Chiến tranh Liên minh thứ Sáu

Liên minh thứ sáu bước đầu gồm Vương quốc AnhĐế quốc Nga, sau đó là Phổ, Áo, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các vương quốc Bayern, Württemberg, Sachsen (từ 1813). Bên phe Pháp có các đồng minh là vương quốc Ý, Napoli, Liên bang Thụy Sĩ, Liên bang sông Rhine, công quốc WarszawaĐan Mạch (tạm thời).

Chiến tranh Liên minh thứ sáu
Một phần của Chiến tranh Napoléon
War of the Sixth CoalitionTrận Lützen (1813)Trận KatzbachTrận DresdenTrận KulmTrận LeipzigTrận HanauTrận La RothièreTrận LaubresselTrận LaonTrận Arcis-sur-AubeTrận Fère-ChampenoiseTrận Paris (1814)
War of the Sixth Coalition

Mỗi hình ảnh liên kết đến một trận chiến.
Trái sang phải, từ trên xuống dưới:
Trận chiến Lutzen, Katzbach, Dresden, Kulm, Leipzig, Hanau, Rothière, Laubressel, Laon, Arcis, Champenoise, Paris
Thời gian3 tháng 3 năm 1813 – 30 tháng 5 năm 1814
(1 năm, 2 tháng, 3 tuần và 6 ngày)
Địa điểm
Kết quả Liên minh chiến thắng; Hòa ước Kiel; Hòa ước Fontainebleau; phục hưng nhà Bourbon; Napoleon ra sống lưu vong tại đảo Elba
Tham chiến

Liên minh ban đầu
 Nga
 Vương quốc Phổ
Đế quốc Áo (1804–1867) Đế quốc Áo
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Đế quốc Anh
 Thụy Điển
Tây Ban Nha Tây Ban Nha
Bồ Đào Nha Bồ Đào Nha
Vương quốc Hai Sicilie Vương quốc Sicilia
Vương quốc Sardegna Vương quốc Sardegna
Sau trận Leipzig

Đế chế Pháp

Cho đến tháng 1 năm 1814


 Hoa Kỳ[c]
Chỉ huy và lãnh đạo
Đế quốc Nga Barclay de Tolly
Đế quốc Nga Mikhail Kutuzov
Đế quốc Nga Prince Wittgenstein
Vương quốc Phổ Gebhard von Blücher
Đế quốc Áo (1804–1867) Karl Schwarzenberg
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Arthur Wellesley
Thụy Điển Hoàng tử Charles John
Karl Philipp von Wrede[b]
Napoléon I
Nicolas Oudinot
Louis Nicolas Davout
Vương quốc Ý (Napoléon) Eugène de Beauharnais
Ba Lan Józef Poniatowski 
Vương quốc Hai Sicilie Joachim Murat
Lực lượng
khoảng 800.000, tăng lên hơn 1.200.000 sau sự phản bội của các đồng minh Napoleon khoảng 650.000, sau khi bị phản bội còn 400.000
Thương vong và tổn thất

526,000

  • Chiến dịch Đức: 360,000[1]
  • Chiến dịch Pháp: 166,000[2]

610,000

  • Chiến dịch Đức: 460,000[1]
  • Chiến dịch Pháp: 150,000[2]
  1. Công quốc Warsaw bị Nga và Phổ chiếm đóng hoàn toàn từ tháng 5 năm 1813, nhưng phần lớn lực lượng Ba Lan vẫn trung thành với Napoleon
  2. Chỉ huy các lực lượng Bavaria liên minh với đế quốc Pháp cho đến khi Bavaria chạy sang phe Liên minh ngày 8 tháng 10 năm 1813
  3. Hoa Kỳ chiến tranh với Anh trong cuộc chiến tranh năm 1812, được xem là một phần của chiến tranh Napoleon nhưng không chính thức làm đồng minh với Pháp.

Khi Đế quốc Nga - đồng minh của Pháp từ Hòa ước Tilsit (7.7.1807) - từ chối thi hành lệnh Phong tỏa lục địa của hoàng đế Napoléon Bonaparte, Napoléon quyết định mở Chiến dịch nước Nga năm 1812, dẫn tới thất bại tai hại cho Pháp. Nhân dịp này, các nước ở lục địa châu Âu trước đây bị Pháp đánh bại, thấy có cơ hội phục thù, nên dần dần theo Liên minh Anh - Nga cùng các quân nổi dậy Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Nhờ các đội quân được tổ chức lại và các bài học từ các cuộc chiến với Pháp trước đây, Liên minh thứ sáu đã đánh bại quân của Napoléon trong trận Leipzig (từ 16 - 19.10.1813), đuổi Pháp ra khỏi Đức rồi xâm lấn Pháp năm 1814, buộc hoàng đế Napoléon phải thoái vị, nhường ngôi cho vua Louis XVIII của Pháp thuộc vương triều Bourbon.

Khoảng 2,5 triệu quân sĩ đã tham gia các trận chiến giữa Pháp với Liên minh thứ sáu, gây ra cái chết cho khoảng 2 triệu người. (Một số người ước tính chỉ riêng Chiến dịch nước Nga, 2 bên đã mất khoảng 1 triệu người thương vong). Số thiệt hại đặc biệt lớn ở các trận Smolensk, trận Borodino, trận Lützen, trận Dresden, nhất là trận Leipzig, một trong các trận quan trọng nhất trong lịch sử chiến tranh châu Âu trước Chiến tranh thế giới thứ nhất

Trận chiến tại Nga sửa

Năm 1812, Napoléon đưa quân xâm lấn nước Nga để buộc sa hoàng Aleksandr I phải tuân thủ lệnh Phong tỏa lục địa (Blocus continental) của Pháp. Đại quân Pháp và các đồng minh gồm khoảng 650.000 người (riêng quân Pháp là 270.000) vượt sông Neman ngày 23.6.1812. Nga tuyên bố Cuộc chiến tranh vệ quốc, áp dụng chính sách Tiêu thổ kháng chiến (đốt sạch trước khi rút lui). Hai bên đánh nhau một số trận. Ngày 14.9.1812, quân Pháp tiến vào thành phố Moskva trong cảnh điêu tàn vì Nga đã đốt trụi thành phố trước khi rút lui. Thời tiết giá rét cộng với dịch bệnh và thiếu thốn lương thực vì phải tiếp tế từ xa và bị quân Nga chặn đánh cướp phá, khiến quân Pháp bị thương vong rất nhiều, buộc Napoléon phải rút lui. Trên đường rút lui, quân Pháp vẫn bị quân Nga liên tục tấn công. Tổng cộng, đại quân Pháp thiệt mất khoảng 370.000 người thương vong, cộng với khoảng 200.000 người bị bắt làm tù binh. Đến tháng 11 năm 1812, chỉ còn khoảng 27.000 quân đủ sức chạy về qua sông Berezina (Belarus). Trong các trận chiến này, Nga cũng thiệt mất khoảng 400.000 người thương vong.

Trận chiến tại Đức sửa

Sau khi Pháp rút khỏi Nga thì Phổ thấy có cơ hội phục thù, nên gia nhập Liên minh. Napoléon tập hợp tàn quân rút khỏi Nga và mộ thêm các lính mới được tất cả khoảng 200.000 người, gồm phần lớn các tân binh chưa được huấn luyện kỹ và chưa có kinh nghiệm chiến trường. Quân Pháp vượt sông Rhine tiến vào Đức để kết hợp với số quân cũ còn ở Đức, nhằm nhanh chóng đánh tan Liên minh thứ sáu, trước khi Liên minh này kịp củng cố. Ngày 30.4.1813, Napoléon chia quân làm 3 mũi, vượt sông Saale tiến về phía Leipzig. Ngày 2.5.1813, quân Pháp thắng liên quân Nga - Phổ ở trận Lützen (Sachsen). Hai bên đình chiến từ ngày 4 tháng 6 tới ngày 13 tháng 8 năm 1813 để củng cố lực lượng. Trong thời gian này phe Liên minh thuyết phục Áo tham gia chiến tranh với 2 đạo quân gồm 300.000 người. Tổng cộng phe Liên minh có khoảng 800.000 quân tại Đức và một đội quân trừ bị chiến lược khoảng 350.000. Napoléon cũng tập hợp được 650.000 quân. Sau thời hạn đình chiến, Liên quân Nga - Phổ thắng quân Pháp tại trận Katzbach (Phổ) ngày 26.8.1813. Cùng ngày, quân Pháp cũng đụng độ với liên quân Nga - Phổ - Áo ở trận Dresden và hôm sau, 27.8 thì Pháp thắng. Sau đó, quân Liên minh thắng 2 trận Kulm (Bohemia ngày 30.8.1813) và trận Dennewitz (Phổ, ngày 6.9.1813).

Tới 16.10.1813, hai bên đối đầu nhau trong trận Leipzig, cũng gọi là Trận đánh liên quốc gia (Battle of the Nations). Liên quân Pháp - Ý - Napoli - Sachsen - Warszawa có 195.000 người cầm cự với 365.000 quân Liên minh Nga - Phổ - Áo - Thụy Điển trong 4 ngày, tới 19.10.1813 thì Pháp thua và Napoléon phải tháo chạy về nước.

Trận chiến trên bán đảo Iberia sửa

Trong thời gian đó, tướng Anh Arthur Wellesley chỉ huy Liên quân Anh - Bồ Đào Nha - Tây Ban Nha trên bán đảo Iberia đánh thắng quân Pháp nhiều trận. Cuối tháng 5 năm 1813, Liên quân tiến lên phía bắc, chiếm Burgos (Tây Ban Nha) rồi đánh vào sườn quân Pháp, đuổi Joseph Bonaparte (anh của Napoléon) vào khu vực thung lũng sông Zadorra. Tại trận Vitoria (Tây Ban Nha) ngày 21.6.1813, quân Pháp gồm 65.000 người bị 53.000 quân Anh, 27.000 quân Bồ Đào Nha và 19.000 quân Tây Ban Nha đánh tan. Wellesley truy kích và đánh bật quân Pháp khỏi San Sebastian (xứ Basque). Đầu tháng 7 năm 1813, Liên quân Anh-Bồ Đào Nha-Tây Ban Nha đuổi quân Pháp tới dãy núi Pyrenees. Hai bên tiếp tục giao chiến một số trận và khi quân Pháp rút về nước thì quân Liên minh cũng đuổi theo tiếp tục giao chiến trên đất Pháp tới trận Toulouse, trận cuối cùng giữa Pháp với Liên minh thứ sáu (ngày 10.4.1814), sau khi Napoléon đã thoái vị.

 
Quân chiếm đóng người Nga ở Paris năm 1814

Trận chiến tại Pháp sửa

Khi rút lui về Pháp, Napoléon chỉ còn khoảng 70.000 quân, so với số quân đông gấp bội - trên 500.000 - của Liên minh, nhưng Napoléon cũng thắng một loạt trận trên đất Pháp, trong đó có 4 trận liên tiếp trong Chiến dịch 6 ngày (9 - 14.2.1814). Các nước Anh, Nga, Áo, Phổ ký với nhau Hiệp ước Chaumont ngày 9.3.1814, nhất trí không giảng hòa và quyết tâm đánh bại Napoléon. Cuối cùng quân Liên minh toàn thắng và tiến vào Paris ngày 31.3.1814. Thống chế Pháp Marmont phản bội Napoléon và rút quân khỏi Paris.

Hậu quả sửa

Ngày 11.4.1814, hoàng đế Napoléon buộc phải ký Hiệp ước Fontainebleau với các đại diện của Nga, Phổ, Áo HungaryBohemia chấp nhận thoái vị và chịu đi đày ở đảo Elba (Địa Trung Hải). Liên minh đưa Louis XVIII thuộc vương triều Bourbon lên làm vua Pháp.

Sau đó, các cường quốc châu Âu mở Hội nghị Wien từ 1.10.1814 tới 9.6.1815, trả lại các biên giới nguyên trạng cho các nước châu Âu như trước khi có cuộc Cách mạng Pháp 1789

Các trận chiến giữa phe Pháp với Liên minh thứ sáu sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Clodfelter 2008, tr. 178.
  2. ^ a b Clodfelter 2008, tr. 180.

Xem thêm sửa