thánh hoá, Đấng chữa lành và Vua hầu đến”. Phúc âm bốn nhân tố được thể hiện trên biểu trưng của Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp...Xem tiếp

Bài chọn lọc

Thuật từ Đại Tỉnh thức được dùng để chỉ các cuộc phục hưng tôn giáo trong lịch sử Hoa KỳAnh Quốc, cũng được dùng để miêu tả các giai đoạn cách mạng về tư tưởng tôn giáo tại Hoa Kỳ. Phong trào này, với mục tiêu đánh thức sự sùng tín đã ngủ yên trong lòng tín hữu, lại kiến tạo cho mình ảnh hưởng đáng kể trong xã hội qua nỗ lực tuyên xưng các giá trị đạo đức, sự công chính và lòng nhân ái....

Phương pháp giảng dạy mới cùng cung cách sống đạo của những người theo phong trào này đã thổi sức sống mới vào đời sống tôn giáo tại Mỹ. Người ta tìm đến tôn giáo với lòng nhiệt tâm, chứ không còn chịu ngồi nghe các bài luận thuyết tôn giáo cách lặng lẽ và xa cách. Nhiều người bắt đầu thói quen nghiên cứu Kinh Thánh tại nhà, tập quán này làm suy giảm ảnh hưởng của các nghi thức thờ phụng công cộng, và đem tín hữu đến gần với khynh hướng chú trọng vào sự trải nghiệm cá nhân đã được rao giảng tại Âu châu trong cuộc Cải cách Kháng Cách...

Tất cả những điều này tạo nên sức mạnh thuyết phục cho thông điệp của Jonathan Edwards và các truyền đạo du hành (itinerant preacher), những người dong ruỗi dọc ngang nước Mỹ, tìm đến các khu định cư để giảng đạo...

Cuộc Đại Tỉnh thức biến tôn giáo trở thành trải nghiệm cá nhân cho người bình thường bằng cách kiến tạo nhận thức sâu sắc về tội lỗi và ơn cứu chuộc, cùng lúc với sự tra xét nội tâm và tinh thần tận hiến cho những chuẩn mực mới trong đời sống tâm linh...

Hình chọn lọc

Người Samaria nhân lành là một dụ ngôn được Lu-ca ghi lại trong sách Phúc âm mang tên ông. Nhiều người tin rằng đây là dụ ngôn của Chúa Giê-xu được thuật lại nhằm chuyển tải thông điệp khuyến khích lòng nhân ái dành cho mọi người, và tinh thần của Luật pháp là quan trọng hơn văn tự. Trong dụ ngôn này, Chúa Giê-xu mở rộng định nghĩa về người lân cận vượt quá quan niệm thông thường...Xem tiếp

Bạn có biết?

  • ...ba sách được yêu thích nhất trong Kinh Thánh đều thuộc về Tân Ước, và đều là thư tín của hai vị sứ đồ, Phao-lôGia-cơ (Giacôbê): "Thư Phao-lô gởi tín hữu Ephesus"; "Thư của Gia-cơ"; và "Thư Phao-lô gởi Titus"?
  • ...với gần 165 triệu người thuộc cộng đồng Kháng Cách (chiếm 52% dân số), Hoa Kỳ là quốc gia có đông tín hữu Kháng Cách nhất thế giới?
  • ...nếu tính từ năm 1503 đến nay, Clement Xgiáo hoàng cao tuổi nhất khi đăng quang (năm 1670) – 79 tuổi 290 ngày. Trong khi đó, Leo XIII là Giáo hoàng lớn tuổi nhất từ trần khi tại vị (năm 1903) – thọ 93 tuổi 140 ngày?

Wikiprojects