Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là người đứng đầu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với nhiệm kỳ 5 năm. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước.[1]

  • Điều 11 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định:[2]
    • "Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được mời tham dự phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan."
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Biểu trưng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Đương nhiệm
Đỗ Văn Chiến

từ 12 tháng 4 năm 2021
Bổ nhiệm bởiỦy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nhiệm kỳ5 năm
Người đầu tiên giữ chứcHoàng Quốc Việt
Thành lập18 tháng 11 năm 1930

Nhiệm vụ, chức năngSửa đổi

Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là người đứng đầu Ban Thường trực, Đoàn Chủ tịchỦy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thường là 1 Ủy viên Trung ương Đảng (trừ một số trường hợp là Ủy viên Bộ Chính trị).[cần dẫn nguồn]

Chủ tịch có quyền góp ý kiến, kiến nghị với Đảng về chủ trương, đường lối; với Nhà nước về chính sách pháp luật và những vấn đề về quốc kế dân sinh. Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức nhà nước.

Quyết định kế hoạch chuẩn bị Đại hội Đại biểu Toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ tiếp theo.

Có quyền triệu tập Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam họp bất thường khi thấy cần thiết.

Thực hiện chỉ đạo việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Trung ương, Đoàn Chủ tịch; chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước có liên quan đến trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Thay mặt Đoàn Chủ tịch kiến nghị với Đảng, Nhà nước về các chủ trương, chính sách pháp luật cần ban hành, sửa đổi;

Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh;

Tổ chức, chỉ đạo, quản lý bộ máy giúp việc ở cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Giữ mối quan hệ phối hợp công tác với cơ quan nhà nước, tổ chức thành viên;

Hướng dẫn, bảo đảm điều kiện hoạt động của các Hội đồng tư vấn, cộng tác viên của Ủy ban Trung ương;

Là Chủ tọa tại các phiên họp của Ban Thường trực.

Mối quan hệ với Đảng Cộng sản Việt NamSửa đổi

Để đáp ứng khả năng lãnh đạo cấp cao trong tổ chức Đảng, không bị chồng chéo quyền lực về mặt Đảng, cho tới nay, các vị Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thường phải là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương trong số các đại biểu Quốc hội. Các ứng viên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải đạt các tiêu chuẩn như tốt nghiệp Đại học trở lên, lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp; trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp; tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn của Đảng Cộng sản Việt Nam dành cho chức danh Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt NamSửa đổi

Theo Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 [1] về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải là người:

"Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có hiểu biết toàn diện về công tác mặt trận; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nghị quyết, chương trình, kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Có năng lực tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tập hợp quần chúng, xây dựng liên minh chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận xã hội và tổ chức giám sát, phản biện xã hội. Có nhiệt huyết và là trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân. Có kinh nghiệm và uy tín cao trong tổ chức mặt trận; có uy tín, ảnh hưởng trong đội ngũ trí thức, chức sắc tôn giáo. Đã tham gia Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương."

Danh sách Chủ tịchSửa đổi

Đại hội lần thứ Chủ tịch Chủ tịch danh dự Thời gian nhậm chức Thời gian miễn nhiệm Ghi chú
I  
Hoàng Quốc Việt
(1905-1992)
 
Tôn Đức Thắng
(1888-1980)
31 tháng 1 năm 1977 12 tháng 5 năm 1983
II  
Huỳnh Tấn Phát
(1913-1989)
 
Hoàng Quốc Việt
(1905-1992)
12 tháng 5 năm 1983 2 tháng 11 năm 1988
III
Nguyễn Hữu Thọ
(1910-1996)
 
Hoàng Quốc Việt
(1905-1992)
2 tháng 11 năm 1988 17 tháng 8 năm 1994
IV Lê Quang Đạo
(1921-1999)

Nguyễn Hữu Thọ
(1910-1996)
17 tháng 8 năm 1994 24 tháng 7 năm 1999 Chủ tịch Lê Quang Đạo mất khi đang tại nhiệm
V Phạm Thế Duyệt
(1936-)
26 tháng 8 năm 1999 21 tháng 9 năm 2004 Quyền Chủ tịch (24/7/1999 - 26/8/1999)
VI 21 tháng 9 năm 2004 9 tháng 1 năm 2008 Xin nghỉ hưu trước khi kết thúc nhiệm kỳ [3]
Huỳnh Đảm
(1948-)
9 tháng 1 năm 2008 28 tháng 9 năm 2009 Được bầu tại Hội nghị lần thứ 5 Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VI[4]
VII 28 tháng 9 năm 2009 5 tháng 9 năm 2013 Được bầu tại Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam khóa VII
 
Nguyễn Thiện Nhân
(1953-)
5 tháng 9 năm 2013 27 tháng 9 năm 2014 Được bầu tại Hội nghị lần thứ 6 Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII
VIII 27 tháng 9 năm 2014 22 tháng 6 năm 2017 Được bầu tại Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam khóa VIII
Trần Thanh Mẫn
(1962-)
22 tháng 6 năm 2017 20 tháng 9 năm 2019 Được bầu tại Hội nghị lần thứ 7 Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII
IX 20 tháng 9 năm 2019 12 tháng 4 năm 2021 Được bầu tại Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam khóa IX
Đỗ Văn Chiến
(1962-)
12 tháng 4 năm 2021 đương nhiệm Được bầu tại Hội nghị lần thứ 4 Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX

Xem thêmSửa đổi

Phó Chủ tịchSửa đổi

Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là chức danh Phó Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được lập vào Đại hội thứ III của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2-4/11/1988).Nhiệm vụ là hỗ trợ công việc của Chủ tịch và chịu sự phân công của Chủ tịch.

Phó Chủ tịch được Ủy ban Trung ương bầu ra.Người giữ chức vụ đầu tiên là Luật sư Phan Anh và Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch là Phạm Văn Kiết.

Phó Chủ tịch được tăng dần theo các kỳ đại hội và không thay đổi số lượng gần đây.

Tổng Thư kýSửa đổi

Tổng Thư ký được Ủy ban Trung ương bầu ra.Tổng Thư ký thường kiêm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch,có nhiệm vụ giúp đỡ công việc của Chủ tịch.

Tổng Thư ký thường là chủ tọa các phiên họp của Ban thường trực và Đoàn Chủ tịch.

Danh sách Phó Chủ tịch-Tổng Thư kýSửa đổi

Đại hội I (1977)Sửa đổi

  • Chủ tịch danh dự: Tôn Đức Thắng
  • Chủ tịch: Hoàng Quốc Việt
    • Tổng Thư ký: Nguyễn Văn Tiến

Đại hội II (1983)Sửa đổi

  • Chủ tịch danh dự: Hoàng Quốc Việt
  • Chủ tịch: Huỳnh Tấn Phát
    • Tổng Thư ký: Nguyễn Văn Tiến

Đại hội III (1988)Sửa đổi

  • Chủ tịch danh dự: Hoàng Quốc Việt
  • Chủ tịch: Luật sư Nguyễn Hữu Thọ
    • Phó Chủ tịch: Luật sư Phan Anh
    • Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký: Phạm Văn Kiết

Đại hội IV (1994)Sửa đổi

  • Chủ tịch danh dự: Nguyễn Hữu Thọ
  • Chủ tịch: Lê Quang Đạo
    • Tổng Thư ký: Trần Văn Đăng
    • Phó Chủ tịch: khuyết

Đại hội V (1999)Sửa đổi

  • Chủ tịch: Phạm Thế Duyệt
    • Tổng Thư ký: Trần Văn Đăng
    • Phó Chủ tịch: khuyết

Đại hội VI (2004)Sửa đổi

  • Chủ tịch: Phạm Thế Duyệt (đến 01/2008); Huỳnh Đảm (từ 01/2008)[5]
    • Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký:
      • Huỳnh Đảm (đến tháng 1 năm 2008)
        Vũ Trọng Kim
    • Phó Chủ tịch chuyên trách:
      • Lê Truyền
      • Đỗ Duy Thường
    • Phó Chủ tịch không chuyên trách:
      • Hòa thượng Thích Trí Tịnh
      • Linh mục Nguyễn Tấn Khóa
      • Hoàng Xuân Sính (nữ)
      • Cư Hòa Vần
      • Phạm Lợi
      • Trần Thành Long

Đại hội VII (2009)Sửa đổi

Đại hội VIII (2014)Sửa đổi

Đại hội IX (2019)Sửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Kết luận số 35-KL/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2022. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lưu trữ 2015-07-08 tại Wayback Machine thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999
  3. ^ Ông Phạm Thế Duyệt xin thôi chức Chủ tịch MTTQ - VnExpress Hồng Khánh 6/1/2008 | 12:51 GMT+7
  4. ^ Ông Huỳnh Đảm thay ông Phạm Thế Duyệt làm Chủ tịch MTTQ Vân Anh, VietNamNet, 14:06, Thứ Tư, 09/01/2008 (GMT+7)
  5. ^ “Ông Huỳnh Đảm được bầu làm Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam”.
  6. ^ “Ông Nguyễn Thiện Nhân giữ chức Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam”.
  7. ^ “Ông Trần Thanh Mẫn là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc”.
  8. ^ “Ông Đỗ Văn Chiến giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam”.

Liên kết ngoàiSửa đổi