Chiến tranh Liên minh thứ nhất

Cuộc chiến xảy ra vào những năm 1790 nhằm kiềm chế nước Pháp Cách mạng

Liên minh thứ nhất là một liên minh quân sự từ năm 1793 tới năm 1797, gồm có các vương quốc Anh, Phổ, Áo, Napoli, Sardinia, Bồ Đào NhaHà Lan thuộc Áo, Đế quốc La Mã Thần thánh và vương quốc Tây Ban Nha (tới tháng 8 năm 1796 thì Tây Ban Nha quay sang liên minh với Pháp). Các nước trong Liên minh thứ nhất đã tiến hành nhiều cuộc xâm lấn Cộng hòa Pháp bằng đường bộ và đường biển. Liên quân Áo - Phổ tiến hành tấn công từ vùng Hà Lan thuộc Áo và từ sông Rhine. Vương quốc Anh cũng hỗ trợ các cuộc nổi dậy ở Pháp.

Chiến tranh Liên minh thứ nhất
Một phần của Chiến tranh Cách mạng Pháp
War of the first coalitionTrận ValmyCuộc vây hãm Toulon (1793)Trận Fleurus (1794)Invasion of France (1795)Trận ArcoleCuộc vây hãm Mantua (1796–1797)
War of the first coalition

Bấm vào hình để tải bài viết thích hợp.
Trái sang phải, từ trên xuống dưới:
Trận đánh Valmy, Toulon, Fleurus, Quiberon, ArcoleMantua
Thời gian20 tháng 4 năm 1792 – 18 tháng 10 năm 1797
(Bản mẫu:Tuổi in years, months, weeks and days)
Địa điểm
Kết quả Pháp chiến thắng, Hòa ước Campo Formio
Tham chiến
Quân chủ Habsburg Quân chủ Habsburg
Đế quốc La Mã Thần thánh Đế quốc La Mã Thần thánh[a]
Vương quốc PhổVương quốc Phổ[b]
Vương quốc Anh (1707–1800) Vương quốc Anh
Vương quốc Pháp Pháp Bảo hoàng
Tây Ban Nha Tây Ban Nha[c]
Bồ Đào Nha Bồ Đào Nha
Vương quốc Sardegna Vương quốc Sardegna
Vương quốc Hai Sicilie Napoli và Sicilia
Các quốc gia Ý khác[d]
Đế quốc Ottoman Đế quốc Ottoman
Cộng hòa Hà Lan Cộng hòa Hà Lan[e]
Cộng hòa Pháp
Các quốc gia vệ tinh của Pháp
Lê dương Ba Lan[f]
Chỉ huy và lãnh đạo
Lực lượng

Đệ Nhất Cộng hòa Pháp 1794:

Thương vong và tổn thất
Quân chủ Habsburg 94.000 binh sĩ thiệt mạng trong chiến đấu[3]
~282.000 người chết vì bệnh tật
220.000 người bị bắt
100.000 người bị thương[4]
Đệ Nhất Cộng hòa Pháp 100.000 binh sĩ thiệt mạng
~300.000 chết vì bệnh tật
150.000 bị bắt[5][3]
  1. Trên danh nghĩa là Đế quốc La Mã thần thánh, trong đó Hà Lan thuộc ÁoVùng đất công tước của Milano nằm dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của Áo. Nó cũng bao gồm nhiều nước ở Ý, cũng như các nước Habsburg như Vùng đất đại công tước của Toscana.
  2. Trung lập sau Hòa ước Basel năm 1795.
  3. Liên minh với Pháp vào năm 1796 sau Hòa ước San Ildefonso thứ hai.
  4. Gần như toàn bộ các quốc gia Ý, bao gồm cả Lãnh địa Giáo hoàngCộng hòa Venezia trung lập, bị chinh phục sau chiến dịch Ý của Napoléon năm 1796 và trở thành các nước vệ tinh của Pháp.
  5. Phần lớn lực lượng đều bỏ chạy chứ không giao chiến với quân Pháp xâm lược. Liên minh với Pháp năm 1795 với cái tên Cộng hòa Batavia sau Hòa ước Basel.
  6. Đến Pháp sau khi Liên bang Ba Lan-Litva bị thủ tiêu sau lần chia cắt thứ ba năm 1795.

Quân Pháp thua trận Neerwinder (nay thuộc Bỉ) ngày 18.3.1793 và phải đối phó với các cuộc nổi dậy trong nước (VendéeChouan). Ủy ban cứu quốc Pháp (Commité de salut public) thành lập vào ngày 6.4 1793, ra lệnh tổng động viên mọi thanh niên từ 18 tới 25 tuổi vào tháng 8 năm 1793. Quân đội Pháp phản công và đuổi các quân nổi dậy ra khỏi biên giới, đồng thời lập nước Cộng hòa Batavia (gồm phần lớn Hà Lan ngày nay) vào tháng 5 năm 1795, một nước "Cộng hòa anh em" của Pháp.

Hòa ước Basel lần thứ nhất giữa Pháp và Phổ ngày 5.4.1795 trao cho Pháp vùng Rheinland (Đức), đổi lại nước Phổ được vùng đất phía đông sông Rhine. Phổ rút khỏi Liên minh. Vương quốc Tây Ban Nha cũng ký với Pháp Hòa ước Basel lần thứ hai ngày 22.7.1795, theo đó Tây Ban Nha được các lãnh thổ vùng Pyrénées, đổi lại phải trao phần phía đông đảo Saint Domingue (nay là Cộng hòa Dominica) cho Pháp.

Quân của tướng Napoléon Bonaparte thắng các trận Lodi (10.5.1796), trận Arcole (15 -17.11.1796) và trận Rivoli (14 - 15.1.1797). Pháp và Áo ký hiệp định sơ bộ Leoben ngày 17.4.1797, rồi tiếp theo là Hiệp ước Campo Formio ngày 17.10.1797.

Liên minh thứ nhất tan rã, chỉ còn Vương quốc Anh vẫn tiếp tục chống Pháp.

Các sự kiện chính

sửa
  • 20.4.1792: Nước Pháp tuyên chiến với Đế quốc Áo, và Vương quốc Phổ tuyên chiến với Pháp
  • 01.2.1793: Cộng hòa Pháp tuyên chiến với Vương quốc Anh và Cộng hòa Hà Lan (Dutch Republic)
  • tháng 3.1793: bắt đầu cuộc nổi dậy ở Vendée (1793-1796)
  • 7.3.1793: CH Pháp tuyên chiến với Vương quốc Tây Ban Nha
  • 2.6.1793: bắt đầu cuộc khởi nghĩa của Phong trào Liên bang Pháp
  • tháng 12.1793: Phong trào Liên bang Pháp bị tiêu diệt
  • năm 1794: cuộc nổi dậy của quân Chouan
  • 19.1.1795: CH Hà Lan trở thành Cộng hòa Batavia và liên minh với Pháp
  • 5.4.1795: Hòa ước Basel lần thứ nhất giữa Vương quốc Phổ và CH Pháp
  • 22.7.1795: Hòa ước Basel lần thứ hai giữa Vương quốc Tây Ban Nha và CH Pháp
  • 15.5.1796: Hòa ước Paris giữa Vương quốc Sardinia và CH Pháp
  • tháng 7.1796: quân nổi dậy Vendée và Chouan đầu hàng
  • 18.8.1796: Tây Ban Nha liên minh với CH Pháp
  • 17.4.1797: Hiệp định sơ bộ Leoben giữa Áo và Pháp
  • 17.10.1797: Hòa ước Campo-Formio giữa Bồ Đào Nha, Áo và CH Pháp. Pháp sáp nhập vùng Hà Lan thuộc Áo vào nước Pháp

Các trận đánh giữa Pháp và Liên minh thứ nhất

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  • Lucien BÉLY, Les relations internationales en Europe, XVIIe-XVIIIe siècle, Presse universitaire de France, 1992, Paris.
  • Albert SOBOUL, La Révolution française, Gallimard, 1984, Paris.

Tham khảo

sửa
  1. ^ The coalition was prepared by Emperor Leopold II: “The French Revolution, 1789–1799”.; “Austria's Leopold II on the French Revolution (1791)”. 30 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ Lynn, John A. (1994). Recalculating French Army Growth during the Grand Siecle, 1610–1715. French Historical Studies 18, no. 4: 881–906, p. 904. Only counting frontline army troops, not naval personnel, militiamen, or reserves; the National Guard alone was supposed to provide a reserve of 1,200,000 men in 1789.
  3. ^ a b Victimario Histórico Militar Capítulo IV Guerras de la Revolución Francesa (1789 a 1815)
  4. ^ Clodfelter, Micheal (2017). Warfare and Armed Conflicts A Statistical Encyclopedia of Casualty and Other Figures, 1492–2015, 4th edition, MacFarland. p. 100.
  5. ^ Clodfelter, p. 100.