Chủ nghĩa Liên bang Dân chủ

Chủ nghĩa Liên bang Dân chủ là tên tự đặt ra của hệ tư tưởng của nhóm Koma Civakên Kurdistan (KCK) cũng như Kongra-Gel và tất cả các chi nhánh của tổ chức bí mật (PKK) để tạo thành một xã hội phi quốc gia ở Kurdistan. Hệ thống này được thiết kế để tạo ra một môi trường xã hội dân sự dân chủ-sinh thái ở Trung Đông, không có mục tiêu để lập một quốc gia, mà để bãi bỏ hình thức nhà nước và tất cả các hệ thống phân cấp của nó. Các nỗ lực không phải là để trở thành một nước độc lập của người Kurd và không có liên minh của các nước thành viên, nhưng để phát triển một hành chính cộng đồng tự quản thông qua tổ chức cơ sở dựa vào cộng đồng và không đụng chạm đến biên giới quốc gia.[1] Tư tưởng của dòng chính trị này là ý thực hệ theo chủ nghĩa cộng đồng tự do.

Rojava, một vùng tự trị trên thực tế bao gồm ba tổng tự quản (canton) nằm ở miền bắc Syria, cũng tổ chức theo ý thức hệ này.[2][3][4]

Lịch sử sửa

Quan điểm ý thức hệ này đã được Abdullah Öcalan lãnh tụ đảng Công nhân Kurd, mô tả trong lúc bị giam cầm ở Imrali. Ông đã lấy cảm hứng từ các tác phẩm của Murray Bookchin.[5] Vào cuối cuộc đời của mình, Bookchin, một nhà chính trị vô chính phủ, trở nên không hài lòng với những yếu tố ngày càng phi chính trị của phong trào vô chính phủ đương thời và phát triển chủ nghĩa hành chính cơ sở tự do.[6] Trụ cột chính của chủ nghĩa Liên bang Dân chủ là sinh thái xã hội.[7]

Theo Öcalan, ý thức hệ của ông bắt nguồn từ nền dân chủ có sự tham gia rộng rãi của cử tri (Participatory democracy) và quyền tự trị ở cấp địa phương [8].

Vào ngày 20 tháng 3 năm 2005, chủ nghĩa Liên bang Dân chủ được công bố là một khái niệm chính trị. Sau đó tuyên bố sáng lập của Koma Komalên Kurdistan (KKK), tiền thân của KCK, được công bố trên Özgür Politika. Chủ nghĩa Liên bang Dân chủ sau này cũng được dùng là khái niệm chỉ đạo chính trị của vùng tự trị trên thực tế Bắc Syria - Rojava.

Thư mục thân với các tổ chức sửa

  • Abdullah Öcalan: Demokratischer Konföderalismus. ISBN 978-3-941012-48-6, PDF
  • Demokratische Autonomie in Nordkurdistan. Rätebewegung, Geschlechterbefreiung und Ökologie in der Praxis – eine Erkundungsreise in den Südosten der Türkei. Mesopotamien-Verlag, Neuss 2012, ISBN 978-3-941012-60-8, PDF Lưu trữ 2017-06-02 tại Wayback Machine
  • Widerstand und gelebte Utopien: Frauenguerilla, Frauenbefreiung und Demokratischer Konföderalismus in Kurdistan. Mesopotamien-Verlag, Neuss 2012, ISBN 978-3-941012-61-5.

Chú thích sửa

  1. ^ Abdullah Öcalan: Demokratischer Konföderalismus.
  2. ^ “A Dream of Secular Utopia in ISIS' Backyard”. New York Times. ngày 24 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2016.
  3. ^ Jongerden, Joost (5-ngày 6 tháng 12 năm 2012). “Rethinking Politics and Democracy in the Middle East” (PDF). Ekurd.net. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2016. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
  4. ^ “Kurdish 'Angelina Jolie' devalued by media hype”. BBC. ngày 12 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2016.
  5. ^ America’s Best Allies Against ISIS Are Inspired By A Bronx-Born Libertarian Socialist
  6. ^ "The new PKK: unleashing a social revolution in Kurdistan" in RoarMag.org
  7. ^ “Anarchists vs. ISIS: The Revolution in Syria Nobody's Talking About”. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2015.
  8. ^ Öcalan, Abdullah."Democratic Confederalism. Transmedia Publishing Ltd., 2011. p. 26-27.