Che Guevara
Bài viết hoặc đoạn này có văn phong hay cách dùng từ không phù hợp với văn phong bách khoa. |
Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. |
Bài này có liệt kê các nguồn tham khảo và/hoặc liên kết ngoài, nhưng nội dung trong thân bài cần được dẫn nguồn đầy đủ bằng các chú thích trong hàng để người khác có thể kiểm chứng. |
Ernesto Guevara (14 tháng 6 năm 1928 – 9 tháng 10 năm 1967), thường được biết đến với tên Che Guevara, El Che hay đơn giản là Che, là một nhà cách mạng Mác-xít nổi tiếng người Argentina. Ông là một lý thuyết gia quân sự, nhà lãnh đạo phong trào cách mạng Cuba cùng đội quân du kích. Bức ảnh khuôn mặt ông đã trở thành một biểu tượng văn hóa phản kháng tượng trưng cho sự nổi dậy và một biểu hiệu toàn cầu trong văn hóa phổ thông.[3]
Che Guevara | |
---|---|
![]() Anh hùng du kích - Bức ảnh nổi tiếng của Che do Alberto Korda chụp, khi Che phát biểu tại buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ nổ tàu La Coubre, ngày 5 tháng 3 năm 1960 | |
Sinh | Ernesto Guevara 14 tháng 6, 1928[1] Rosario, Tỉnh Santa Fe, Argentina |
Mất | 9 tháng 10, 1967 La Higuera, Vallegrande, Bolivia | (39 tuổi)
Nguyên nhân mất | Bị bắn chết bởi chính phủ Bolivia |
Nơi an nghỉ | Che Guevara Mausoleum Santa Clara, Cuba |
Trường lớp | Đại học Buenos Aires |
Nghề nghiệp | Bác sĩ, tác giả, du kích, quan chức chính phủ |
Nổi tiếng vì | Guevarism |
Đảng phái chính trị | Đảng Cộng sản Cuba |
Phối ngẫu | Hilda Gadea (1955–1959) Aleida March (1959–1967, cái chết của anh ấy) |
Con cái | Hilda (1956–1995) Aleida (sinh năm 1960) Camilo (sinh năm 1962) Celia (sinh năm 1963) Ernesto (sinh năm 1965) |
Cha mẹ | Ernesto Guevara Lynch[2] Celia de la Serna y Llosa[2] |
Chữ ký | |
![]() |
Tuổi thơ và truyền thống gia đìnhSửa đổi
Che Guevara sinh ngày 14 tháng 6 năm 1928 tại Rosario, Argentina trong một gia đình truyền thống. Cha ông là Ernesto Guevara Lynch, mẹ là Celia dela Serna - một phụ nữ cấp tiến. Ông nội ông là Roberto – người sáng lập nên Hội Nông thôn Argentina, một tổ chức quyền lực của những đại địa chủ. Còn ông ngoại ông Juan Martin là nhà hoạt động chính trị rất tích cực trong những ngày đầu thành lập Liên đoàn Công dân Cấp tiến (UCR). Đây chính là đảng phái chính trị đầu tiên ở Argentina đã giành được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng khi ra đời, trong thời điểm diễn ra cuộc Cách mạng năm 1890. Che còn có một cụ tổ là người đã từng đi tìm vàng ở California, miền tây nước Mỹ.
Gia đình ông sống tại thị trấn Caraguatay, tỉnh Misiones, vùng đông bắc Argentina, sau chuyển tới San Isidro, một quận lị ngoại ô thủ đô Buenos Aires, rồi tới ngụ cư tại một thị trấn vùng đồi là thuộc tỉnh Cordoba là Altor Gracia.
Năm 2 tuổi, Che bị viêm phổi nặng, làm khởi phát căn bệnh khác, mà như mẹ Che nói, là một yếu tố rất quan trọng cấu thành nên ý chí sắt đá của ông, là hen suyễn.
Khi còn nhỏ, Che rất thích xem phim và đọc truyện phiêu lưu của Jack London, Jules Verne.
Tuổi trẻSửa đổi
Khi học xong trung học tại trường Dean Funes, Che theo học ngành y tại Đại học Buenos Aires và chọn bệnh suyễn mà mẹ ông mắc phải làm chuyên ngành nghiên cứu.
Chuyến đi khởi đầuSửa đổi
Ngày 1 tháng 1 năm 1950, Che Guevara bắt đầu cuộc hành trình đầu tiên của mình với dự định kết hợp vui chơi và công việc, bằng chiếc xe đạp Micron có gắn động cơ. Khởi đầu chuyến đi hướng về phía tây, băng qua khu đồng bằng Pampas ở phía bắc. Cuộc hành trình có chiều dài lên tới 4.500 km. Ông đã sống và giúp việc trong khu người mắc bệnh phong Chanar một thời gian và làm việc trong đội xây dựng xa lộ quốc gia, rồi đội thuyền buôn của Argentina.
Tháng 10 năm 1951, ông hội ngộ với một người bạn thân là Alberto Granado tại Córdoba. Che đề nghị hai người cùng thực hiện chuyến đi Bắc Mỹ và Alberto đã đồng ý.
Hành trình xuyên châu Mỹ LatinhSửa đổi
Ngày 29 tháng 12 năm 1951, hai người lên đường, bắt đầu hành trình đến các nước Mỹ Latinh khác bằng chiếc xe mô-tô La Poderosa II 500 phân khối của Alberto. Họ đã qua hầu hết các nước trong vùng. Hai tháng sau ngày khởi hành, họ tới Chile, tại đây chiếc xe máy bị hỏng và họ phải bỏ lại nó giữa chừng. Bằng nhiều cách khác nhau hai người vẫn tiếp tục đi hết Chile, tới Bolivia và Peru.
Tại Peru, hai người đã tới thăm khu người mắc bệnh phong Sanpablo. Sau đó họ lại xuôi theo dòng sông Amazon đến Colombia và Venezuela trên chiếc bè có tên là Mambo Tanga. Tại Venuzuela hai người chia tay nhau, Alberto ở lại, nhận việc chăm sóc bệnh nhân phong còn Che quay trở lại Argentina để hoàn tất chương trình học đại học.
Trong Nhật ký du hành của mình, Che đã cho thấy sự thay đổi trong con người ông là rất lớn. Cuộc hành trình đã hình thành trong ông lòng thương cảm những con người nghèo khổ và tinh thần chống đế quốc mãnh liệt.
Tiếp tục lên đườngSửa đổi
Hoàn thành chương trình học không mấy khó khăn, ngày 16 tháng 6 năm 1953 tốt nghiệp bác sĩ, anh lại tiếp tục cuộc hành trình trở lại châu Mỹ Latinh cùng với Carlos Calica Ferre, một người bạn thân từ nhỏ ở Córdoba.
Chuyến đi bắt đầu ngày 7 tháng 7 năm 1953, hai người đi xe lửa tới Bolivia, họ tới thủ đô Lapaz vào ngày 24 cùng tháng. Lúc này tình hình chính trị ở quốc gia này rất căng thẳng. Vài tháng sau, hai người lại đi chu du khắp Peru, Ecuador, rồi Costa Rica, sau đó ở lại Guatemala trong khoảng 9 tháng. Tại đây, Che đã gặp Hilda Gadea, một phụ nữ Peru lưu vong, người sau này đã trở thành vợ. Cô đã giới thiệu hai người với những người Cuba trong phong trào 26 tháng 7, đang sống lưu vong tại đây, trong số đó có Nico Lopez, người mà về sau đã đặt cho anh biệt danh Che.
Sau một thời gian làm việc tại bệnh viện, anh lại lên đường đến México, tại đây, anh đã được giới thiệu với Fidel Castro Ruz (tháng 7 năm 1955) và không lâu sau lần gặp gỡ đó, anh đã tự nguyện tham gia vào nhóm viễn chinh của những người Cuba.
Chiến đấuSửa đổi
Tháng 4 năm 1956, ông bắt đầu được huấn luyện quân sự cùng với những người Cuba khác và được đánh giá là một trong những học viên xuất sắc nhất.
Hai tháng sau, ngày 24 tháng 6, Che và Fidel cùng những người Cuba lưu vong khác đã bị chính quyền Mexico bắt giữ và giam tại nhà tù Miguel Schultz. Ngày 31 tháng 7 họ ra tù và lại tiếp tục khóa huấn luyện.
Ngày 25 tháng 11 năm 1956 cùng với 82 người khác vượt biển trở về Cuba trên con tàu Granma (là từ viết tắt của Grandmother — bà) với tư cách là một thành viên trong Tổng tham mưu của quân du kích. Ngày 2 tháng 12 họ đã bí mật đổ bộ lên hòn đảo Cuba.
Chiến tranh du kíchSửa đổi
Sau khi đổ bộ vào đảo quốc Cuba, quân du kích đã sử dụng nghệ thuật chiến tranh du kích, phát động nhiều cuộc chiến như: trận Algeria del Pio (21 thành viên bị tử trận) chiếm giữ được trại La Plata, trận Arroyo del Infierno, El Uvero... Nhờ sử dụng chiến tranh du kích nên chỉ với lực lượng ít nhưng họ vẫn giành nhiều chiến thắng quan trọng như vào tháng 6 năm 1958, 320 quân cách mạng đã phải chống lại 1 vạn quân chính quy của chế độ Batista. Cuộc chiến kết thúc, chính quyền vẫn không tiêu diệt được quân cách mạng.
Ngày 21 tháng 7 năm 1957, Che được Fidel Castro thăng hàm Thiếu tá trước cả Raul Castro và Juan Almeida và giao trách nhiệm thành lập Đội quân số 4 của quân nổi dậy. Chỉ một tháng sau đó, Che đã lãnh đạo quân của mình chiến thắng tại trận El Hombrito (ngày 30 tháng 8).
Trận đánh quyết địnhSửa đổi
Tháng 8 năm 1958 Che Guevara và Camilo Cienfuesgos lãnh đạo các đội quân của mình bắt đầu phát động "cuộc xâm chiếm" từ phía tây đảo quốc. Họ đã hành quân chặng đường 554 km trong 47 ngày với quân dụng nghèo nàn, chủ yếu là đi bộ. Theo một hiệp ước sau đó, giữa các lực lượng, Che thống nhất chỉ huy các nhóm quân chống chế độ Batista. Quân nổi dậy bắt đầu tấn công vào Santa Clara, trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông quan trọng. Ngày 31 tháng 8 năm 1958 quân nổi dậy chiếm được Santa Clara làm cho chế độ Batista nhanh chóng đi vào chỗ diệt vong. Batista phải chạy trốn ra nước ngoài, bắt đầu cuộc sống lưu vong.
Ngày 4 tháng 1 năm 1959 Che cùng với những chỉ huy quân nổi dậy khác tiến vào La Habana trên vị thế của những người chiến thắng.
Tham gia chính quyềnSửa đổi
Chính quyền mới của quân cách mạng được thành lập, Che là một trong bộ ba lãnh đạo gồm (Che, Fidel Castro và Raul Castro) của đất nước này. Sau những đóng góp của mình cho đảo quốc này, Che được trao quyền công dân Cuba. Ngày 8 tháng 10 năm 1959 Che được bổ nhiệm giữ chức Trưởng ban Nông nghiệp của Viện Cải cách ruộng đất quốc gia. Với cương vị này, Che đã ra quyết định tịch thu toàn bộ ruộng đất tư hữu. Ngày 26 tháng 11 được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Ngân hàng quốc gia.
Tuy nhiên, có vẻ đây không phải là một vị trí thích hợp với ông, bởi Che rất coi thường đồng tiền, và ông thể hiện điều này bằng cách ký trên các tờ tiền mới chỉ với bí danh của mình.
Tháng 4 năm 1960 Che kiêm nhiệm thêm chức chỉ huy Ban huấn luyện lực lượng vũ trang cách mạng. Tháng 2 năm 1961 được bầu làm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Che đã ra quyết định đặt hàng trăm công ty quốc doanh dưới quyền kiểm soát của Trung ương. Với nhiệm vụ này, ông thường xuyên đi khắp thế giới trên cương vị là một đại diện của Cuba.
Thời gian này xảy ra nhiều sự kiện ảnh hưởng tới Cuba như sự kiện Vịnh Con Lợn, Hoa Kỳ cấm vận, khủng hoảng tên lửa, khủng hoảng ngoại giao... Qua Khủng hoảng tên lửa Cuba Guevara càng tin tưởng là hai siêu cường thế giới (Hoa Kỳ và Liên Xô) đã coi Cuba như là nơi mặc cả trong chiến lược toàn cầu của họ, ông tin rằng hành động xuống thang của Liên Xô cho thấy nước này không sẵn lòng mạo hiểm để trợ giúp cho cách mạng các nước Mỹ Latinh. Sau đó ông lên án Liên Xô hầu như thường trực như ông đã làm đối với Hoa Kỳ. Bài diễn văn phát biểu của ông tại Algérie ngày 25 tháng 2 năm 1965 chỉ trích Liên Xô đã không giúp đỡ đủ tích cực cho cuộc đấu tranh giải phóng nhân dân bị áp bức trên thế giới.
Tiếp tục chiến đấuSửa đổi
Đảm đương cương vị Chủ tịch Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Công nghiệp trong chính phủ cách mạng Cuba, Che luôn kêu gọi xây dựng xã hội mới, nơi con người mới biết sống vì mọi người, vì chủ nghĩa quốc tế.
Tháng 3 năm 1963, mặc dù bị bệnh hen hành hạ từ nhỏ, Che quyết định từ nhiệm mọi cương vị kể cả quyền công dân Cuba để lên đường thực hiện mong muốn tiếp tục được cống hiến cho sự nghiệp tranh đấu giành tự do của các dân tộc bị áp bức. Ông từ biệt vợ con để lên đường tiếp tục cuộc cách mạng giải phóng Mỹ Latinh, để "Tạo ra một, hai, ba và rất nhiều Việt Nam" - như lời ông nói- vào thời khắc cuộc chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam bước sang giai đoạn quyết liệt.
Quyết định ra đi được đưa ra vào đúng lúc con đường công danh đang rộng mở đối với Che khiến dư luận không khỏi hồ nghi có những khuất tất. Đã không ít ý kiến cho rằng: đằng sau sự ra đi đó có sự ép buộc khiên cưỡng của 2 anh em nhà Castro... Tuy nhiên, trong bức thư gửi Chủ tịch Fidel mà sau được chính Fidel đọc trong buổi lễ thành lập Đảng Cộng sản Cuba, Che đã nói rõ việc ông thôi giữ cương vị lãnh đạo là hoàn toàn tự nguyện, thể theo tiếng gọi của trái tim yêu tự do, khao khát hòa bình và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng loài người khỏi áp bức và bất công. Thư viết:[4]
- Tôi cảm thấy đã hoàn thành phần nghĩa vụ của mình liên quan đến cách mạng Cuba trên lãnh thổ Cuba và tôi xin từ biệt anh, từ biệt các đồng chí, từ biệt nhân dân của anh, mà cũng đã trở thành của tôi. Tôi chính thức từ bỏ mọi chức vụ trong ban lãnh đạo đảng, chức bộ trưởng, cấp bậc tư lệnh, tư cách là người Cuba...
- Những miền đất khác trên thế giới đang đòi hỏi sức lực khiêm tốn của tôi... Tôi để lại một đất nước đã chấp nhận tôi như một người con... Trên những chiến trường khác tôi sẽ mang theo niềm tin mà anh đã vun đắp cho tôi, mang theo tinh thần cách mạng của nhân dân tôi, mang theo ý chí thực hiện nghĩa vụ quan trọng nhất: chiến đấu chống lại chủ nghĩa đế quốc ở bất kỳ nơi nào...
- Dù đến bất cứ đâu, tôi cũng sẽ cảm nhận trách nhiệm của một người cách mạng Cuba và sẽ hành động như vậy...
- Hẹn đến ngày toàn thắng. Tổ quốc hay là chết!"
Đầu tháng 4 năm 1963, Che cùng một số người khác rời Cuba đi Congo. Tại đây, sau những dự định không thành, họ đã rút đi (tháng 11 năm 1965). Tháng 3 năm 1966 Che đến Praha (Tiệp Khắc), rồi bí mật trở về Cuba (tháng 7 năm 1966) lên kế hoạch cho chiến dịch Bolivia.
Đầu tháng 10 năm 1967, Che và một số chiến hữu dùng thông hành giả để đến La Paz (thủ đô của Bolivia). Từ La Paz họ bí mật vào rừng thành lập một nhóm du kích quân, với mục đích tạo nên một hạt nhân đấu tranh thí điểm nhằm giải phóng cả châu Mỹ Latinh. Sau 11 tháng hoạt động - từng chi tiết hoạt động được Che ghi lại trong nhật ký mà sau này được phổ biến rộng rãi với tên "Nhật ký của Che Guevara tại Bolivia" - dần dần tổ chức của ông bị bại lộ và cuối cùng thất bại.
Với chiến thuật phục kích, tổ chức của Che đã giành thắng lợi một số trận nhỏ. Nhưng do có phần tử nội phản, căn cứ và hoạt động của tổ chức bị phát hiện. Tránh sự truy quét của kẻ địch, tổ chức quyết định chuyển căn cứ. Tổ chức của ông bị cô lập. Mọi người bị thiếu lương thực trầm trọng và bệnh tật. Chính ông bị cơn suyển là căn bệnh cố hữu hành hạ mỗi lúc một nguy ngập vì thiếu thuốc men. Cả nhóm phải giết ngựa, lừa là phương tiện tải quân trong rừng, để ăn. Các đồng chí thân cận bên ông dần dần bị tử trận. Cuối cùng, ông bị bắt ngày 7 tháng 10 năm 1967 trong tình trạng bị thương ở chân, sau một cuộc giao tranh trong lúc ông và các chiến hữu đang tìm đường thoát ra khỏi rừng ở vùng Quebrada del Yuro. Ông thậm chí không thể tự sát: khẩu carbine của ông đã bị một loạt đạn pháo bắn nát. Ông bị giam giữ suốt đêm tại ngôi trường trong làng. Trong tình trạng tuyệt vọng, Che vẫn giữ vững niềm tin về tính đúng đắn của sự nghiệp mà ông theo đuổi.[5]
Bị tình báo Hoa Kỳ hành quyếtSửa đổi
Ông bị hành quyết ngày 8-10-1967 (giờ Tây Bán Cầu) theo chỉ thị của CIA. Theo Felix Rodriguez, một trong các điệp viên CIA ở Bolivia đã phát hiện căn cứ của quân du kích và ra mệnh lệnh tử hình các chiến sĩ cách mạng, thì Che Guevara, lúc đó đã bị thương và áo quần rách nát.[6] Lời nói cuối cùng của ông với Mario Teran, người thực hiện lệnh xử bắn là: "Cứ bắn đi, đồ hèn, cùng lắm chúng mày chỉ giết được một con người thôi."[4]
Để làm cho các vết thương do đạn có vẻ khớp với câu chuyện chính thức công bố, Felix Rodriguez đã lệnh cho người xạ thủ ngắm bắn cẩn thận để các vết thương này trông giống như thể Che đã bị giết trong một cuộc chạm súng với quân đội Bolivia, và như vậy sẽ giúp che giấu vụ ám sát bí mật. Sau đó họ còn chặt đi một bàn tay của Che.[7]
Sau vụ hành hình, hình ảnh ông nằm bất động, đôi mắt vẫn mở to - còn ám ảnh tâm trí hàng triệu người. Trong buổi lễ tưởng niệm ở Rosario, quê hương nơi ông ra đời, linh mục Hernán Benítez đã nói: "Hai phần ba nhân loại bị áp bức bị chấn động vì cái chết của Che. Một phần ba còn lại thuộc về Che hoàn toàn. Che đã đón nhận cái chết với tất cả đặc trưng của những anh hùng thần thoại, những người sống mãi trong lương tâm nhân loại..."[4] Bàn tay này sau đó được gửi cho lãnh đạo Cuba Fidel Castro nhằm uy hiếp ông. Một nhân viên CIA còn cắt một lọn tóc và lấy đi một số kỉ vật của ông (cuối năm 2007, lọn tóc được bán đấu giá hơn 100 ngàn USD, trong khi lọn tóc của cố Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln trước đây chỉ đấu giá được 25.000 USD)
Chính quyền Barrientos chôn giấu xác ông, và mãi đến ba mươi năm sau, vào ngày 17 tháng 10 năm 1997, hài cốt ông cùng bảy người khác tại một ngôi mộ tập thể không được đánh dấu mới được khai quật và tìm thấy, mang về Cuba và mai táng tại Santa Clara, nơi ông đã lập chiến công lớn ở đó, quyết định sự thành công của Cách mạng Cuba.
Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chiến dịch Bolivia chính bởi:
- Tổ chức của Che chưa được nhân dân Bolivia lúc đó tin tưởng ủng hộ; chính quyền Cuba hậu thuẫn triệt để; chưa thực sự liên kết được các cuộc đấu tranh
- Lực lượng yếu, trang bị thô sơ, chưa có chiến lược và sách lược đúng đắn phù hợp, trong khi kẻ thù mạnh - lớn
- Thời cơ chưa chín muồi để cách mạng diễn ra rộng khắp và thành công.
Mặc dù thất bại, tên tuổi và ảnh hưởng của Che mỗi ngày một lan rộng khắp châu Mỹ Latinh và cả thế giới. Ông đã trở thành một biểu tượng của sự đấu tranh, của tình nhân ái, hy sinh thân mình chống lại áp bức và nghèo đói để đem lại sự công bằng cho mọi người.[8] Có người ví ông như Don Quijote (Đông Kihôtê) chiến đấu vì người bị áp bức. Trong tài liệu được giải mật gần đây gửi Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Lyndon B. Johnson, cố vấn cao cấp Walt Rostow đã gọi quyết định giết hại Che là "ngu xuẩn". Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng thừa nhận sai lầm lớn của Mỹ là đã cho lưu hành bức hình Che Guevara sau khi ông bị giết, nó khiến cho người ta liên tưởng tới "hình ảnh Giê-su chịu nạn" vì đức tin của mình.[4]
Học giả phương Tây - Ariel Dorfman đã viết: "Đối với những con người không bao giờ theo bước Che, bị chìm đắm trong thế giới đầy hoài nghi yếm thế, sự tự tư tự lợi và nền công nghiệp tiêu thụ điên cuồng này, còn có gì hấp dẫn hơn thái độ khinh bạc của Che đối với những tiện nghi vật chất và những ham muốn tầm thường. Có thể nói rằng, đó là phẩm chất riêng biệt độc đáo của Che và không thể có bản sao thứ hai của ông trong thế giới này, đây là điều khiến ông trở nên cực kỳ quyến rũ".
Gia đìnhSửa đổi
Cuộc hôn nhân đầu tiên của Che là với Hilda Gadea. Hôn lễ được tổ chức ngày 18 tháng 8 năm 1955, lúc đó Hilda đang mang thai. Ngày 15 tháng 2 năm 1956 đứa con đầu lòng chào đời, được đặt tên là Hilda Beatriz. Cuộc hôn nhân tồn tại chưa đến 4 năm, tháng 1 năm 1959 hai người ly hôn.
Tháng 6 năm 1959, Che kết hôn cùng Aleida March, một nữ chiến sĩ cách mạng cùng hoạt động ở Cuba. Hai người có với nhau 4 người con.
Trước khi lên đường, Che đã gửi một bức thư dặn dò con mình mà sau này đã trở nên nổi tiếng. Thư viết:[4]
- "Gửi các con của ba...
- Nếu có lần nào các con phải đọc lá thư này là bởi vì ba không còn với các con nữa.
- Có thể các con sẽ không nhớ gì về ba và các con bé hơn thì chắc sẽ không nhớ gì.
- Ba của các con là một người hành động như suy nghĩ và chắc chắn đã trung thành với những niềm tin của mình. Các con hãy lớn lên như những người cách mạng chân chính. Hãy học thật nhiều... Hãy nhớ rằng cách mạng là điều quan trọng nhất và nếu mỗi người chúng ta chia rẽ thì không có nghĩa lý gì...
- Ba chào các con và vẫn mong gặp lại các con..."
Che còn có một con trai với một người tình, lúc đó còn là sinh viên, sau này là nhà báo Lilia Rosa López (1940), sinh năm 1964 ở Havanna, tên là Omar Pérez López. Omar lớn lên trở thành một nghệ sĩ và văn sĩ, và biết mình là con trai của Che vào năm 1989.[9][10][11]
Nhận định và di sảnSửa đổi
Sản phẩm của tinh thần Quốc tếSửa đổi
Chính trí thức thiên tả ở Pháp, kể cả Jean-Paul Sartre và Simone de Beauvoir, đã ngưỡng mộ Che và góp phần đưa Che thành một huyền thoại, một biểu tượng toàn cầu với phong cách lãng mạn cách mạng tuyệt vời. Che được ngợi ca như một người đã thoát ra khỏi mọi tư tưởng đố kỵ, mọi ràng buộc giai cấp, dân tộc nhỏ nhen, và là người tiên phong cho lý tưởng đấu tranh cho sự tiến bộ của toàn nhân loại.
Sau khi qua đời, Che vẫn sống trong hàng trăm khúc ca, trong những kỉ vật quen thuộc, những cuốn phim - mới đây nhất là cuốn về cuộc đời Che dài hơn 4 tiếng của đạo diễn Steven Soderbergh giành giải Cành cọ Vàng cho diễn viên xuất sắc nhất vào vai Che tại liên hoan phim Cannes. Che vẫn hiện diện trong cuộc sống. Hình ảnh Che có trên các biểu ngữ, trên những tấm áo thun. Ca sĩ nổi tiếng Santana đã mặc chiếc áo in hình Che, đội mũ beret kiểu Che Guevara tại lễ trao giải Oscar năm 2005 được phát đi rộng rãi trên truyền hình Mỹ. Người Bôlivia gọi ông là Thánh Ernest. Tại nhà thờ ở vùng La Higuera nơi Che hy sinh, các tín đồ đã đặt tượng và ảnh Che bên cạnh hình chúa Giêsu và Đức Mẹ Đồng Trinh. Người kinh doanh tranh thủ hình ảnh Che để kiếm tiền. Đã có bia Che, Che Cola, kem Che, bật lửa Zippo Che, mũ Che, áo thun Che, đồng hồ, ví tiền và cả búp bê Che. Có người đã nói đùa: "Chủ nghĩa tư bản nghiến ngấu và xơi tất, kể cả kẻ thù tồi tệ nhất của nó..."[4].
Cáo buộc về Phân biệt chủng tộcSửa đổi
Che nhiều lần chỉ trích chính phủ Mỹ về tình trạng phân biệt chủng tộc tại nước này. Tuy nhiên, có người cho rằng trong cuốn nhật ký có tên là The Motorcycle Diaries của mình, Che đã bày tỏ rõ sự kỳ thị đối với những người da đen. Ông gọi người da đen là "ví dụ tuyệt vời về chủng tộc châu Phi, những người đã duy trì sự thuần chủng chủng tộc của họ nhờ vào việc lười tắm rửa". Ông cũng viết trong cuốn nhật ký của mình như sau: "Người da đen là những kẻ dơ dáy và thích mơ mộng; chỉ thích chi tiêu những đồng lương ít ỏi của họ vào những thứ phù phiếm hoặc rượu chè"[12]. Tuy nhiên, người viết tiểu sử Jon Lee Anderson đã giải thích lý do của câu nói này. Khi đó, Che Guevara và người bạn Alberto Granado vừa mới đến thành phố Caracas, Venezuela, nơi được bao phủ bởi các "khu ổ chuột công nhân" bao gồm chủ yếu là người gốc Phi da đen và người Tây Ban Nha. Câu nói của Che cần phải được đặt trong cả đoạn văn, Che không có ý chê bai đặc điểm chủng tộc mà ông đơn thuần nói đến sự khác biệt về văn hóa, thái độ với công việc đã tác động ra sao đến đời sống của các nhóm sắc tộc sống tại đây: "Những người da đen, ví dụ tuyệt vời về chủng tộc Châu Phi, những người đã duy trì sự thuần chủng chủng tộc của họ nhờ vào việc lười tắm rửa, đã thấy nơi cư trú của họ bị xâm lấn bởi một loại nô lệ khác: Người gốc Bồ Đào Nha. Cả hai chủng tộc này bây giờ có chung một trải nghiệm: Phân biệt đối xử, và sự nghèo đói đoàn kết họ trong một trận chiến hàng ngày để sống còn, nhưng thái độ của họ với cuộc sống khác nhau hoàn toàn: Người da đen là những kẻ dơ dáy và thích mơ mộng; chỉ thích chi tiêu những đồng lương ít ỏi của họ vào những thứ phù phiếm hoặc rượu chè; còn người châu Âu có truyền thống chăm làm và tiết kiệm, đã theo anh ta đến tận góc này của nước châu Mỹ và giúp anh ta thăng tiến, thậm chí trở nên độc lập nguyện vọng cá nhân của riêng mình"[13]
Sau cuộc cách mạng Cuba năm 1959, có nguồn cho rằng ông từng nói ông không muốn giúp đỡ những người da đen: "Những gì chúng tôi làm cho người da đen sẽ tương tự với những gì mà họ đã đóng góp cho cuộc cách mạng. Ý tôi đó là: Không gì cả!" [14]. Tuy nhiên, thực tế vào năm 1959, chính phủ Cuba (mà Che là một thành viên ban lãnh đạo) đã xây dựng "Luật 270", tuyên bố tất cả các cơ sở công cộng khác phải mở cửa cho tất cả các chủng tộc, không được phân biệt giữa người da trắng và da đen[15]. Người vợ đầu tiên của Che, Hilda Gadea (ông kết hôn vào năm 1955) là một người Peru gốc da đen. Bạn của Che và cũng là vệ sĩ cá nhân (người luôn đi cùng ông vào mọi thời điểm sau năm 1959) là Harry "Pombo" Villegas cũng là một người Cuba gốc Phi (da đen). Pombo luôn ca ngợi Che và khẳng định rằng Che không hề đối xử mang tính phân biệt chủng tộc, và rằng nếu là người phân biệt chủng tộc thì Che Guevara đã không nhiều lần sang châu Phi chiến đấu cho người dân địa phương[16] Những nhận xét gần đây của người từng theo sát Che để phiên dịch tiếng Swahili khi ông chiến đấu ở Congo (bác sĩ Freddy Ilanga) cho thấy rằng Che Guevara "cư xử với các chiến hữu người da đen với sự tôn trọng tương tự như với người da trắng"[17].
Vào năm 1964, trong một bài phát biểu trước Liên hiệp quốc, Che Guevara đã tố cáo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tại Nam Phi: "Chúng tôi lên tiếng để bảo vệ thế giới chống lại những gì đang xảy ra ở Nam Phi. Chính sách tàn bạo của chế độ phân biệt chủng tộc được áp dụng ngay trước mắt của các quốc gia trên thế giới. Các dân tộc châu Phi buộc phải chịu đựng thực tế rằng trên lục địa châu Phi, sự áp bức của một chủng tộc này trên một chủng tộc khác vẫn là chính sách chính thức... Liên Hợp Quốc có thể làm gì để ngăn chặn điều này không?"[18]
Danh sách tác phẩmSửa đổi
Nguyên gốc do Ernesto "Che" Guevara viết bằng tiếng Tây Ban Nha, sau đó dịch sang tiếng Anh
- A New Society: Reflections for Today's World, Ocean Press, 1996, ISBN 1-875284-06-0
- Back on the Road: A Journey Through Latin America, Grove Press, 2002, ISBN 0-8021-3942-6
- Che Guevara, Cuba, and the Road to Socialism, Pathfinder Press, 1991, ISBN 0-87348-643-9
- Che Guevara on Global Justice, Ocean Press (AU), 2002, ISBN 1-876175-45-1
- Che Guevara: Radical Writings on Guerrilla Warfare, Politics and Revolution, Filiquarian Publishing, 2006, ISBN 1-59986-999-3
- Che Guevara Reader: Writings on Politics & Revolution, Ocean Press, 2003, ISBN 1-876175-69-9
- Che Guevara Speaks: Selected Speeches and Writings, Pathfinder Press (NY), 1980, ISBN 0-87348-602-1
- Che Guevara Talks to Young People, Pathfinder, 2000, ISBN 0-87348-911-X
- Che: The Diaries of Ernesto Che Guevara, Ocean Press (AU), 2008, ISBN 1-920888-93-4
- Colonialism is Doomed, Ministry of External Relations: Republic of Cuba, 1964, ASIN B0010AAN1K
- Critical Notes on Political Economy: A Revolutionary Humanist Approach to Marxist Economics Ocean Press, 2008, ISBN 1-876175-55-9
- Episodes of the Cuban Revolutionary War, 1956–58, Pathfinder Press (NY), 1996, ISBN 0-87348-824-5
- Guerrilla Warfare: Authorized Edition Ocean Press, 2006, ISBN 1-920888-28-4
- Latin America: Awakening of a Continent, Ocean Press, 2005, ISBN 1-876175-73-7
- Marx & Engels: An Introduction, Ocean Press, 2007, ISBN 1-920888-92-6
- Our America And Theirs: Kennedy And The Alliance For Progress, Ocean Press, 2006, ISBN 1-876175-81-8
- Reminiscences of the Cuban Revolutionary War: Authorized Edition Ocean Press, 2005, ISBN 1-920888-33-0
- Self Portrait Che Guevara, Ocean Press (AU), 2004, ISBN 1-876175-82-6
- Socialism and Man in Cuba, Pathfinder Press (NY), 1989, ISBN 0-87348-577-7
- The African Dream: The diaries of the Revolutionary War in the Congo Grove Press, 2001, ISBN 0-8021-3834-9
- The Argentine, Ocean Press (AU), 2008, ISBN 1-920888-93-4
- The Bolivian Diary of Ernesto Che Guevara Pathfinder Press, 1994, ISBN 0-87348-766-4
- The Diary of Che Guevara: The Secret Papers of a Revolutionary, Amereon Ltd, ISBN 0-89190-224-4
- The Great Debate on Political Economy, Ocean Press, 2006, ISBN 1-876175-54-0
- The Motorcycle Diaries: A Journey Around South America, London: Verso, 1996, ISBN 1-85702-399-4
- The Secret Papers of a Revolutionary: The Diary of Che Guevara, American Reprint Co, 1975, ASIN B0007GW08W
- To Speak the Truth: Why Washington's "Cold War" Against Cuba Doesn't End, Pathfinder, 1993, ISBN 0-87348-633-1
Vinh danhSửa đổi
Tại Việt Nam có một ngôi trường Trung học phổ thông mang tên Che Guevara, tọa lạc tại thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Tiền thân là trường THPT Mỏ Cày và trường chính thức được đổi tên thành trường THPT Che Guevara từ tháng 10 năm 1987. [19]
Chú thíchSửa đổi
- ^ Anderson, Jon Lee (1997). Che Guevara: A Revolutionary Life. New York: Grove Press. ISBN 0-8021-1600-0
- ^ a b Unknown, Autor. “Guevara, Che”. Encyclopædia Britannica Online. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2001.
- ^ Casey 2009, p. 128.
- ^ a b c d e f http://baotintuc.vn/tu-lieu/che-guevara-nguoi-anh-hung-huyen-thoai-ky-1-bat-tu-20130526233801243.htm
- ^ “Che Guevara: người tìm kiếm mạo hiểm và làm nên lịch sử”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2012.
- ^ Nhân viên CIA kể lại vụ giết Che Guevara
- ^ "CIA man recounts Che Guevara's death", BBC News, 8 tháng 10 năm 2007, http://news.bbc.co.uk/2/hi/americas/7027619.stm Lưu trữ 2010-01-27 tại Wayback Machine
- ^ Ariel Dorfman, Che Guevara bất tử, bài trên tạp chí Time 100, Tuổi trẻ dịch lại
- ^ Kristin Dykstra: Omar Pérez and the Name of the Father. In: Jacket Magazine Nr. 35, 2008, abgerufen am 10. Juli 2015 (englisch)
- ^ Michael J. Casey: Che's Afterlife: The Legacy of an Image. Vintage, London 2009, S. 285–297 (englisch)
- ^ Che Guevara’s son on Cuba’s coming identity crisis. In: PBS vom 7. Juli 2015 (englisch)
- ^ “Che Guevara was no hero, he was a racist”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2018.
- ^ Che Guevara: A Revolutionary Life. Jon Lee Anderson. Grove/Atlantic Inc., 20/4/2010. P. 92
- ^ El Che: The Crass Marketing of a Sadistic Racist
- ^ https://www.caribbeannewsdigital.com/en/noticia/santiago-de-cuba-and-history-its-beaches[liên kết hỏng]
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2018.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2018.
- ^ https://books.google.com.vn/books?id=TePyAAAAQBAJ&pg=PA328&lpg=PA328&dq=%22We+speak+out+to+put+the+world+on+guard+against+what+is+happening+in+South+Africa%22&source=bl&ots=D-EGxgEOTK&sig=T3UMRq0DPO0BYUxpoBy7aePqdZY&hl=vi&sa=X&ved=2ahUKEwjRnZyLnsreAhXJad4KHYrFCCYQ6AEwAnoECAgQAQ#v=onepage&q=%22We%20speak%20out%20to%20put%20the%20world%20on%20guard%20against%20what%20is%20happening%20in%20South%20Africa%22&f=false
- ^ “Cùng học trò đi xa hơn”. Tuổi Trẻ Online. 27 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2022.
VideoSửa đổi
Phim tài liệuSửa đổi
- Guevara addressing the United Nations General Assembly on ngày 11 tháng 12 năm 1964, (6:21), public domain footage uploaded by the UN, video clip
- Guevara interviewed by Face the Nation on ngày 13 tháng 12 năm 1964, (29:11), from CBS, video clip
- Guevara interviewed in 1964 on a visit to Dublin, Ireland, (2:53), English translation, from RTÉ Libraries and Archives, video clip
- Guevara reciting a poem, (0:58), English subtitles, from El Che: Investigating a Legend – Kultur Video 2001, video clip
- Guevara showing support for Fidel Castro, (0:22), English subtitles, from El Che: Investigating a Legend – Kultur Video 2001, video clip
- Guevara speaking about labor, (0:28), English subtitles, from El Che: Investigating a Legend – Kultur Video 2001, video clip
- Guevara speaking about the Bay of Pigs, (0:17), English subtitles, from El Che: Investigating a Legend – Kultur Video 2001, video clip
- Guevara speaking against imperialism, (1:20), English subtitles, from El Che: Investigating a Legend – Kultur Video 2001, video clip
- Guevara interviewed in Paris and speaking French in 1964, (4:47), English subtitles, interviewed by Jean Dumur, video clip
Bản ghi âm thanhSửa đổi
- Guevara interviewed on ABC's Issues and Answers, (22:27), English translation, narrated by Lisa Howard, ngày 24 tháng 3 năm 1964, audio clip
Công trình nghiên cứuSửa đổi
- A New Society: Reflections for Today's World, Ocean Press, 1996, ISBN 1-875284-06-0
- Back on the Road: A Journey Through Latin America, Grove Press, 2002, ISBN 0-8021-3942-6
- Che Guevara, Cuba, and the Road to Socialism, Pathfinder Press, 1991, ISBN 0-87348-643-9
- Che Guevara on Global Justice, Ocean Press (AU), 2002, ISBN 1-876175-45-1
- Che Guevara: Radical Writings on Guerrilla Warfare, Politics and Revolution, Filiquarian Publishing, 2006, ISBN 1-59986-999-3
- Che Guevara Reader: Writings on Politics & Revolution, Ocean Press, 2003, ISBN 1-876175-69-9
- Che Guevara Speaks: Selected Speeches and Writings, Pathfinder Press (NY), 1980, ISBN 0-87348-602-1
- Che Guevara Talks to Young People, Pathfinder, 2000, ISBN 0-87348-911-X
- Che: The Diaries of Ernesto Che Guevara, Ocean Press (AU), 2008, ISBN 1-920888-93-4
- Colonialism is Doomed, Ministry of External Relations: Republic of Cuba, 1964, ASIN B0010AAN1K
- Congo Diary: The Story of Che Guevara's "Lost" Year in Africa Ocean Press, 2011, ISBN 978-0-9804292-9-9
- Critical Notes on Political Economy: A Revolutionary Humanist Approach to Marxist Economics, Ocean Press, 2008, ISBN 1-876175-55-9
- Diary of a Combatant: The Diary of the Revolution that Made Che Guevara a Legend, Ocean Press, 2013, ISBN 978-0-9870779-4-3
- Episodes of the Cuban Revolutionary War, 1956–58, Pathfinder Press (NY), 1996, ISBN 0-87348-824-5
- Guerrilla Warfare: Authorized Edition, Ocean Press, 2006, ISBN 1-920888-28-4
- Latin America: Awakening of a Continent, Ocean Press, 2005, ISBN 1-876175-73-7
- Latin America Diaries: The Sequel to The Motorcycle Diaries, Ocean Press, 2011, ISBN 978-0-9804292-7-5
- Marx & Engels: An Introduction, Ocean Press, 2007, ISBN 1-920888-92-6
- Our America And Theirs: Kennedy And The Alliance For Progress, Ocean Press, 2006, ISBN 1-876175-81-8
- Reminiscences of the Cuban Revolutionary War: Authorized Edition, Ocean Press, 2005, ISBN 1-920888-33-0
- Self Portrait Che Guevara, Ocean Press (AU), 2004, ISBN 1-876175-82-6
- Socialism and Man in Cuba, Pathfinder Press (NY), 1989, ISBN 0-87348-577-7
- The African Dream: The Diaries of the Revolutionary War in the Congo, Grove Press, 2001, ISBN 0-8021-3834-9
- The Argentine, Ocean Press (AU), 2008, ISBN 1-920888-93-4
- The Awakening of Latin America: Writings, Letters and Speeches on Latin America, 1950–67, Ocean Press, 2012, ISBN 978-0-9804292-8-2
- The Bolivian Diary of Ernesto Che Guevara, Pathfinder Press, 1994, ISBN 0-87348-766-4
- The Great Debate on Political Economy, Ocean Press, 2006, ISBN 1-876175-54-0
- The Motorcycle Diaries: A Journey Around South America, London: Verso, 1996, ISBN 1-85702-399-4
- The Secret Papers of a Revolutionary: The Diary of Che Guevara, American Reprint Co, 1975, ASIN B0007GW08W
- To Speak the Truth: Why Washington's "Cold War" Against Cuba Doesn't End, Pathfinder, 1993, ISBN 0-87348-633-1
Tham khảoSửa đổi
- Alekseev, Aleksandr (tháng 10 năm 1984). "Cuba después del triunfo de la revolución" ("Cuba after the triumph of the revolution"). Moscow: America Latina.
- Almudevar, Lola (9 tháng 10 năm 2007). "Bolivia marks capture, execution of 'Che' Guevara 40 years ago Lưu trữ 2012-03-06 tại Wayback Machine". San Francisco Chronicle.
- Anderson, Jon Lee (1997). Che Guevara: A Revolutionary Life. New York: Grove Press. ISBN 0-8021-1600-0.
- Bamford, James (2002). Body of Secrets: Anatomy of the Ultra-Secret National Security Agency (Reprint edition). New York: Anchor Books. ISBN 0-385-49908-6.
- BBC News (17 tháng 1 năm 2001). "Profile: Laurent Kabila Lưu trữ 2011-04-15 tại Wayback Machine". Truy cập 10 tháng 4 năm 2008.
- BBC News (26 tháng 5 năm 2001). Che Guevara photographer dies Lưu trữ 2009-02-16 tại Wayback Machine. Truy cập 4 tháng 1 năm 2006.
- BBC News (9 tháng 10 năm 2007). "Cuba pays tribute to Che Guevara Lưu trữ 2020-11-22 tại Wayback Machine". BBC News, International version.
- Beaubien, Jason (2009). Cuba Marks 50 Years Since 'Triumphant Revolution'. NPR: All Things Considered, Audio Report. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2010.
- Ben Bella, Ahmed (tháng 10 năm 1997). "Che as I knew him Lưu trữ 2010-12-17 tại Wayback Machine". Le Monde diplomatique. mondediplo.com. Truy cập 28 tháng 2 năm 2008.
- Bockman, USMC Major Larry James (1 tháng 4 năm 1984). The Spirit of Moncada: Fidel Castro's Rise to Power 1953-1959 Lưu trữ 2006-06-10 tại Wayback Machine. United States: Marine Corps Command and Staff College.
- Casey, Michael (2009). Che's Afterlife: The Legacy of an Image. Vintage. ISBN 0307279308.
- Castañeda, Jorge G (1998). Che Guevara: Compañero. New York: Random House. ISBN 0-679-75940-9.
- Castro, Fidel (editors Bonachea, Rolando E. and Nelson P. Valdés; 1972). Revolutionary Struggle 1947–1958. Cambridge, Massachusetts and London: MIT Press. ISBN 0-262-02065-3.
- Crompton, Samuel (2009). Che Guevara: The Making of a Revolutionary. Gareth Stevens. ISBN 143390053X.
- Cuban Information Archives. "La Coubre explodes in Havana 1960 Lưu trữ 2010-12-14 tại Wayback Machine". Truy cập 26 tháng 2 năm 2006; pictures can be seen at Cuban site fotospl.com Lưu trữ 2007-10-11 tại Wayback Machine.
- DePalma, Anthony (2006). The Man Who Invented Fidel: Castro, Cuba, and Herbert L. Matthews of the New York Times. New York: Public Affairs. ISBN 1-58648-332-3.
- Dorfman, Ariel (14 tháng 6 năm 1999). Time 100: Che Guevara Lưu trữ 2000-04-09 tại Wayback Machine. Time Inc.
- Dorschner, John and Roberto Fabricio (1980). The Winds of December: The Cuban Revolution of 1958. New York: Coward, McCann & Geoghegen. ISBN 0-698-10993-7.
- Dumur, Jean (interviewer) (1964). L'interview de Che Guevara Lưu trữ 2020-08-13 tại Wayback Machine (Video clip; 9:43).
- Gálvez, William (1999). Che in Africa: Che Guevara's Congo Diary. Melbourne: Ocean Press, 1999. ISBN 1-876175-08-7.
- Gómez Treto, Raúl (Spring 1991). "Thirty Years of Cuban Revolutionary Penal Law Lưu trữ 2020-07-28 tại Wayback Machine". Latin American Perspectives 18(2), Cuban Views on the Revolution. 114-125.
- Gott, Richard (2004). Cuba: A New History. Yale University Press. ISBN 0300104111.
- Gott, Richard (11 tháng 8 năm 2005). "Bolivia on the Day of the Death of Che Guevara Lưu trữ 2005-11-26 tại Wayback Machine". Le Monde diplomatique. Truy cập 26 tháng 2 năm 2006.
- Grant, Will (8 tháng 10 năm 2007). "CIA man recounts Che Guevara's death Lưu trữ 2010-01-27 tại Wayback Machine". BBC News. Truy cập 29 tháng 2 năm 2008.
- Guevara, Ernesto "Che" (1995). Motorcycle Diaries. London: Verso Books.
- Guevara, Ernesto "Che" (editor Waters, Mary Alice) (1996). Episodes of the Cuban Revolutionary War 1956–1958. New York: Pathfinder. ISBN 0-87348-824-5.
- Guevara, Ernesto "Che" (1965). "Che Guevara's Farewell Letter".
- Guevara, Ernesto "Che" (1967a). "English Translation of Complete Text of his Message to the Tricontinental"
- Guevara, Ernesto "Che" (1967b). "Diario (Bolivia)". Written 1966–1967.
- Guevara, Ernesto "Che" (editors Bonachea, Rolando E. and Nelson P. Valdés; 1969). Che: Selected Works of Ernesto Guevara, Cambridge, Massachusetts: MIT Press. ISBN 0-262-52016-8
- Guevara, Ernesto (2009). Che: The Diaries of Ernesto Che Guevara. Ocean Press. ISBN 1920888934.
- Guevara, Ernesto "Che" (1972). Pasajes de la guerra revolucionaria.
- Guevara, Ernesto "Che" (translated from the Spanish by Patrick Camiller; 2000). The African Dream. New York: Grove Publishers. ISBN 0-8021-3834-9.
- Guevara, Ernesto "Che" (2005). "Socialism and man in Cuba Lưu trữ 2021-02-13 tại Wayback Machine" (First published 12 tháng 3 năm 1965 as "From Algiers, for Marcha. The Cuban Revolution Today"). Che Guevara Reader. (1997). Ocean Press. ISBN 1-875284-93-1
- Guevara Lynch, Ernesto (2000). Aquí va un soldado de América. Barcelona: Plaza y Janés Editores, S.A. ISBN 84-01-01327-5.
- Hall, Kevin (2004). "In Bolivia, Push for Che Tourism Follows Locals' Reverence Lưu trữ 2007-11-21 tại Wayback Machine". Common Dreams. commondreams.org. Truy cập 15 tháng 11 năm 2008.
- Haney, Rich (2005). Celia Sánchez: The Legend of Cuba's Revolutionary Heart. New York: Algora Pub. ISBN 0-87586-395-7.
- Hari, Johann (6 tháng 10 năm 2007). "Johann Hari: Should Che be an icon? No Lưu trữ 2012-05-23 tại Wayback Machine". The Independent.
- Hart, Joseph (2004). Che: The Life, Death, and Afterlife of a Revolutionary. New York: Thunder's Mouth Press. ISBN 1-56025-519-6.
- Ramonez, Ignacio (2007). Translated by Andrew Hurley. Fidel Castro: My Life London: Penguin Books. ISBN 978-0-14-102626-8
- Ireland's Own (12 tháng 8 năm 2000). From Cuba to Congo, Dream to Disaster for Che Guevara Lưu trữ 2011-01-11 tại Wayback Machine. Truy cập 11 tháng 1 năm 2006.
- Kellner, Douglas (1989). Ernesto "Che" Guevara (World Leaders Past & Present). Chelsea House Publishers (Library Binding edition). tr. 112. ISBN 1555468357.
- Kornbluh, Peter (1997). Electronic Briefing Book No. 5 Lưu trữ 2000-08-16 tại Wayback Machine. National Security Archive. Truy cập 25 tháng 3 năm 2007.
- Lacey, Mark (26 tháng 10 năm 2007). "Lone Bidder Buys Strands of Che's Hair at U.S. Auction Lưu trữ 2020-10-09 tại Wayback Machine". New York Times.
- Lacey, Mark (9 tháng 10 năm 2007). "A Revolutionary Icon, and Now, a Bikini Lưu trữ 2020-10-09 tại Wayback Machine". The New York Times.
- Lago, Armando M (tháng 9 năm 2005). "216 Documented Victims of Che Guevara in Cuba: 1957 to 1959PDF (24.8 KB)". Cuba: the Human Cost of Social Revolution. (Manuscript pending publication.) Summit, New Jersey: Free Society Project.
- Lavretsky, Iosif (1976). Ernesto Che Guevara. translated by A. B. Eklof. Moscow: Progress. tr. 5. OCLC 22746662. ASIN B000B9V7AW.
- Luther, Eric (2001). Che Guevara (Critical Lives). Penguin Group (USA). tr. 276. ISBN 002864199X.
- McLaren, Peter (2000). Che Guevara, Paulo Freire, and the Pedagogy of Revolution. Rowman & Littlefield. ISBN 0847695336.
- Mittleman, James H (1981). Underdevelopment and the Transition to Socialism – Mozambique and Tanzania. New York: Academic Press. ISBN 0-12-500660-8
- Moynihan, Michael. "Neutering Sartre at Dagens Nyheter". Stockholm Spectator. Truy cập 26 tháng 2 năm 2006.
- Murray, Edmundo (November-tháng 12 năm 2005). "[https://web.archive.org/web/20090801145606/http://www.irlandeses.org/dilab_guevarae.htm Lưu trữ 2009-08-01 tại Wayback Machine Guevara, Ernesto [Che] (1928–1967)]". Irish Migration Studies in Latin America (www.irlandeses.org).
- Che Guevara, by Frank Niess, Haus Publishers Ltd, 2007, ISBN 1-904341-99-3.
- Niwata, Manabu, Mainichi correspondent (14 tháng 10 năm 2007). [https://web.archive.org/web/20090215141505/http://www.hdrjapan.com/japan/japan-news/aide-reveals-che-guevara%27s-secret-trip-to-hiroshima/ Lưu trữ 2009-02-15 tại Wayback Machine Aide reveals Che Guevara's secret trip to Hiroshima]. HDR Japan.
- O'Hagan, Sean (11 tháng 7 năm 2004). "[https://web.archive.org/web/20080113190746/http://observer.guardian.co.uk/review/story/0,6903,1258340,00.html Lưu trữ 2008-01-13 tại Wayback Machine Just a pretty face?]". The Guardian. Truy cập 25 tháng 10 năm 2006.
- Radio Cadena Agramonte, "[https://web.archive.org/web/20090418032227/http://www.cadenagramonte.cubaweb.cu/historia/cuartel_bayamo.asp Lưu trữ 2009-04-18 tại Wayback Machine Ataque al cuartel del Bayamo]". Truy cập 25 tháng 2 năm 2006.
- Ramírez, Dariel Alarcón (1997). Le Che en Bolivie. Paris: Éditions du Rocher. ISBN 2-268-02437-7.
- Ramonez, Ignacio (2007). Translated by Andrew Hurley. Fidel Castro: My Life London: Penguin Books. ISBN 978-0-14-102626-8
- Ratner, Michael (1997). Che Guevara and the FBI: The U.S. Political Police Dossier on the Latin American Revolutionary. Ocean Press. ISBN 1875284761.
- Rodriguez, Félix I. and John Weisman (1989). Shadow Warrior/the CIA Hero of a Hundred Unknown Battles. New York: Simon & Schuster. ISBN 0-671-66721-1.
- Ryan, Henry Butterfield (1998). The Fall of Che Guevara: A Story of Soldiers, Spies, and Diplomats. New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-511879-0.
- Sandison, David (1996). The Life & Times of Che Guevara. Paragon. ISBN 0752517767.
- Schipani, Andres (23 tháng 9 năm 2007). "The Final Triumph of Saint Che". The Observer. (Reporting from La Higuera.)
- Selvage, Major Donald R. – USMC (1 tháng 4 năm 1985). [https://web.archive.org/web/20110524235928/http://www.globalsecurity.org/military/library/report/1985/SDR.htm Lưu trữ 2011-05-24 tại Wayback Machine Che Guevara in Bolivia]. Globalsecurity.org. Truy cập 5 tháng 1 năm 2006.
- Sinclair, Andrew (1968 / re-released in 2006). Viva Che!: The Strange Death and Life of Che Guevara. Sutton publishing. ISBN 0750943106. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|year=
(trợ giúp) - Snow, Anita (8 tháng 10 năm 2007). "Castro Pays Homage to Che Guevara". ABC News.
- Taibo II, Paco Ignacio (1999). Guevara, Also Known as Che. St Martin's Griffin. 2nd edition. tr. 691. ISBN 312206526 Kiểm tra giá trị
|isbn=
: số con số (trợ giúp). - Time Magazine (12 tháng 10 năm 1970). "[https://web.archive.org/web/20130826060200/http://www.time.com/time/printout/0,8816,942333,00.html Lưu trữ 2013-08-26 tại Wayback Machine Che: A Myth Embalmed in a Matrix of Ignorance]".
- Time Magazine cover story (8 tháng 8 năm 1960). "[https://web.archive.org/web/20070217195935/http://www.time.com/time/printout/0,8816,869742,00.html Lưu trữ 2007-02-17 tại Wayback Machine Castro's Brain]".
- U.S. Army (28 tháng 4 năm 1967). [https://web.archive.org/web/20110310152143/http://www.gwu.edu/~nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB5/che14_1.htm Lưu trữ 2011-03-10 tại Wayback Machine Memorandum of Understanding Concerning the Activation, Organization and Training of the 2d Ranger Battalion – Bolivian Army]. Truy cập 19 tháng 6 năm 2006.
- U.S. Department of State. Foreign Relations, Guatemala, 1952–1954. Office of Electronic Information, Bureau of Public Affairs. Truy cập 29 tháng 2 năm 2008.
- Vargas Llosa, Alvaro (11 tháng 7 năm 2005). "[https://web.archive.org/web/20110428222029/http://www.independent.org/newsroom/article.asp?id=1535 Lưu trữ 2011-04-28 tại Wayback Machine The Killing Machine: Che Guevara, from Communist Firebrand to Capitalist Brand]". The Independent Institute. Truy cập 10 tháng 11 năm 2006.
- "World Combined Sources" (2 tháng 10 năm 2004). "[https://web.archive.org/web/20090527011514/http://www.pww.org/article/view/5880/1/234 Lưu trữ 2009-05-27 tại Wayback Machine Che Guevara remains a hero to Cubans]". People's Weekly World.
- Wright, Thomas C. (2000 Revised edition). Latin America in the Era of the Cuban Revolution. Praeger. ISBN 0275967069. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|year=
(trợ giúp)
Liên kết ngoàiSửa đổi
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Che Guevara. |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Che Guevara. |
- Che, Guía y Ejemplo: Lưu trữ 2011-09-10 tại Wayback Machine Photos Lưu trữ 2006-05-20 tại Wayback Machine, Songs(mp3) Lưu trữ 2006-04-27 tại Wayback Machine và Videos Lưu trữ 2006-04-26 tại Wayback Machine
- www.CheGuevara.org