Chủ nghĩa biểu hiện

phong cách nghệ thuật trong hội họa

Chủ nghĩa biểu hiện hay Trường phái biểu hiện (Expressionism) là một trào lưu nghệ thuật xuất hiện và phát triển ở châu Âu vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có đặc điểm nhấn mạnh, thậm xưng trong sự thể hiện cảm tính - xúc cảm của chủ thể (thường là cảm xúc con người hoặc một nhóm người) hoặc xúc cảm của chính người họa sĩ. Những cảm xúc này thường được gây ra bởi một sự kiện đặc biệt nào đó, cũng có thể bởi sự gặp mặt-giao lưu của nhiều người hoặc sự giao lưu của những xu hướng hội họa khác nhau (như cổ điển và hiện đại).

Rote Rehe II (1913—1914, Nai trong rừng II) của Franz Marc

Chủ nghĩa biểu hiện thể hiện trong nhiều dạng nghệ thuật, từ hội họa, kiến trúc cho đến văn học, thơ ca, nhạc kịchđiện ảnh.

Nguồn gốc của trường phái biểu hiện nằm trong các tác phẩm của Vincent van Gogh, Edvard Munch và James Ensor. Trong giai đoạn 1885–1900, mỗi nghệ sĩ đã phát triển một phong cách hội họa mang tính cá nhân cao bằng cách sử dụng khả năng biểu đạt của màu sắc và đường nét để khám phá các chủ đề giàu kịch tính và cảm xúc nhằm truyền tải nỗi sợ hãi, sự kinh dị, kỳ quặc hoặc đơn giản là để tôn vinh vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua việc khắc họa cường độ ảo giác. Họ đã thoát ra khỏi sự thể hiện tự nhiên một cách đơn thuần mà thay vào đó cho thấy một quan điểm và trạng thái tâm lý chủ quan hơn. Thay vì ca ngợi, tôn vinh cái đẹp, cái hài hòa, hài lòng vơi sự ngưỡng mộ hào nhoáng, họ đề cao những suy nghĩ, cảm xúc từ sâu trong nội tâm, thể hiện sự chống đối với thực tại đầy gồ ghề và bấp bênh. Có thể thấy rõ điều này trong các tác phẩm: Sunflowers (Van Gogh), The Scream (Edvard Munch), Crucifixion (Emile Nolde)…

Nghệ sĩ tiêu biểu

sửa

Một số nghệ sĩ thuộc trường phái biểu hiện ở thế kỉ 20 là:

Tham khảo

sửa
  1. ^ Ian Chilvers, The Oxford dictionary of art, Volume 2004, Oxford University Press, p. 506. ISBN 0-19-860476-9

Liên kết ngoài

sửa