Chi Đương quy hay chi Bạch chỉ (danh pháp khoa học: Angelica) là một chi của khoảng 104 loài cây thân thảo cao sống hai năm hay lâu năm trong họ Apiaceae[3], có nguồn gốc ở vùng ôn đới và cận cực của Bắc bán cầu, chúng phổ biến cao về phía bắc tới tận IcelandLapland. Chúng cao từ 1 đến 2 mét, với các lá hình lông chim kép lớn và các tán hoa kép lớn có màu trắng hay trắng ánh lục.

Chi Đương quy
Bạch chỉ hoang (Angelica sylvestris) trong Flora von Deutschland, Österreich und der Schweiz, Thomé, 1885
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Apiales
Họ (familia)Apiaceae
Phân họ (subfamilia)Apioideae
Tông (tribus)Selineae
Chi (genus)Angelica
L., 1753[1]
Loài điển hình
Angelica sylvestris
L., 1753 [2]
Các loài
Khoảng 100 loài; xem văn bản
Danh pháp đồng nghĩa
  • Agathorhiza Raf., 1840
  • Angelocarpa Rupr., 1869
  • Angelophyllum Rupr., 1859
  • Archangelica Wolf, 1776
  • Callisace Fisch. ex Hoffm., 1816
  • Coelopleurum Ledeb., 1844
  • Czernaevia Turcz. ex Ledeb., 1844
  • Gomphopetalum Turcz., 1841
  • Halosciastrum Koidz., 1941
  • Homopteryx Kitag., 1937
  • Physolophium Turcz., 1844
  • Porphyroscias Miq., 1867
  • Razulia Raf., 1840
  • Rompelia Koso-Pol., 1915 in 1916
  • Sphenosciadium A.Gray, 1865

Các loài sửa

 
Bạch chỉ hoang (Angelica sylvestris)

Nuôi trồng và sử dụng sửa

Một số loài được trồng để làm chất tạo mùi vị cũng như sử dụng các tính chất y học của chúng. Đáng chú ý nhất trong số này là Bạch chỉ cảnh (A. archangelica) được biết rộng rãi nhất như là Bạch chỉ. Thổ dân ở Lapland sử dụng các rễ to làm thực phẩm và thân cây làm thuốc. Các thân cây non và gân lá (gân giữa) có màu xanh lục và được bán như là đồ trang trí và tạo mùi vị cho kẹo. Rễ và hạt đôi khi được dùng để tạo mùi cho rượu gin.

Bạch chỉ bờ biển (A. lucida) đã được dùng để ăn như là một loại "cần tây hoang dại".

A. sylvestris và một số loài khác bị một số ấu trùng của một vài loài Lepidoptera ăn.

Chú thích sửa

  1. ^ Carl Linnaeus, 1753. Angelica. Species Plantarum 1: 250.
  2. ^ Carl Linnaeus, 1753. Angelica sylvestris. Species Plantarum 1: 251.
  3. ^ Angelica trong Plants of the World Online. Tra cứu 24-2-2024.

Tham khảo sửa

Liên kết ngoài sửa