Chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa

Chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa (giản thể: 中华帝国主义,[1] phồn thể: 中華帝國主義, bính âm: Zhōnghuá dìguó zhǔyì, tiếng Anh: Chinese imperialism) là khái niệm chính trị dùng để mô tả và chỉ trích chính sách, hoạt động bành trướng và bá quyền[2][3] của nền chính trị Trung Quốc trong lịch sử. Chủ nghĩa đế quốc của Trung Quốc thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau[a][b] và diễn ra xuyên suốt lịch sử.[c] Chủ nghĩa đế quốc đó mang đặc điểm rất riêng biệt, không thể hiểu được chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa[d][e] theo cách định nghĩa về chủ nghĩa đế quốc thông thường[8] của các nước tư bản phương Tây hay trường phái Marxist. Chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa là một trường hợp đặc biệt của phương Đông.[f] Mở rộng kiên trì qua hàng ngàn năm theo cách "tằm ăn dâu",[9] trở thành bản chất nền chính trị;[g][h][i][j] nhấn mạnh yếu tố văn hóa như nội lực hơn bất kỳ dân tộc nào khác,[13][k] mang quan niệm bất kỳ dân tộc nào chấp nhận văn hóa Hán thì được gọi là người Hán; lãnh thổ mở rộng trên lục địa một cách tiếp giáp[14] chứ không rời rạc như các đế quốc hàng hải Châu Âu; đồng thời vừa chiếm hữu một cách trực tiếp qua sáp nhập vừa ảnh hưởng một cách gián tiếp qua hệ thống chư hầu.[13][15][8]

Lãnh thổ của người Hán từ lưu vực Hoàng Hà đã bành trướng sang các lãnh thổ lân cận.

Thuật ngữ này xuất phát từ bên ngoài Trung Quốc, thông thường được sử dụng bởi truyền thông của nhiều nước được xem là thù địch với Trung Quốc.[1][16][17] Nhìn nhận và đánh giá về chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc thường gây ra các tranh cãi.[l][m] Cơ sở đánh giá đặc điểm chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa trước hết là thông qua phân tích các chính sách đối ngoại của Trung Quốc theo các thời kỳ lịch sử. Đồng thời, phân tích quá trình mở rộng lãnh thổ không ngừng[12] trong suốt 5.000 năm lịch sử của nước này,[19] ban đầu từ một vùng lãnh thổ nhỏ của lưu vực Hoàng Hà[20] để tạo nên đất nước có lãnh thổ rộng lớn như ngày nay.[21][22]

Thuật ngữ sửa

Về thuật ngữ "chủ nghĩa đế quốc" hay "đế quốc" của Trung Hoa, chưa từng có cơ sở lý luận hay sự tồn tại chính thức của các thuật ngữ này chí ít cho đến nhà Thanh.[7] Trong việc đặt quốc hiệu của các triều đại thống nhất cũng không sử dụng các từ ngữ này, có thể xem xét đơn thuần là Đại Tần (大秦), Đại Hán (大漢),...cho thấy trong hàng ngàn năm, không tồn tại các lý luận hay danh hiệu về đế quốc Trung Hoa, mà chỉ tồn tại sự thực hành hành vi đế quốc.[7] Đến thời nhà Thanh, một viên quan là Tăng Thọ (曾受), người được lệnh nghiên cứu Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản (大日本帝国憲法) đã đề cập trong các ghi chép của ông một số luận ý nói về "đế quốc" và "chủ nghĩa đế quốc": "Để theo đuổi chủ nghĩa đế quốc, phải lấy sự giàu có và văn hóa làm tiên phong và lấy chiến tranh làm hậu thuẫn. Đây là luật chung của các quốc gia trên thế giới ngày nay. Nếu đạt được sẽ thịnh vượng bằng không sẽ diệt vong. Một chính phủ hợp lẽ nên tăng cường khả năng cạnh tranh của người dân, để giúp đất nước có thể trở thành đế quốc."[7] Triều đại được gọi là đế quốc đầu tiên của Trung Quốc là nhà Thanh, thuật ngữ "Đế quốc Đại Thanh" lần đầu tiên xuất hiện trong Hiệp ước Shimonoseki ký với Nhật Bản sau thất bại của Chiến tranh Thanh – Nhật (1895).[7]

Năm 1953, Tạp chí Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (sau này là Tạp chí ABA), số 10, đăng vào tháng 10 năm 1953 đã đăng nội dung sử dụng "Chinese imperialism" (Chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa): "Chính chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa cổ đại, độc tài, man rợ, vô thần đã làm cho quyền ngoại trị trở nên cần thiết để bảo vệ tính mạng và tài sản của các nhà truyền giáo và thương nhân nước ngoài ở Trung Quốc".[23]

Truyền thông Đài Loan sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc.[n]

Trong các tài liệu của Việt Nam các khái niệm được sử dụng phổ biến là "chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc",[25][26][27] "chủ nghĩa bành trướng Đại Hán",[28][29] "chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh".[30][31][32][33]

Khái quát lịch sử sửa

Kể từ khi lập ra Nhà Chu đến trước Nhà Tần, lãnh thổ Trung Hoa dần mở rộng: nước Yên mở rộng về phía bắc, nước Tần mở rộng về phía tây, nước Sở đã mở rộng lãnh thổ về phía nam khi từng bước xâm chiếm các vùng Bách Việt. Triều đại Nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc từ việc đánh tan và hợp nhất 6 quốc gia khác của thời Chiến Quốc cũng như các lãnh thổ sinh sống bởi những dân tộc không nói tiếng Trung như các bộ tộc Bách Việt (ngoại trừ người Âu Việt và Lạc Việt),... Từ vùng thung lũng sông Hoàng Hà,[20] nền văn minh Trung Hoa đã lan ra khắp các hướng.[14] Trong lịch sử Trung Quốc, lãnh thổ của quốc gia này mở rộng hay thu hẹp là phụ thuộc sức mạnh của triều đại đương thời. Đỉnh cao là thời Nhà Đường, khi lãnh thổ Trung Quốc phía Nam kéo tới nơi ngày nay là miền Bắc Việt Nam, phía Bắc tới miền Bắc Triều Tiên, phía Tây lan tới vùng Trung Á; và Nhà Thanh khi lãnh thổ trải dài tới tận Trung Á, Tây Tạng và tới tận đảo Sakhalin ở đông bắc.

Phân chia, thống nhất, mở rộng là các chu kỳ lặp đi lặp lại trong lịch sử Trung Quốc.[7] Trong đó, mở rộng là một đặc điểm của đế quốc. Việc bành trướng thậm chí vẫn tiến hành bởi các nước phân liệt, không nhất thiết là triều đại thống nhất.[12]

Nền tảng sửa

Những nền tảng của tư tưởng đế quốc Đại Hán có từ rất xa xưa, bao gồm nhiều quan niệm. Trước hết là quan niệm Trung Quốc là trung tâm,[34] bản thân từ "Trung Quốc" đã cho thấy sự tự cao của người Hán rằng xứ sở họ là trung tâm của thế giới loài người.[35][o] Trong khi Trung Quốc là trung tâm là sự định vị của nhà nước Trung Quốc giữa thế giới, thì tư tưởng Thiên mệnh định vị cho quyền lực của hoàng đế Trung Quốc như vị trí cao nhất của nhà nước. Hoàng đế được gọi là thiên tử, thể hiện quan niệm thần thánh về nguồn gốc cao quý, là con của Trời,[37] thay mặt Trời nắm lấy vai trò thiêng liêng trị vì thiên hạ, mọi người và mọi vùng đất đều phải quy phục.[34][p] Các nhà cầm quyền Trung Quốc từ thời cổ đại đã tự cho mình có sứ mệnh khai hóa các dân tộc thấp kém hơn nhưng đồng thời tồn tại sự khinh miệt với họ,[39][38] thể hiện qua tư tưởng Tứ diHoa Di phân biệt. Chính những tư tưởng nền tảng đã có từ thời cổ đại này đã chi phối quan niệm và điều chỉnh hành vi của các triều đại Trung Quốc xuyên suốt lịch sử. Gốc rễ của những quan niệm cơ bản đó dẫn đến tình cảm khinh thường các dân tộc xung quanh,[22] tự cho mình quyền thống trị và các dân tộc xung quanh phải phục tùng. Vì vậy thường dẫn đến hành động bạo lực là các cuộc chinh phục[q]sáp nhập lãnh thổ xung quanh.[13][34][15]

Về mặt tình cảm dân tộc, khái niệm "chủ nghĩa dân tộc Đại Hán",[39] "chủ nghĩa Đại Hán", hay "Tư tưởng Đại Hán" thể hiện dân tộc chủ nghĩa cực đoan và tự cao của người Trung Quốc. Đây là một trong những đặc điểm lớn của chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc, "chủ nghĩa dân tộc Đại Hán" được xem là cốt lõi của chủ nghĩa bành trướng và bá quyền Trung Quốc.[39] Trong khi bành trướng thường dùng mô tả và chỉ trích hành vi cụ thể của việc xâm chiếm lãnh thổ, chủ nghĩa Đại Hán là tình cảm dân tộc để hun đúc cho hành động đó.

Đặc điểm sửa

Xâm chiếm lãnh thổ sửa

Tâm điểm của việc bành trướng là mở rộng lãnh thổ của các triều đại.[r] Với đặc điểm là một nền văn minh lúa nước, hầu hết dân số sống định cư, đời sống chủ yếu là canh tác lúa nước, đất đai là rất quan trọng đối với nền kinh tế-xã hội Trung Quốc qua hàng ngàn năm. Thước đo quyền lực của chế độ phong kiến là tước vị và đất đai. Đất đai càng rộng lớn nghĩa là tước vị càng cao càng thể hiện quyền lực lớn. Đất đai rộng lớn đồng nghĩa sở hữu lượng nông dân đông đảo, góp phần vào uy thế và sức mạnh về nhân lực và của cải của một lãnh chúa. Hoàng đế Trung Quốc sở hữu đất đai, phong cấp cho hoàng tộc và các gia đình tướng lĩnh thân thuộc. Khi dân số Trung Quốc gia tăng họ di cư bởi nhu cầu đất nông nghiệp. Đất đai gắn liền với sở hữu dân cư, gắn liền với của cải và khả năng quyền lực vì vậy luôn là mục đích tranh giành, chiếm đoạt của các vua Trung Quốc. Khi chính quyền thống nhất hình thành, việc bành trướng lãnh thổ sẽ được đẩy sang các nước láng giềng.[s] Sau các cuộc chinh phạt, Trung Quốc đặt ra hành chính các tỉnh thành những nước vừa chiếm được.

Trung Quốc chưa bao giờ ngừng việc xâm chiếm trong 3.000 năm qua,[5] tính từ đầu nhà Chu, họ đã mở rộng không ngừng ra khỏi vùng Hoàng Hà ban đầu.[20][22] Đến thời Hán, chủ quyền Trung Quốc trung ương đã chiếm đến miền bắc Việt Nam ở phía nam sau khi tiêu diệt quốc gia cát cứ Nam Việt (năm 111 TCN). Cả một vùng rộng lớn, chủ yếu là đồng bằng lưu vực sông Hoàng Hà, đồng bằng lưu vực sông Trường Giang, và khu vực Hoa Nam là ổn định trong hầu hết thời gian. Đó là vùng trung tâm chính yếu của văn minh Trung Hoa, hay còn gọi là Trung Quốc bản thổ, rộng khoảng 4.000.000 km². Trong các giai đoạn sau đó, Trung Quốc chiếm thêm các vùng xa hơn, đến nay lãnh thổ rộng 9.600.000 km².[21] Họ đã tích hợp thêm 5 khu vực lớn:

 
Những phần lãnh thổ lớn đã được tích hợp vào Trung Quốc.
  • Vân Nam: rộng khoảng 394.000 km²,[42] vùng này vốn là nước Đại Lý (937 - 1253) của người Bạch, bị Mông Cổ tiêu diệt và tích hợp vào Trung Quốc dưới thời Nhà Nguyên, đến thời Nhà Minh, năm 1382, quân Minh xâm lược[43] và giữ chủ quyền tới nay.
  • Tân Cương: rộng khoảng 1,6 triệu km²,[44] bị chinh phạt và đưa vào chủ quyền Trung Quốc vào thế kỷ VII,[t] dưới thời Nhà Đường, Nhà Tống và Nhà Minh tạm thời mất chủ quyền nhưng Nhà Nguyên và Nhà Thanh đã[46] tái lập sự kiểm soát. Trong đó, Nhà Thanh tái chiếm năm 1759, đến 1884 thì hợp nhất tất cả các lãnh thổ rời rạc của toàn vùng Tân Cương.
  • Tây Tạng: rộng khoảng 1,2 triệu km², bị Mông Cổ chinh phục và nằm dưới quyền lực Nhà Nguyên,[u][48] gián đoạn độc lập vào Nhà Minh nhưng bị tái chiếm bởi Mãn Thanh dưới thời vua Càn Long. Tuyên bố độc lập dưới thời Trung Hoa Dân Quốc nhưng Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa đã cho quân tái chiếm vào năm 1959.
  • Nội Mông Cổ: là một vùng rộng lớn, khoảng 1,2 triệu km², nằm bên ngoài Vạn Lý Trường Thành, đến thời Minh họ chỉ áp đặt được hệ thống triều cống nhưng từ đầu Nhà Thanh, thập niên 20 thế kỷ XVII,[v] cho đến nay vùng này nằm trong sự quản lý chặt chẽ hơn của các chính quyền Trung Quốc.
  • Nội Mãn Châu: là một phần của triều đại Mãn Thanh, sau khi Nhà Thanh sụp đổ khu vực này tạm thời trong vòng tranh chấp giữa NgaNhật, người Nhật đã lập nhà nước Mãn Châu Quốc tìm cách phân tách ra khỏi Trung Quốc nhưng thất bại trong chiến tranh khiến chính quyền Mãn Châu Quốc bị giải thể và khu vực này bị chiếm lại dưới chính quyền Trung Hoa Dân Quốc.

Đồng hóa các dân tộc sửa

Về đồng hóa các dân tộc,[28] chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc được mô tả bằng khái niệm cụ thể là Hán hóa. Yếu tố đặc sắc của Văn hóa Hán cùng với sự tiến bộ của nó trong tương quan so sánh với các nền văn hóa xung quanh là ưu thế của nền Văn minh Trung Hoa khi họ mở rộng ra bên ngoài.[38] Đồng hóa văn hóa theo nhiều cách bao gồm cưỡng ép[49] là tác nhân quan trọng xuyên suốt lịch sử tạo nên lợi thế cho đế quốc Trung Hoa, mở rộng gắn liền với đồng hóa, mở đến đâu thì đồng hóa đến đó.[50][51] Chúng là chất keo gắn chặt từng mảng chinh phạt vào hệ thống Trung Quốc. Nhờ vào Hán hóa, Đế quốc Trung Hoa được gắn kết, ít khả năng tan vỡ.

Hiệu quả nổi bật nhất là việc trải qua gần một thế kỷ dưới ách Mông Cổ, và gần ba thế kỷ dưới ách Mãn Châu, Trung Quốc của Hán tộc vẫn phục hồi chủ quyền. Họ đồng hóa chính dân tộc đã chinh phạt họ và chiếm dụng, sở hữu đất đai cũng như các dân tộc đó trong đường biên giới Trung Quốc cho đến ngày nay.

Quá trình Hán hóa diễn ra chặt chẽ với việc hủy hoại và xóa dấu vết các nền văn hóa bản địa, chỉ có văn hóa Hán là duy nhất và sẽ lấp vào thay thế. Các dân tộc phải chấp nhận Hán hóa hoặc bị tiêu diệt.

Làn sóng di cư của người Hán diễn ra thường xuyên và song song với tiến trình bành trướng, đồng hóa.[20][52] Điều này đã bắt đầu từ lúc mở rộng ở vùng Hoàng Hà.[20][21]

Năm 1931, những nhà cách mạng cộng sản Trung Quốc đã hứa với các quốc gia trong cùng biên giới quyền tự quyết và tách hoàn toàn khỏi Trung Quốc, đồng thời cam kết tôn trọng các phong tục và tôn giáo hiện có của các dân tộc đó. Nhưng về sau, chính quyền Trung Quốc đã bắt tay vào nỗ lực Hán hóa để đưa các lãnh thổ phụ thuộc trước đây quay trở lại Trung Quốc của họ.[4]

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày nay là một quốc gia cộng sản. 1958-1959, họ đã vận dụng chủ nghĩa Marx-Lenin để bổ sung và hỗ trợ cho chính sách của họ, họ khẳng định nhu cầu "nâng cao tư duy và nhận thức về chủ nghĩa Marx-Lenin và hoàn toàn vượt qua các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa địa phương."[4]

Bá quyền nước lớn sửa

Về khía cạnh bá quyền,[3] chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc được mô tả bằng khái niệm cụ thể là "chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc",[w][56] "Tư tưởng Đại Trung Hoa", hay chỉ đơn giản là tư tưởng nước lớn của Trung Quốc.[x][y] Khi việc bành trướng để chiếm và xác lập tỉnh thành không thể hay chưa thể, các triều đại Trung Quốc duy trì một hệ thống quyền lực lỏng lẻo vây xung quanh mình. Khác với việc lãnh thổ Trung Quốc nằm trực tiếp dưới quyền lực Hoàng đế Trung Quốc, có một lớp quốc gia xung quanh thuộc mức quyền lực yếu hơn, không trực tiếp nhưng vẫn nằm trong hệ thống của Thiên triều Trung Hoa.[z] Các nước ngoại biên Trung Hoa phải thể hiện sự thần phục của mình.[35] Những nước này được gọi là nước chư hầu, hay nước nhánh (chi lưu).[aa]

  • Nhận sắc phong:[15] Các vua chư hầu xung quanh phải gửi thái tử (người sẽ thừa kế ngai vàng) đến hoàng cung của hoàng đế Trung Hoa làm con tin. Ở đó họ được các nho sư Trung Hoa dạy dỗ. Khi nào quốc vương nước chư hầu mất, vị thái tử sẽ được phép trở về để lên ngai vàng. Đây là cách họ tạo nên các nhà cầm quyền trung thành. Một số nước chư hầu khác thì phải đưa thái tử của mình đến chầu hoàng đế Trung Hoa để nhận sắc phong tước vị, rồi mới quay về. Thường là tước "Vương", trong một số trường hợp họ bị định tội, họ chỉ nhận được tước "Công". Một ví dụ là các vì vua Nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam.
  • Triều cống:[13][15] theo lệ vài năm một lần, các nước chư hầu phải có 1 chuyến triều cống đến triều đình Trung Quốc. Hàng cống phẩm thường là vàng, bạc, lụa là, ngọc trai,...thợ thủ công, thậm chí mỹ nữ để dâng lên hoàng đế Trung Hoa, thể hiện sự thần phục của mình. Mỗi nước chư hầu đều có hạn định và quy cách triều cống không giống nhau. Và điều này cũng thay đổi qua các thời kỳ của các triều đại Trung Quốc khác nhau.

Bất cứ triều đình của quốc gia châu Á nào từ chối các điều này, đồng nghĩa bất kính với hoàng đế Trung Hoa. Biện pháp trừng phạt thường là chiến tranh.[35][ab] Theo Tạp chí Quân đội nhân dân (Việt Nam) vào năm 1981, chủ nghĩa bá quyền và chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc là hai khái niệm gắn chặt với nhau và được thể hiện trên cả hai mặt đối nội và đối ngoại.[53]

Hoạt động triều cống và nhận sắc phong của các nước nhỏ đến Trung Hoa được nhà nghiên cứu Lưu Minh Phúc gọi là "Hệ thống phong cống Đông Á".[61]

Chủ nghĩa đế quốc mới sửa

Quan niệm lãnh thổ lịch sử sửa

Trung Quốc ngày nay, bao gồm cả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lẫn Trung Hoa Dân quốc ở Đài Loan duy trì đế quốc Trung Hoa cũ bằng việc tuyên bố chủ quyền các lãnh thổ lịch sử. Ngành sử học được nghiên cứu và dùng làm cơ sở lý luận cho các đòi hỏi lãnh thổ.[62] Quan điểm lãnh thổ lịch sử từ thời cổ đại của Trung Quốc thường được Đảng cộng sản Trung Quốc tuyên bố, nhưng quan điểm này thậm chí đã có từ xa xưa. Như một ví dụ, chính quyền nhà Tùy đã tấn công Goguryeo ba lần nhằm thu hồi lãnh thổ đông bắc theo quan điểm của họ, vốn đã mất chủ quyền khi nhà Hán sụp đổ. Nhà Đường nối tiếp nhà Tùy tấn công Goguryeo thêm hai lần nữa và hoàn thành việc lấy các vùng đất này.[7] Điều đó cho thấy, các nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn sẽ cố gắng lấy lại lãnh thổ được xem là đã mất của họ dù mất bao nhiêu thời gian đi chăng nữa.

Ngoại Mông thuộc chủ quyền Trung Quốc nhưng đã [từng] bị Nga chiếm, vốn dĩ đây lã lãnh thổ của Trung Quốc.[ac] Trung Quốc nhiều lần cố gắng xâm nhập vào các quốc gia biên giới trên dãy Himalaya là Nepal, Bhutan và vùng Sikkim, tuyên bố rằng đây là những quốc gia phụ thuộc vào Trung Quốc đã bị bọn đế quốc chia cắt Trung Quốc vào đầu thế kỷ 20 cướp khỏi tay Trung Quốc.[4]

Theo nhà nghiên cứu Trịnh Khâm Nhân, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày nay vẫn đang cố gắng để theo đuổi con đường "Đế chế Trung Hoa", cố gắng thiết lập Pax Sinica của mình ở châu Á và thậm chí cả thế giới.[64]

Yêu sách lãnh thổ lịch sử sửa

 
Đường lưỡi bò màu đỏ.

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kể từ khi quản lý Hoa lục vào năm 1949 đã bắt đầu yêu sách chủ quyền với nhiều vùng lãnh thổ. Các vùng này họ không kiểm soát trên thực tế và nằm dọc đường biên giới với các nước láng giềng châu Á. Với lý giải đó là các lãnh thổ lịch sử đã từng nằm trong lãnh thổ của các triều đại trước đó. Bên cạnh yêu sách chủ quyền lãnh thổ là yêu sách chủ quyền lãnh hải,[65] chính phủ Trung Quốc đã đưa ra khái niệm Đường lưỡi bò để xác định sở hữu lịch sử hầu hết biển Đông. Về sau, đưa ra Yêu sách Tứ Sa như một sách lược mới trong tranh chấp biển Đông.

Các yêu sách này đã trở thành hành động xâm lấn thực tế chứ không còn là các tuyên bố. Vào năm 1962, Trung Quốc gây ra cuộc chiến tranh với Ấn Độ,[66] chiếm Aksai Chin. Trong các năm 1974 và 1988 đã dùng vũ lực quân sự để chiếm và củng cố các vị trí trên biển Đông. Cho đến nay vẫn tiếp tục căng thẳng và gây tranh chấp với các nước láng giềng cả trên đất liền lẫn trên biển.

Các quan điểm phản đối sửa

Chính phủ, giới học giả và truyền thông Trung Quốc phản đối các mô tả Trung Quốc như một nước đế quốc[ad] cùng với tất cả những khái niệm liên quan. Họ cho rằng đó là sản phẩm của sự thù địch chống phá Trung Quốc từ bên ngoài nhằm làm suy yếu Trung Quốc. Chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc là vô lý và Trung Quốc là nước yêu chuộng hòa bình.[ae]

Vị thế cân bằng chính trị sửa

Các luận điểm được đưa ra một mặt nhằm phủ nhận, một mặt nhằm diễn giải sự cần thiết và bản chất của ảnh hưởng chính trị trong lịch sử Châu Á từ Trung Quốc.[af] Trước hết, về vai trò của Trung Quốc trong lịch sử châu Á là giữ gìn trật tự, khiến các quốc gia láng giềng không xâm lược, không chiến tranh lẫn nhau. Vì vậy, hệ thống quyền lực Trung Quốc ở vị trí trung tâm là cần thiết. Nhờ đó, Châu Á đạt được hòa bình, ổn định, thịnh vượng. Khi trật tự không thể giữ được, hòa bình bị phá vỡ khi một nước chư hầu châu Á tấn công một nước chư hầu khác thì Trung Quốc sẽ gây áp lực hoặc sử dụng vũ lực để ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ chư hầu trung thành. Như một minh chứng, từ thế kỷ X, khi Đại ViệtChampa lần đầu chiến tranh cho đến năm 1471, khi Champa bị tiêu diệt, các triều đình Trung Quốc đã nhiều lần can thiệp để bảo vệ Champa trước các cuộc tấn công của Đại Việt. Một trường hợp khác là việc Nhà Minh đưa gần 150.000 lượt quân đến Triều Tiên[ag] để chống lại cuộc xâm lược của quân Nhật trong cuối thế kỷ XVI, điều này là bảo vệ chư hầu. Vào cuối thế kỷ XIX, đáp ứng lời cầu cứu của Tự Đức,[ah] gần 40.000 quân Mãn Thanh sang Việt Nam để chống lại quân Pháp, một hành động bảo vệ chư hầu của Trung Quốc. Vai trò đó cũng thể hiện ở việc bảo vệ các nước chư hầu trước thế lực phương Tây, bằng chứng là sau khi Nhà Thanh bị đánh bại trong Chiến tranh Nha phiến vào năm 1840, từng bước các nước châu Á khác bị xâm chiếm. Bắt đầu thời kỳ thống trị của chủ nghĩa thực dân Châu Âu ở phương Đông.[ai]

Trung Quốc không chỉ bảo vệ đồng minh của mình mà còn phải tự vệ.[aj] Trong lịch sử, Trung Quốc thường xuyên phải chịu đựng sự tấn công của quân du mục từ phía tây và phía bắc, các tộc người du mục Hung Nô, Khiết Đan, Mông Cổ, Nữ Chân,...nhiều lần họ tàn phá thậm chí chiếm lấy Trung Quốc, sự mở rộng của Trung Quốc ra bên ngoài là từ nhu cầu tự vệ. Điều này liên quan đến sự tồn vong của dân tộc Trung Quốc mà kinh nghiệm lịch sử đã chỉ rõ.[ak] Cuộc tấn công Việt Nam trong năm 1979 là cuộc tấn công tự vệ quy mô gần nhất, chính phủ Trung Quốc gọi là Chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam (对越自卫还击战 Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến) đáp trả cáo buộc "xâm lược", "bành trướng" từ Việt Nam, Trung Quốc khẳng định họ không xâm lược mà tự vệ.[74] Đồng thời, Trung Quốc còn ngăn chặn Việt Nam xâm lược Đông Nam Á, bảo vệ đồng minh Campuchia và các nước Đông Nam Á khỏi nguy cơ xâm lược.

Nhầm lẫn về hệ thống triều cống sửa

Hệ thống triều cống không chỉ mang hàng cống phẩm từ chư hầu đến triều đình Trung Quốc, mà hoàng đế Trung Quốc còn chiêu đãi và quà cáp cho các sứ thần các nước[al] khi họ trở về. Vì vậy, đôi lúc triều đình Trung Quốc chịu tốn kém hơn.[am] Hoạt động triều cống chỉ là cách mà các nước phương Đông lẫn phương Tây muốn tiếp cận, xâm nhập vào thị trường Trung Quốc để mua bán.[an] Cống nạp đến hoàng đế Trung Quốc là thỉnh nguyện được buôn bán. Các triều đại Trung Quốc mở rộng thương mại, xây dựng mạng lưới buôn bán, thúc đẩy thịnh vượng, đặc biệt là sứ mệnh hàng hải của Trịnh Hòa trong thời nhà Minh.[75] Chủ tịch của Saudi Aramco, là một thành viên của hoàng gia Ả Rập, đã từng ca ngợi Trịnh Hòa và nhà hàng hải Ả Rập Batuta là "người tiên phong cho hòa bình, thương mại và hợp tác quốc tế".[75]

Hán hóa là sự tiếp biến hòa bình sửa

Hán hóa là sự tiếp biến văn hóa tự nguyện của các nước châu Á xung quanh Trung Hoa.[7] Về điều này, giới học giả Trung Quốc phủ nhận sự tồn tại của các nhà nước bản địa đã bị hoặc đã từng bị Trung Quốc chiếm và sáp nhập. Không có nhà nước bản địa và không có nền tảng văn hóa bản địa nào nổi bật xung quanh Trung Hoa, và văn minh Trung Hoa đã giúp khai hóa các vùng xung quanh, thúc đẩy tiến bộ xã hội.[ao] Khái niệm nhà nước bản địa là mơ hồ và văn hóa bản địa là thiếu nổi bật. Vì vậy Hán hóa là điều tốt đẹp và đã được tiếp nhận tự nguyện mà không hề thông qua bạo lực.

Nạn nhân của chủ nghĩa đế quốc sửa

Trung Quốc không phải là một nước đế quốc, mà ngược lại đã từng là nạn nhân của chủ nghĩa đế quốc. Từ chiến tranh Nha Phiến đến hết chiến tranh thế giới thứ hai (hoặc năm 1949), dân tộc Trung Quốc bị bức hại bởi chủ nghĩa đế quốc phương Tây và Nhật Bản.[76] Đó là Thế kỷ tủi nhục[35]dân tộc Trung Quốc đã phải chịu đựng.[ap] Chính quyền nhà Thanh đã bị bức ép ký kết hàng loạt điều ước bất bình đẳng, mất lãnh thổ, bị cướp bóc tài sản, phải trả các khoản yêu cầu bồi thường chiến phí sau các cuộc chiến với các cường quốc châu Âu. Từ năm 1937 đến năm 1945, suốt 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Trung Hoa dân quốc của đế quốc Nhật đã khiến hàng triệu người Trung Quốc thiệt mạng.

Các vấn đề lịch sử liên tục được nhắc lại bởi chính phủ Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông. Trong các tranh chấp và các căng thẳng chính trị, chính quyền Trung Quốc thẳng thắn nhắc lại việc Trung Quốc đã từng bị các nước phương Tây xâm lược và nô dịch.

Chống chủ nghĩa đế quốc và hỗ trợ phong trào giải phóng dân tộc sửa

Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập vào năm 1921, từ đó phong trào cách mạng vô sản bắt đầu lan rộng và phát triển ở Trung Quốc. Hệ tư tưởng của họ chịu ảnh hưởng bởi các lý thuyết của Lenin, trong đó chống đế quốc kịch liệt. Từ "đế quốc" là một khái niệm bị xem là "bẩn thỉu". Khi Trung Quốc đối mặt với cuộc xâm lược của Đế quốc Nhật Bản, tư tưởng chống đế quốc trở nên lấn át hơn nữa.[7]

Sau khi chiến tranh thế giới II kết thúc, quân Nhật Bản chiếm đóng bị giải giáp, Cộng sản Trung Quốc tiến hành chiến tranh chống lại Trung Hoa Quốc Dân đảng. Tháng 9 năm 1949, cách mạng dân tộc dân chủ của Đảng Cộng sản Trung Quốc thắng lợi. Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập. Chính phủ mới sau đó đã hỗ trợ cho phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới,[78] nhằm chống lại chủ nghĩa thực dân phương Tây. Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp, và viện trợ cho Algérie giành độc lập. Cùng nhiều cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa xảy ra trên khắp các châu lục.

Vốn là một nước lớn và là nước đông dân nhất thế giới, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời là sự kiện lịch sử đã được đánh giá là "làm thay đổi cơ bản tương quan lực lượng toàn cầu có lợi cho xu thế cách mạng xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới".[79] Đây được xem là vai trò "cách mạng toàn cầu" của Quốc tế cộng sản. Trung Quốc là quốc gia chịu đựng áp bức bởi chủ nghĩa đế quốc nên lập trường giúp đỡ các dân tộc thể hiện sự cảm thông cho số phận tương đồng của đất nước.[80] Sự tham gia của Trung Quốc trong vai trò hỗ trợ các nước chống quyền lực của phương Tây để thoát số phận thuộc địa được ủng hộ mạnh mẽ.[81][aq][ar]

Xu thế tất yếu lịch sử sửa

Các học giả khác ngoài Trung Quốc cũng nêu ra các quan điểm trung lập, mặc dù không phải tất cả đề cập đến Trung Quốc, nhưng chúng có tính chất tương tự trong việc lý giải hành vi chính trị của Trung Quốc, nếu không nói là biện minh cho họ.

Quan niệm về xu hướng bá quyền nước lớn không phải là trường hợp riêng biệt của Trung Quốc, hầu hết các nước lớn trong lịch sử đều có xu hướng này. Xu hướng bá quyền nước lớn thể hiện rõ nhất trong giai đoạn hiện nay khi Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, điều này tương tự trường hợp của nước Đức vào cuối thế kỷ XIX,...Các lý thuyết trong lĩnh vực quan hệ quốc tế như Lý thuyết chuyển giao quyền lực đều giải thích cho các trường hợp này.

Thông qua nhiều biến thể khác nhau của lý thuyết chuyển giao quyền lực, xung đột dễ dàng xảy ra nhất khi một cường quốc đang lên, bất mãn với tình trạng hiện hành, tiếp cận gần hơn về mặt quyền lực với cường quốc thống trị trong một khu vực hay trong toàn bộ hệ thống quốc tế, và sẵn sàng sử dụng vũ lực để định hình lại các quy chuẩn hay thể chế trong hệ thống đó.[84]

Thực tế là các bộ tộc, dân tộc và các quốc gia đã tạo nên những quan điểm cho một nền tảng chính trị cơ bản, giúp giải thích tại sao đế quốc không thể bị giới hạn ở một địa điểm hay thời đại cụ thể mà đã xuất hiện và tái lập qua hàng ngàn năm, và trên tất cả các châu lục.[85]

Nhà lý luận chính trị Niccolò Machiavelli và Hans Morgenthau cũng đưa ra quan điểm quyền lực là một mục tiêu cố hữu của nhân loại và của nhà nước, theo đuổi xây dựng quốc gia thành cường quốc là mục tiêu cố hữu của các quốc gia trong lịch sử. Tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng quân sự, lan truyền văn hóa,... tất cả đều có thể được coi là làm việc hướng tới mục tiêu cuối cùng của quyền lực quốc tế.[86]

Nhiều nước trong lịch sử thường tiến hành xâm lấn nước khác như cách đẩy các mâu thuẫn nội bộ ra bên ngoài. Trung Quốc không phải là ngoại lệ.[as]

Chính sách thù địch của phương Tây sửa

Trước sự lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc, Hoa Kỳ đã nhiều lần đề cập "mối đe dọa Trung Quốc". Theo một số học giả, phương Tây duy trì rất nhiều lối hành xử cho thấy tiêu chuẩn kép của họ với Trung Quốc.[68]

Đánh giá tích cực từ các nước ủng hộ sửa

Một số khác, bao gồm các chính khách thậm chí thẳng thắn bày tỏ sự ủng hộ đối với Trung Quốc, họ có chiều hướng ngược lại với phương Tây, như một số chính khách Mỹ Latin.[87]

Hỗ trợ phát triển sửa

Trung Quốc tự đánh giá rằng họ đang phát triển, và cùng dẫn dắt các quốc gia nghèo khó làm giàu, thay vì cướp bóc và giết chóc như chủ nghĩa đế quốc kiểu cũ của phương Tây. Điều Trung Quốc mang đến là hợp tác, xây dựng, hữu nghị và phát triển.[1]

Ý kiến khác sửa

Một số ý kiến không bác bỏ chủ nghĩa đế quốc của Trung Quốc, nhưng mô tả tính chất lành tính hơn phương Tây. Theo Lôi Qua (雷戈): "...trật tự thế giới lấy chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc làm trục. Khác với phong cách chính trị cứng rắn và hành vi giá trị "bá quyền" mà chủ nghĩa đế quốc phương Tây thể hiện, chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc ưa thích phong cách chính trị mềm mỏng và hành vi giá trị "đạo làm vua" của giáo dục lễ nghi và nhạc".[88]

Xem thêm sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ Điều này thể hiện qua xâm lấn lãnh thổ, sáp nhập, duy trì hệ thống triều cống, đồng hóa văn hóa,...xem đề mục: Đặc điểm
  2. ^ "...Sự xâm nhập của (Chủ nghĩa đế quốc của Trung Quốc) vào các quốc gia khác đã diễn ra trong phạm vi từ ảnh hưởng văn hóa đến di dân đến chinh phục lãnh thổ..." (Its inroads into other countries have run the gamut from cultural influence to population movement to territorial conquest)[4]
  3. ^ Bành trướng liên tục trong 30 thế kỷ.[5]
  4. ^ "...Chủ nghĩa thực dân châu Âu đã sụp đổ (歐洲的殖民主義已經沒落了)...Nhưng chủ nghĩa thực dân Trung Quốc đã không được phản ánh và làm rõ trong một thời gian dài (而中國殖民主義卻長期不被反思和清算)..."[6]
  5. ^ "...Điều này dẫn đến một câu hỏi thú vị về quan điểm lịch sử: Trung Quốc cũng là một quốc gia đế quốc và thuộc địa trong lịch sử? Người Trung Quốc nhìn đế quốc và truyền thống thuộc địa theo quan điểm lịch sử Trung Quốc [của họ] không trực tiếp đối mặt với vấn đề này..." (這就引出一個有趣的史觀問題:史上的中國也是帝國主義、殖民主義國家嗎? 中華、帝國、殖民傳統華夏史觀不直面這個問題)[7]
  6. ^ "...Trung Quốc là một kiểu mẫu lịch sử của chủ nghĩa đế quốc ở châu Á..." (China has been a model history of imperialism in Asia)[4]
  7. ^ "...xâm lược và lấn chiếm biên giới các nước lân bang là bản chất của chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Đại Hán. Nó đã trở thành tư tưởng cố hữu thành máu thịt..."[10]
  8. ^ "...đối nội mà cũng là đối ngoại là giành bá quyền trong nước và bành trướng ra nước ngoài..."[11]
  9. ^ "...khi có điều kiện vẫn không ngừng mở rộng xâm lược ra các nước bên ngoài..."[12]
  10. ^ "...Trung Quốc luôn theo chủ nghĩa bành trướng bất cứ khi nào chính phủ của họ mạnh..." (China has been expansionist whenever its government has been strong)[4]
  11. ^ "...ít nhất là cho đến thời kỳ hiện đại, Trung Quốc vẫn giữ một tầm nhìn về mình là vương quốc trung tâm của châu Á, một tầm nhìn luôn nuôi dưỡng niềm tin vào sự ưu việt về văn hóa của đất nước và vị thế đứng đầu của nó ở châu Á". (And until the modern period at least, China had retained a vision of itself as the central kingdom of Asia, a vision that consistently nurtured a belief in the country's cultural superiority and its primacy in Asia)[4]
  12. ^ "...những người thuộc văn hóa Trung Quốc hiếm khi nhận ra bản tính của họ là đế quốc..." (不过中华文化下的人,极少辨认出自己的帝国主义者身份)[6]
  13. ^ "...những người theo chủ nghĩa dân tộc, không biết gì về tình hình hiện tại của thế giới và Trung Quốc, muốn hỗ trợ những tầng lớp đặc biệt này để hiện thực hóa chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc vĩ đại trong tâm trí của họ..." (国家主义者,不知世界和中国之现状,安想扶持此等特殊阶级,以实现他们心目中的大中华帝国主义,不知此足使各民族、各阶级,不能谅解合作,而徒为帝国主义与其走狗助长声势。我们相信除了各民族、各阶级人民的实际利益,无所谓国际的利益,我们为了各民族各阶级的)[18]
  14. ^ "Đài Loan, Mỹ và Nhật Bản không phải là những nước duy nhất nên lo lắng về cách đối mặt với chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc." (Taiwan, the US and Japan are not the only ones that should be concerned about how to face Chinese expansionism.)[24]
  15. ^ "...Trước thế kỷ 19, các nhà cai trị Trung Quốc nghĩ rằng họ nắm thế giới, và họ là toàn bộ thế giới..." (在 19 世紀之前,中國統治者認為自己擁有天下,而自己就是國際)[36]
  16. ^ "...[Từ] "Trung Quốc" là một cái nhìn về thế giới không có khái niệm biên giới. Thế giới là lãnh thổ của thiên triều, và nó được biện minh bất cứ nơi nào thiên triều tới, đó là điều hợp lẽ..." (「中華」是一個沒有疆界概念的天下觀,天下就是朝廷的領土,朝廷去到哪裡,都是正當的)[38]
  17. ^ Trích:...Ngược lại thì, thái độ tự tôn, chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc lúc nào cũng thịnh hành, mỗi khi Trung Quốc thống nhất thì các "thiên triều" đều cất quân đi xâm lấn nước ngoài, đi áp bức các dân tộc khác...[40]
  18. ^ Trích:...chủ nghĩa bành trướng Đại Hán không những chỉ phát triển dữ dội trong những thời kỳ thịnh đạt của đế chế như Tần, Hán, Đường mà còn được nuôi dưỡng và thực hiện ngay cả trong những giai đoạn phân liệt và hỗn chiến...[12]
  19. ^ Trung Hoa phong kiến lại là nước liên tục thi hành chính sách bành trướng đối với các nước chung quanh.[41]
  20. ^ An Tây đô hộ phủ thành lập năm 640, các cuộc đánh chiếm của quân Đường vẫn tiếp diễn những năm sau đó.[45]
  21. ^ "...Để đối trọng với quyền lực chính trị của Lạt ma, Hốt Tất Liệt bổ nhiệm các quan chức tại Sa-skya giám sát thay mặt chính quyền Mông Cổ..." (To counterbalance the political power of the lama, Khubilai appointed civil administrators at the Sa-skya to supervise the mongol regency).[47]
  22. ^ Các cuộc chiến tranh với người Mãn Châu trong thập niên 1620 khiến Mông Cổ thất bại, người Mông Cổ trở thành chư hầu trong cuộc chinh phục Minh của Mãn Thanh.
  23. ^ Thường được dùng gắn liền với chủ nghĩa bành trướng.[53][54][55]
  24. ^ "...người Trung Quốc với tâm lý nước lớn, văn hóa lớn..."[57]
  25. ^ Trích: ...âm mưu của chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc lợi dụng tâm lý huyết thống, tâm lý khách trú, tâm lý dân tộc lớn còn tồn tại trong một số người Hoa...[58]
  26. ^ Trích: Vả lại, 40 dặm ấy nếu thuộc vào Vân Nam thì là nội địa của trẫm, nếu thuộc vào An Nam thì vẫn là ngoại vi của trẫm, không có chút gì phân biệt cả. Vậy chuẩn cho đem đất ấy ban thưởng cho quốc vương (vua Việt Nam) được đời đời giữ lấy."" Nói cách khác sự phân chia biên giới giữa hai nước Hoa, Việt mang nặng tính cách lịch sử và quan niệm chính trị cổ thời. Đó là những giới hạn có tính cách hành chánh nhiều hơn là phân ranh quốc tế.[59]
  27. ^ "...Hoàng đế Càn Long coi việc triều cống của các đặc phái viên Anh là phụ bản của các chi lưu và dự đoán hệ thống giá trị của riêng mình là "giá trị phổ quát" của Đông Á, đòi hỏi tất cả các khu vực phải tuân theo..." (乾隆皇帝視英國使節為朝貢者的自我幻影投射,將自己的價值系統投射為東亞的「普世價值」,要求所有地區都跟從)[36]
  28. ^ Trích: "Xâm lược nước láng giềng là cách kiếm lợi nhưng chủ yếu là để tăng thêm uy thế. Đánh là cướp bóc mà cũng để đòi thêm cống nạp. Nhưng đánh cũng còn để ra oai, tỏ ra còn đủ sức trừng phạt những ai lăm le chống đối... Đó là con đường lấy ngoài yên trong của hoàng đế".[60]
  29. ^ Trích: "...vấn đề Đông Bắc là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản và chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc, vấn đề Ngoại Mông là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc Nga Xô viết và chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc. Không còn nghi ngờ gì nữa, những gì Nga Xô viết đã làm ở Ngoại Mông là chủ nghĩa đế quốc, bởi vì Ngoại Mông ban đầu là một đơn vị chính trị và kinh tế của Trung Quốc..." (東北問題是日本帝國主義和中華民族主義的衝突,外蒙古問題是蘇俄帝國主義和中華帝國主義的衝突。至於蘇俄在外蒙古所行的是帝國主義這是毫無疑問的,因為外蒙古原來是在中國的政治經濟單位之內)[63]
  30. ^ Đoạn ghi:  在中国近现代史相当长一段时间内,"打倒帝国主义"是中国人最常喊的口号之一。现在中国一没有侵略他国,二没有强迫别人签下不平等条约,怎么变成了"新帝国主义列强"?蒂勒森难道是在开玩笑?显然不是。他是在得州一所大学发表演讲时这么说的。他想警告"拉美国家不要过度依赖与中国的经贸联系",而是选择与美国合作。蒂勒森还把矛头对准俄罗斯,称俄罗斯在该地区日益增强的存在"令人感到警觉"。值得关注的是,蒂勒森的指责与美国最近出台的国家安全战略报告等如出一辙,甚至总统特朗普的国情咨文也有所体现。
    Tạm dịch:  Trong lịch sử hiện đại của Trung Quốc suốt một thời kỳ dài, "Đả đảo chủ nghĩa đế quốc" đó là một trong những khẩu hiệu được hô vang phổ biến nhất của người Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay là một quốc gia, Trung Quốc đã không xâm lược, đã không buộc người khác phải ký hiệp ước bất bình đẳng, làm thế nào để trở thành một "thế lực đế quốc mới" chứ? Tillerson có đùa không? Rõ ràng là không. Ông nói điều này khi ông phát biểu tại một trường đại học ở Texas. Ông muốn cảnh báo "các nước Mỹ Latinh không quá phụ thuộc vào quan hệ thương mại và kinh tế với Trung Quốc", thay vì lựa chọn hợp tác với Hoa Kỳ. Tillerson cũng nhắm đến Nga, cho biết sự hiện diện ngày càng tăng của Nga trong khu vực là "đáng báo động". Cần lưu ý rằng lời buộc tội của Tillerson giống hệt như Báo cáo Chiến lược An ninh Quốc gia Hoa Kỳ gần đây, và thậm chí cả bài diễn văn Liên bang của Tổng thống Trump cũng phản ánh [điều này].[67]
  31. ^ Đoạn ghi:  而中华文明,是发源于大陆的农耕文明,喜欢把人类、社会、自然、和宇宙当成一个整体去研究,这种"天人合一"的理念,就容易把世界的万物调和成和谐共存关系。中华文明是一种多元化文明,是和而不同的文明,所以中国古人就开始追求天下太平、世界大同。
    Tạm dịch:  Khái niệm "hài hòa giữa con người và thiên nhiên" giúp cho việc hòa giải tất cả mọi thứ trên thế giới trở nên hài hòa cùng nhau. Nền văn minh Trung Quốc là một nền văn minh đa nguyên, một nền văn minh hài hòa và khác biệt, vì vậy người Trung Quốc cổ đại đã bắt đầu theo đuổi hòa bình thế giới.[68]
  32. ^ Luận ý: Trung Quốc thời cổ có ưu thế về kinh tế, chính trị và văn hóa; ưu thế này đem lại sức hút và sức ảnh hưởng tự nhiên...[61]
  33. ^ Cuộc tấn công đầu (1592-1593) 43.000 quân,[69] lần thứ hai (1597-1598) là 100.000 quân.[70]
  34. ^ Theo yêu sách của Rivière, Nhà Nguyễn phải chấp nhận quyền bảo hộ của Pháp, phải trao thành Hà Nội cho Pháp quản lý, đặt thương chánh tại Bắc kỳ và giao cho Pháp cai quản. Triều đình Huế không chấp nhận các điều kiện khắc nghiệt đó nên đàm phán đổ vỡ. Ông Phạm Thận Duật được cử sang Thiên Tân cầu cứu với triều đình Nhà Thanh.[71][72]
  35. ^ Trích: Tài liệu của Đảng cộng sản Trung Quốc do chủ tịch Mao Trạch Đông viết mang tên Cách mạng Trung Quốc và Đảng cộng sản Trung Quốc, xuất bản năm 1939 có viết: "Các nước đế quốc sau khi đánh bại Trung Quốc, đã chiếm các nước phụ thuộc của Trung Quốc: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận. Anh chiếm Miến Điện, Butan, Hương Cảng, Pháp chiếm An Nam…"[73]
  36. ^ Luận ý: Trung Quốc chỉ phòng thủ chứ không tấn công nước khác, ngay trong giai đoạn hùng mạnh vẫn chỉ phòng thủ.[61]
  37. ^ Trích: Sự hữu dụng mập mờ của thuyết lấy Trung Hoa làm trung tâm trong các thời kỳ Trung Quốc suy yếu gợi ý rằng thuyết về sự ưu việt của Trung Hoa đơn nhất là không đủ và dẫn tới lầm lẫn bởi vì một Trung Quốc suy yếu cũng phải lo lắng về sự sống sót của nó. Điều này ít nhất là những gì Nhà Tống trải nghiệm với các địch thủ đầy sức mạnh của nó ở phía Bắc. Đối với những thời kỳ này chúng ta cần một giả thuyết về động cơ của các vua Trung Quốc đối với an ninh của triều đại họ.[8]
  38. ^ Trích: Yongjin Zhang (Trương Dũng Cận) cho rằng, theo cách nhìn này, hệ thống triều cống là thể chế nền tảng của trật tự Đông Á lịch sử. Theo cách diễn đạt của ông, "Hệ thống triều cống là thể chế nền tảng bao gồm cả giả thuyết triết học và tập tục mang tính thể chế bên trong trật tự thế giới Trung Hoa và thứ tạo nên các mối quan hệ và đảm bảo sự hợp tác giữa Trung Quốc và các thành viên tham dự khác trong Pax Sinica (30). Chính thông qua hệ thống triều cống mà Trung Quốc và các quốc gia khác tiến hành các quan hệ có ý nghĩa với nhau. Hệ thống triều cống trong ngữ cảnh này bao gồm các giả thuyết văn hóa như lấy Trung Hoa làm trung tâm và miêu tả các quy tắc và tập tục, như người nước ngoài thực thi triều cống đối với triều đình Trung Hoa và triều đình Trung Hoa thì tặng lại quà và sắc phong.[8]
  39. ^ Quan hệ giữa các nước nhỏ xung quanh với Trung Quốc là tiến cống và hồi tặng. Là hệ thống giúp đỡ lẫn nhau.[61]
  40. ^ Trích: Tôn ti trật tự của mối quan hệ được xác nhận trên sự ưu việt của Trung Quốc và sự bá chủ đối với nước ngoài và sự phục tùng của họ. Tôn trọng trật tự này và thừa nhận sự ưu việt Trung Hoa là đòi hỏi tuyệt đối đối với các quan hệ mở với Trung Quốc. Do đó, "Nước ngoài, nếu giao thiệp với Trung Quốc được chờ đợi và chỉ có thể giao thiệp khi làm điều đó như là một quốc gia triều cống" (17). Khi phân tích các động cơ riêng rẽ, mô hình thừa nhận rằng các vị vua Trung Quốc khởi xướng quan hệ triều cống bởi vì họ coi trọng thanh thế mà các đoàn triều cống nước ngoài sẽ đem đến cho họ, các vị vua nước ngoài tham gia triều cống bởi vì họ đánh giá cao lợi ích thương mại với Trung Quốc. Do đó, "thương mại và triều cống là các khía cạnh có cùng nguồn gốc của một hệ thống đơn lẻ về quan hệ đối ngoại, giá trị đạo đức của triều cống trở nên quan trọng hơn trong tâm trí của các ông vua Trung Quốc và giá trị vật chất của thương mại trong tâm trí các ông vua dã man (18). "Giá trị đạo đức của triều cống" ngụ ý rằng đối với các vua Trung Hoa, chức năng của triều cống là để chứng thực tính chính thống của các vua. Đối với các vua nước ngoài, thì trái lại, thương mại là động cơ quan trọng nhất, "phần lớn toàn bộ thực thể (hệ thống triều cống), được nhìn từ bên ngoài như là một phương tiện khéo léo của thương mại (19) và "các đoàn sứ triều cống đóng chức năng chủ yếu như là đoàn buôn" (20).[8]
  41. ^ "...phương Nam không có chủ quyền, nghĩa là không có nhà nước tập trung mạnh, và không có sức mạnh văn hóa và tổ chức nào có thể so sánh với "Trung Nguyên"..." (南方是沒有主權的,也就是沒有強大中央政府的,沒有可匹敵於「中原」的文化和組織力)[38]
  42. ^ Trích: Trong bài báo này, bà Oánh và ông Tồn viết: "Nhân dân Trung Quốc không bao giờ quên đất nước mình đã bị chiếm đóng bởi quân đội đế quốc vào thế kỷ XX. Trong hơn một thế kỷ Trung Quốc phải chịu đựng sự sỉ nhục từ các cuộc xâm lược của ngoại bang. Đó là lý do tại sao người dân và chính phủ Trung Quốc rất nhạy cảm trước bất cứ điều gì liên quan đến toàn vẹn lãnh thổ và không cho phép điều này tái diễn. Đây là điều mà thế giới bên ngoài cần lưu ý khi tìm hiểu Trung Quốc và hãy cố gắng hiểu hành vi của Trung Quốc".[77]
  43. ^ Trích: "...Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa luôn luôn nêu cao ngọn cờ chống chủ nghĩa đế quốc, nhất là đế quốc Mỹ, vì sự nghiệp giải phóng chung của các dân tộc bị áp bức và sự nghiệp hòa bình của thế giới..."[82]
  44. ^ Trích: "...Cuộc đấu tranh kiên trì và dũng cảm của nhân dân Trung Hoa chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai , cổ vũ nhân dân chúng tôi tiếp tục cuộc đấu tranh thần thánh để hoà bình thống nhất nước nhà..."[83]
  45. ^ Trích: Rõ ràng, kết luận này không chỉ đúng với bản chất các triều đại phong kiến Trung Quốc xưa. Khi đang phải đối mặt với không ít vấn đề nảy sinh từ trong nước, nền kinh tế có những dấu hiệu bất ổn, sức ép về dân số... lập tức nhà cầm quyền tìm cách đẩy mâu thuẫn ra ngoài. Điều này thể hiện ở chỗ gây hấn với các nước làng giềng như tranh chấp biên giới với Ấn Độ, tranh chấp lãnh hải với Nhật Bản và các nước Asean.[60]

Chú thích sửa

  1. ^ a b c 唐如松 (Đường Như Tống) (ngày 3 tháng 2 năm 2018). “【强国观察】帝国的崛起 :这些国家竟喊出"打倒中华帝国主义"! (Việt ngữ: Sự trỗi dậy của đế chế: Những quốc gia này thực sự đã hét lên "Đả đảo chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc")” (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2020.
  2. ^ Phạm Như Cương 1979.
  3. ^ a b Tổng cục chính trị 1981, tr. 44.
  4. ^ a b c d e f g Robin Freedberg (ngày 12 tháng 12 năm 1973). “China's Expansionism: Struggle for Control Over Border Provinces” (bằng tiếng Anh). Thecrimson. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2020.
  5. ^ a b 35 năm chiến đấu và xây dựng 1980, tr. 24.
  6. ^ a b 盧斯達 (Lư Tư Đạt) (ngày 21 tháng 9 năm 2019). “盧斯達:何韻詩 黃之鋒「被越南人」背後的天下帝國思想 (Việt ngữ: Lư Tư Đạt: suy nghĩ của Hà Vận Thi, Hoàng Chi Phong về [khái niệm] đế chế thế giới đằng sau "là người Việt Nam")”. upmedia.mg (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2020.
  7. ^ a b c d e f g h i 練乙錚 (Luyện Ất Tranh) (ngày 6 tháng 1 năm 2018). “從歷史角度看香港地位屬性 (Việt ngữ: Hiện trạng và thuộc tính của Hồng Kông từ góc độ lịch sử)”. thestandnews.com (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2020.
  8. ^ a b c d e 张锋 (Trương Phong)-Phó giáo sư khoa Quan hệ quốc tế, Đại học Thanh Hoa (ngày 7 tháng 11 năm 2017). “Suy ngẫm lại về "Hệ thống triều cống": mở rộng biên độ khái niệm về chính trị Đông Á lịch sử”. nghiencuulichsu.com. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2018.
  9. ^ Lê Công (ngày 8 tháng 5 năm 2015). “Các triều đại TQ xâm phạm Việt Nam đều bại”. thanhniencec.edu.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2022.
  10. ^ Tập chí quân đội nhân dân, Số phát hành 345-350 1985, tr. 15.
  11. ^ Tổng cục chính trị, Số phát hành 297-302 1981, tr. 44 (2).
  12. ^ a b c d Trần Bá Chí 2003, tr. 249.
  13. ^ a b c d Trần Ngạn (陳彥), Trịnh Vũ Thạc (鄭宇碩) 2012, tr. 44.
  14. ^ a b Nguyễn Lương Bích 2003, tr. 15.
  15. ^ a b c d Lưu Văn Lợi 2004, tr. 10 (2).
  16. ^ 王骁 (Vương Tiêu) (ngày 8 tháng 3 năm 2018). “美国真的很喜欢用"中国威胁论"吓唬老百姓 (Việt ngữ: Hoa Kỳ thực sự thích sử dụng "lý thuyết đe dọa Trung Quốc" để dọa người dân)”. guancha.cn (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2018.
  17. ^ INDICA (ngày 16 tháng 6 năm 2020). “The danger of Chinese imperialism”. indicanews.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2020.
  18. ^ Lý Nghĩa Bân (李义彬) 1982, tr. 55.
  19. ^ Hồ Ngật 2010.
  20. ^ a b c d e Nông Quốc Chấn 2002, tr. 131.
  21. ^ a b c Lưu Văn Lợi 2004, tr. 10 (1).
  22. ^ a b c Viện Dân tộc học 1981, tr. 32.
  23. ^ ABA Journal, tr. 882.
  24. ^ Paul Lin (ngày 30 tháng 3 năm 2005). “Check China's military expansion” (bằng tiếng Anh). Thời báo Đài Bắc. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2020.
  25. ^ Phạm Như Cương 1979, tr. 85.
  26. ^ Văn Tiến Dũng 1979, tr. 283.
  27. ^ Viện Mác-Lênin 1984, tr. 71, 151.
  28. ^ a b Viện Dân tộc học 1981, tr. 13.
  29. ^ Ngọc Vũ (ngày 5 tháng 2 năm 2019). “Gìn giữ, phát huy giá trị cốt lõi của người Việt”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2022.
  30. ^ Tổng cục chính trị 1984, tr. 31.
  31. ^ Viện Triết học 1981, tr. 40.
  32. ^ Nguyên Ngọc 1980, tr. 5-6.
  33. ^ Đảng cộng sản Việt Nam 1983, tr. 42.
  34. ^ a b c Phạm Như Cương 1979, tr. 17.
  35. ^ a b c d Hồng Thủy (ngày 12 tháng 5 năm 2016). “Giáo sư Mỹ: Nguồn gốc mọi căng thẳng ở Biển Đông là tư tưởng Đại Hán”. Giaoduc.net.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2018.
  36. ^ a b 盧斯達 (Lư Tư Đạt) (ngày 5 tháng 2 năm 2020). “中國學人「港台獨善其身論」,藏著丁蟹心態及中華型全球化願景 (Việt ngữ: Học giả Trung Quốc "Hồng Kông và Đài Loan độc lập với nhau", điều này che giấu tâm lý cua [Đề cập một câu chuyện văn học] và tầm nhìn toàn cầu hóa kiểu Trung Quốc)”. thestandnews.com (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2020.
  37. ^ Đảng cộng sản Việt Nam 1983, tr. 61.
  38. ^ a b c d 盧斯達 (Lư Tư Đạt) (ngày 22 tháng 11 năm 2018). “中國人的領土意識為何如此有彈性? (Việt ngữ: Tại sao ý thức lãnh thổ của Trung Quốc lại linh hoạt như vậy?)”. thestandnews.com (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2020.
  39. ^ a b c Nguyễn Thành Lê 1985, tr. 35.
  40. ^ Trần Văn Giàu 2000, tr. 361.
  41. ^ Học viện quan hệ quốc tế 1995, tr. 72.
  42. ^ “Doing Business in Yunnan Province of China” (bằng tiếng Anh). Ministry Of Commerce - People's Republic Of China. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2018.
  43. ^ Denis Crispin Twitchett, John King Fairbank 1978, tr. 144-146.
  44. ^ 6-1 自然资源划 [6-1 Natural Resources] (bằng tiếng Trung). Statistics Bureau of Xinjiang. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2015.
  45. ^ Tiết Tôn Chính (薛宗正) 1995, tr. 61, 112, 316.
  46. ^ Millward James A. (2007). “Eurasian Crossroads: A History of Xinjiang” (bằng tiếng Anh). Columbia University Press. ISBN 978-0-231-13924-3.
  47. ^ Turrell V. Wylie 1977, tr. 104.
  48. ^ Dawa Norbu 2001, tr. 139.
  49. ^ Nguyễn Tiến Cường 1998, tr. 11.
  50. ^ Hà Văn Tấn 2001, tr. 298.
  51. ^ Trần Ngọc Thêm 2001, tr. 61.
  52. ^ Thông tin khoa học xã hội 1984, tr. 76.
  53. ^ a b Tổng cục chính trị 1981, tr. 44.
  54. ^ Nguyễn Xuân Kính 2003, tr. 916.
  55. ^ Trường Chinh 1982.
  56. ^ Trần Đông 1987, tr. 13.
  57. ^ Viện thông tin khoa học xã hội 2008, tr. 78.
  58. ^ Viện Triết học 1979, tr. 52.
  59. ^ Phạm Cao Dương (ngày 3 tháng 7 năm 2012). “Biên giới Việt Nam và Trung Quốc qua các triều đại quân chủ Việt Nam”. Biên phòng Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2018.
  60. ^ a b GS. Trần Đình Hượu (ngày 20 tháng 11 năm 2014). “Người vạch rõ nguồn gốc chủ nghĩa Đại Hán”. Vietnamnet.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2018.
  61. ^ a b c d Lưu Minh Phúc 2011, tr. xem.
  62. ^ Trịnh Khâm Nhân (鄭欽仁) 2004, tr. 311.
  63. ^ Tưởng Đình Phất (蔣廷黻) 2021, tr. 191.
  64. ^ Trịnh Khâm Nhân (鄭欽仁) 1997, tr. 298.
  65. ^ Trần Toàn Thắng, Phạm Sĩ Thành, Nguyễn Ngọc Anh 2016, tr. 11.
  66. ^ Phạm Như Cương 1979, tr. 74.
  67. ^ 桂强 (Quế Cường) (ngày 3 tháng 2 năm 2018). “美国务卿对华扣大帽子:中国是"新帝国主义列强" (Việt ngữ: Ngoại trưởng Mỹ chụp chiếc mũ lớn cho Trung Quốc: Trung Quốc là một "cường quốc đế quốc mới")”. news.sina.com.cn (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2018.
  68. ^ a b 水木然 (Thủy Mộc Nhiên) (ngày 3 tháng 2 năm 2018). “一觉醒来,中国成"帝国主义列强"了?! (Việt ngữ: Tỉnh dậy, Trung Quốc đã trở thành một "đế chế quyền lực"? !)”. sohu.com (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2018.
  69. ^ Stephen Turnbull 2002, tr. 140.
  70. ^ Stephen Turnbull 2002, tr. 217.
  71. ^ Trần Gia Phụng 1998, tr. 317.
  72. ^ Phạm Văn Sơn 1961, tr. 359.
  73. ^ “SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM & TRUNG QUỐC TRONG 30 NĂM QUA”. NXB Sự thật. 1979. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2018.
  74. ^ “中越战争三十周年之际 两国关系发展令人关注 (Việt ngữ: Nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến tranh Trung-Việt, sự phát triển của quan hệ song phương là điều đáng quan tâm)” (bằng tiếng Trung). Radio France Internationale. ngày 17 tháng 2 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2018.
  75. ^ a b 皓宇 (Hạo Vũ) (ngày 13 tháng 8 năm 2005). “学者呛声:郑和舰队非和平之旅 (Việt ngữ: Học giả nghẹn ngào: Hạm đội Trịnh Hòa không phải là hành trình hòa bình)”. news.bbc.co.uk (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2020.
  76. ^ 文/叶丹 (Văn Diệp Đơn) (ngày 6 tháng 6 năm 2018). “帝国主义侵略给中国带来了什么 (Việt ngữ: Sự xâm lăng của đế quốc đã mang đến Trung Quốc điều gì ?)”. gaosan.com (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2018.
  77. ^ Hồng Thủy (ngày 18 tháng 5 năm 2016). “Tự kỷ về lịch sử để thực hiện giấc mộng bá chủ Biển Đông”. giaoduc.net.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2018.
  78. ^ “Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc và sự ra đời của nước CHND Trung Hoa (1/10/1949)”. tulieuvankien.dangcongsan.vn. ngày 26 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2022.
  79. ^ Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh 2004, tr. 109.
  80. ^ Hoàng Nam Hùng 1960, tr. 68.
  81. ^ Viện lịch sử quân sự Việt Nam 2002, tr. 91.
  82. ^ Quốc hội Việt Nam 2006, tr. 223.
  83. ^ Hồ Chí Minh 1995, tr. 67.
  84. ^ M. Taylor Fravel 2010, tr. 505–532.
  85. ^ Jane Burbank và Frederick Cooper 2010, tr. 8.
  86. ^ “SIX PRINCIPLES OF POLITICAL REALISM”. mtholyoke.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2019.
  87. ^ 王露露 (Vương Lộ Lộ) (ngày 9 tháng 2 năm 2018). “拉美外交官驳蒂勒森"中国威胁论":非常看好与中国合作 (Việt ngữ: Các nhà ngoại giao Mỹ Latinh bác bỏ "lý thuyết đe dọa Trung Quốc" của Tilson: rất lạc quan về hợp tác với Trung Quốc)” (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2018.
  88. ^ Lôi Qua (雷戈) 2006, tr. 287.

Tham khảo sửa

Sách tiếng Việt sửa

Sách tiếng Trung sửa

Sách tiếng Anh sửa

Tạp chí tiếng Việt sửa

Tạp chí tiếng Anh sửa

  • Robert T. Bryan, Jr. (1953). “ABA Journal - Octorber 1953”. ABA Journal. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • Turrell V. Wylie (Tháng 6 năm 1977), "The First Mongol Conquest of Tibet Reinterpreted", Harvard Journal of Asiatic Studies (Volume 37, Number 1).

Liên kết ngoài sửa