Chiến dịch Onymous
Chiến dịch Onymous là một hoạt động thực thi pháp luật quốc tế nhắm vào các chợ darknet và các dịch vụ ẩn khác hoạt động trên mạng lưới Tor.
Bối cảnh
sửaChiến dịch Onymous được thành lập như một hoạt động thực thi pháp luật chung giữa Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cơ quan Tình báo Liên minh Châu Âu Europol,[1] cùng với nỗ lực quốc tế giữa Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ,[2] Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) và Eurojust.[3] Đây là một phần của chiến lược quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề về phần mềm độc hại, chương trình botnet, thị trường bất hợp pháp, darknet.[2] Chiến dịch liên quan đến cuộc chiến chống ma túy với sự tham gia của Cơ quan Quản lý Thực thi Ma túy Hoa Kỳ (DEA).[4]
Đột kích
sửaNgày 5 và 6 tháng 11 năm 2014, hơn 400 trang web ngừng hoạt động, đó là các thị trường ma túy như Silk Road 2.0, Cloud 9 và Hydra.[5][6] Các trang web là mục tiêu của chiến dịch bao gồm web rửa tiền và trang web lậu. Hoạt động có sự tham gia của lực lượng cảnh sát của 17 quốc gia.[7] Tổng cộng có 17 vụ bắt giữ.[5] Một nhà phát triển phần mềm 26 tuổi với biệt danh 'Defcon' đã bị bắt ở San Francisco và bị buộc tội do chạy trang web Silk Road 2.0.[8] Defcon là "một trong những mục tiêu chính".[5] Vài giờ sau khi bắt giữ, Silk Road 3.0 xuất hiện; Silk Road phiên bản trước đó đã bị điều tra tháng 10 năm 2013, và vài tuần sau đó đã có phiên bản 'Silk Road 2.0'.[9]
1 triệu đô la tiền Bitcoin cùng với 180 000 euro tiền mặt, vàng, bạc và ma túy bị tịch thu,.[10] Trong số các "dịch vụ bất hợp pháp" ban đầu được cho là đã ngừng hoạt động,[7] một số ít là các chợ trực tuyến như Silk Road.
Các cơ quan thuộc Hoa Kỳ và Châu Âu đã công khai những thành tích trong các hoạt động kéo dài sáu tháng của họ, theo chiều hướng khá "hoàn hảo".[11] Cơ quan tội phạm quốc gia Anh gửi một tweet chế giễu người dùng Tor.[12] Thông cáo báo chí chính thức của Europol dẫn lời một quan chức điều tra an ninh nội địa Hoa Kỳ: "Những nỗ lực của chúng tôi đã phá vỡ một trang web cho phép các hoạt động bất hợp pháp trên thị trường chợ đen phát triển và mở rộng. Trang web này là nơi trú ẩn an toàn cho các tệ nạn như trao đổi vũ khí, buôn bán ma túy và thuê giết người." [10][11]
Các thị trường ma túy hàng đầu khác trong Dark Web không bị ảnh hưởng, như Agora, Evolution và Andromeda. Trong khi Silk Road không buôn bán vũ khí, hoặc gia hợp đồng giết người, Evolution lại cho phép trao đổi vũ khí, ma túy.[13] Trước khi đóng cửa Silk Road 2.0, Agora đã là nơi buôn bán nhọn nhịp hơn Silk Road và Evolution cũng vậy.[5][14] Agora và Evolution hoạt động chuyên nghiệp hơn Silk Road, với bảo mật tiên tiến hơn; và cho rằng việc bắt giữ người quản lý Silk Road được xem phần lớn là do các sai lầm bất cẩn.[12][13][15]
414 trang darkweb là con số xuất hiện trong nhiều tiêu đề tin tức, trên các trang báo toàn cầu,[12][16][17][18][19][20] Nhà báo người Úc Nik Cubrilovic tuyên bố đã phát hiện ra 276 trang bị đóng cửa, dựa trên việc thu thập dữ liệu của tất cả các trang web .onion, trong đó 153 trang web có nội dung lừa đảo, sao chép.[21]
Tham khảo
sửa- ^ Blowers, Misty (2015). Evolution of Cyber Technologies and Operations to 2035. Dordrecht: Springer. tr. 133. ISBN 9783319235844.
- ^ a b Chaudhry, Peggy E. (2017). Handbook of Research on Counterfeiting and Illicit Trade. Cheltenham: Edward Elgar Publishing. tr. 182, 375. ISBN 9781785366444.
- ^ Kremling, Janine; Parker, Amanda M. Sharp (ngày 5 tháng 9 năm 2017). Cyberspace, Cybersecurity, and Cybercrime (bằng tiếng Anh). SAGE Publications. ISBN 9781506392288.
- ^ Adorjan, Michael; Ricciardelli, Rose (ngày 10 tháng 6 năm 2016). Engaging with Ethics in International Criminological Research (bằng tiếng Anh). Routledge. ISBN 9781317382874.
- ^ a b c d Andy Greenberg. "'Operation Onymous' Arrests 17, Seizes Hundreds Of Dark Web Domains". Wired.
- ^ Andy Greenberg. "Not Just Silk Road 2: Feds Seize Two Other Drug Markets and Counting". Wired.
- ^ a b Tom Fox-Brewster (ngày 7 tháng 11 năm 2014). “Silk Road 2.0 targeted in 'Operation Onymous' dark-web takedown”. The Guardian. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2014.
- ^ Robert McMillan (ngày 10 tháng 11 năm 2014). “Alleged Silk Road 2 Mastermind Worked for Ex-Googler's Secret Startup”. Wired. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2014.
- ^ James Cook (ngày 7 tháng 11 năm 2014). “There's Already A Silk Road 3.0”. UK Business Insider. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2014.
- ^ a b “Global Action Against Dark Markets On Tor Network”. Europol. ngày 7 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2014.
- ^ a b James Cook (ngày 7 tháng 11 năm 2014). “More Details Emerge Of How Police Shut Down Over 400 Deep Web Marketplaces As Part Of 'Operation Onymous'”. UK Business Insider. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2014.
- ^ a b c Patrick Howell O'Neill (ngày 7 tháng 11 năm 2014). “The truth behind Tor's confidence crisis”. The Daily Dot. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2014.
- ^ a b Andy Greenberg (ngày 18 tháng 9 năm 2014). “The Dark Web Gets Darker With Rise of the 'Evolution' Drug Market”. Wired. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2014.
- ^ Christopher Ingraham (ngày 6 tháng 11 năm 2014). “The FBI promises a perpetual, futile drug war as it shuts down Silk Road 2.0”. Washington Post. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2014.
- ^ Alex Hern (ngày 11 tháng 11 năm 2014). “Operation Onymous may have exposed flaws in Tor, developers reveal”. The Guardian. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2014.
- ^ Jane Wakefield (ngày 7 tháng 11 năm 2014). “Huge raid to shut down 400-plus dark net sites”. BBC. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2014.
- ^ Alistair Charlton (ngày 7 tháng 11 năm 2014). “Operation Onymous: Six Britons Arrested as Police Bust 400 Drug Dealing Dark Websites”. International Business Times. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2014.
- ^ Martyn Williams (ngày 7 tháng 11 năm 2014). “Biggest ever Tor raid hits 410 underground sites; 17 arrested”. PC World. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2014.
- ^ Patrick Howell O'Neill (ngày 7 tháng 11 năm 2014). “Just how many Dark Net sites did cops really shut down?”. The Daily Dot. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2014.
- ^ Benjamin Weiser and Doreen Carvajal (ngày 7 tháng 11 năm 2014). “International Raids Target Sites Selling Contraband on the 'Dark Web'”. New York Times. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2014.
- ^ Nik Cubrilovic (ngày 17 tháng 11 năm 2014). “Large Number of Tor Hidden Sites Seized by the FBI in Operation Onymous were Clone or Scam Sites”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2015.