Father Brown là một Linh mục Cơ Đốc giáo hư cấu và một thám tử nghiệp dư, người xuất hiện trong 53 truyện ngắn xuất bản giữa năm 1910 và 1936 được viết bởi tiểu thuyết gia người Anh G. K. Chesterton[1] . Father Brown giải quyết các bí ẩn và vụ án bằng trực giác và sự hiểu biết sâu sắc về bản tính con người. Chesterton xây dựng nhân vật dựa trên Linh mục John O'Connor (1870–1952), một linh mục ở Bradford, người có những cuộc đối thoại với Chesterton về Cơ Đốc giáo năm 1922.

Nhân vật sửa

Chesterton mô tả Father Brown là một linh mục Cơ Đốc giáo thấp người, mập mạp, với những bộ trang phục nhăn nhúm, một cái dù lớn, một sự hiểu biết phi thường về sự xấu xa của con người. Trong truyện "The Head of Caesar", ông từng là “linh mục của Cobhole ở Essex, và hiện thì làm việc ở London”. Tên của nhân vật hầu như không được nhắc đến, nhưng trong truyện "The Eye of Apollo", ông được gọi là  "Rev. J. Brown", trong khi trong tác phẩm "The Sign of the Broken Sword", ông thường được gị là Paul.

Father Brown xuất hiện lần đầu tiên trong truyện "The Blue Cross" xuất bản năm 1910 và tiếp tục xuất hiện thông qua 50 truyện ngắn trong 5 tuyển tập, cùng với 2 truyện được tìm thấy và xuất bản sau khi tác giả qua đời, thường được sự giúp đỡ giải quyết các vụ án của tên tội phạm chính diện M. Hercule Flambeau.

Father Brown cũng xuất hiện trong một truyện thứ 3 – tổng cộng là 53 truyện – không có mặt trong 50 truyện ngắn của 5 tuyển tập. "The Donnington Affair", truyện có nguồn gốc gây tò mò. Trong tháng 10 năm 1914, trong một số báo của tạp chí gây tranh cãi, The Premier, Ngài Max Pemberton xuất bản phần đầu tiên của câu chuyện, sau đó mời một số nhà văn viết truyện trinh thám, gồm  Chesterton, dùng tài năng của họ giải quyết bí ẩn về vụ giết người được mô tả. Cách phá án của Chesterton và Father Brown xuất bản trong số phát hành tháng 11. Truyện được in lại lần đầu tiên trong bộ Chesterton Review, 1981, pp. 1–35 trong tác phẩm Thirteen Detectives.[2]


Không giống như một thám tử được biết đến rộng rãi hơn là Sherlock Holmes, phương pháp của Father Brown hướng đến việc dùng Trực giác hơn là Suy luận. Ông giải thích phương pháp của mình trong "The Secret of Father Brown": “Ngài thấy, bản thân tôi chính là kẻ thủ ác… Tôi đã lên kế hoạch mỗi tội ác rất kĩ lưỡng. Tôi đã nghĩ chính xác cách mà một việc như vậy có thể được làm, và theo cách hay tình trạng tâm lý một người có thể thực sự làm điều đó. Và khi tôi hoàn toàn chắc chắn rằng tôi cảm thấy mình chính là tên tội phạm, tất nhiên tôi biết đó là ai.”  

Khả năng của Brown cũng được cho là gắn chặt với kinh nghiệm của ông như một linh mục nghe xưng tội. Trong "The Blue Cross", khi được hỏi bởi Flambeau, người đang đóng giả là một linh mục, cách ông biết tất cả khía cạnh “tồi tệ” của vụ án, Father Brown trả lời: “Ngài không thấy có gì ấn tượng với một người hầu như không làm gì ngoại trừ việc lắng nghe tội lỗi của người khác lại có thể hoàn toàn không biết gì về những ngách tối trong tâm hồn con người?” Ông cũng nói cách ông biết Flambeau không phải một linh mục: “Ngài công kích lý trí. Đó là một niềm tin sai lạc.”

Những câu chuyện thường có một giải thích logic về danh tính kẻ thủ ác và cách Brown tìm ra nó. Ông luôn nhấn mạnh Lý Trí; một số truyện, như "The Miracle of Moon Crescent", "The Oracle of the Dog", "The Blast of the Book" and "The Dagger with Wings", châm biếm những nhân vật lúc đầu hoài nghi bị thuyết phục bởi những giải thích siêu nhiên trong sự xuất hiện của một số sự kiện lạ, nhưng Father Brown dễ dàng thấy rõ cách  giải thích bình thường, tự nhiên của nó. Trong thực tế, ông dường như đại diện cho mẫu linh mục lý tưởng, sùng đạo nhưng có học thức cao và luôn sửa mình tốt hơn. Điều này có thể là do sự ảnh hưởng của tư tưởng Cơ Đốc Giáo lên Chesterton. Father Brown là một người khiêm nhường đúng hơn là thường trầm lặng, ngoại trừ khi nói về những điều quan trọng. Mặc dù ông hướng đến việc giải quyết các vụ án bằng cách tiếp cận thực tế, chắc chắn, ông tin sức mạnh siêu nhiên là Lý Trí vĩ đại nhất.[3]

Nhiều câu chuyện của Father Brown được viết vì lý do kinh tế và hoàn thành nhanh chóng.[4] Chesterton viết trong năm 1920 là “Tôi nghĩ công bằng khi nói rằng bản thân tôi đã viết một số câu chuyện bí ẩn tệ nhất thế giới.” Cũng thời điểm đó ông viết Chesterton dừng viết truyện của Father Brown, dù sau này ông có viết trở lại; Chesterton 25 mẩu chuyện về Father Brown từ năm 1910 đến năm 1914, 18 mẩu chuyện khác từ năm 1923 đến năm 1927, thêm 10 truyện từ 1930 đến 1936.

Các nhân vật thường xuất hiện sửa

Flambeau là một tên trộm và bậc thầy hóa trang

Aristide Valentin là một sĩ quan Pháp cao cấp

Diễn giải sửa

Father Brown là một phương tiện cho Chesterton chuyển tải cách nhìn của ông về thế giới và, về tất cả các nhân vật của ông, có lẽ là gần nhất với quan điểm về góc nhìn của ông, hay ít nhất có tác động về quan điểm về góc nhìn của ông. Father Brown giải quyết các vụ án của ông thông qua một chuỗi lý luận chặt chẽ được cho là gắn với chân lý về triết học và tâm linh hơn là các chi tiết khoa học, biến ông trở thành gần như đối trọng với Sherlock Holmes của Sir Arthur Conan Doyle, những câu chuyện trinh thám mà Chesterton từng đọc. Tuy nhiên, seri truyện Father Brown bắt đầu trước khi Chesterton có những cuộc đối thoại về Cơ Đốc giáo.

Trong Letters from Prison của ông, nhà lý luận Marxist người Ý Antonio Gramsci đưa ra lời mở đầu mang tính chủ quan như sau:

Father Brown là một tín đồ Cơ đốc đang châm biếm những suy nghĩ máy móc của dòng Kháng Cách và tác phẩm là lời biện hộ cơ bản cho Nhà Thờ Chính Thống giáo Chống lại Anh giáo. Sherlock Holmes là một thám tử “Kháng Cách”, người tìm được đáp án bằng việc bắt đầu từ bên ngoài, dựa vào khoa học, dựa trên phương pháp thực nghiệm, dựa vào suy luận quy nạp. Father Brown là một linh mục Cơ Đốc giáo người bằng những trải nghiệm tâm lý sâu sắc được cung cấp từ những lời thú tội và bởi những hành động kiên trì của những suy luận đạo đức của các linh mục, dù không bỏ qua khoa học và sự thực nghiệm, nhưng chủ yếu dựa vào suy luận diễn dịch và quán sát nội tâm, hoàn toàn đánh bại Sherlock Holmes, biến nhân vật này nhìn như một cậu bé thích chứng tỏ, cho thấy tính nhỏ nhen bới lông tìm vết của mình. Ngoài ra, Chesterton là một nghệ sĩ vĩ đại trong khi Conan Doyle chỉ là một nhà văn tầm trung, dù ông này được phong tước hiệp sĩ vì đóng góp văn chương; vì vậy, ở Chesterton có một khoảng cách về phong cách giữa nội dung, cốt truyện trinh thám, và hình thức, và vì vậy một sự mới lạ kì ảo liên quan đến chủ đề được giải quyết, cái mà khiến cho những câu chuyện này vô cùng hấp dẫn.[5]

   

Sau Chesterton sửa

Giống như Sherlock Holmes, Lord Peter Wimsey, và Nero Wolfe, nhưng câu chuyện về nhân vật linh mục thám tử của Chesterton tiếp tục được viết kể cả sau khi tác giả chết.

John Peterson đã viết hơn 44 chuyện bí ẩn được giải quyết bởi Father Brown.

Trong tiểu thuyết Ý Il destino di Padre Brown của Paolo Gulisano, vị linh mục thám tử này được bầu làm Tổng Giám Mục sau Pius XI, có tên là nocent XIV.

Tham khảo sửa

  1. ^ Rosemary., Herbert (1 tháng 1 năm 2003). Whodunit? : a who's who in crime & mystery writing. Oxford University Press. tr. 24. ISBN 0195157613. OCLC 252700230.
  2. ^ Chesterton, G.K (1987). Smith, Marie (biên tập). Thirteen Detectives. London: Xanadu. ISBN 0-947761-23-3.
  3. ^ LeRoy, Panek (1987), An Introduction to the Detective Story, Bowling Green: Bowling Green State Univ. Popular Press, tr. 105–6.
  4. ^ Ker, Ian (2011). G. K. Chesterton: A Biography (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. tr. 283. ISBN 9780199601288.
  5. ^ Gramsci, Antonio (2011). Letters from Prison. 1. New York: Columbia University Press. tr. 354. ISBN 978-0-231-07553-4. Conan Doyle believed he had been knighted for political propaganda work.