Chi Tu hú, chi Nàng nàng hay chi Tử châu (danh pháp khoa học: Callicarpa) là một chi chứa các loài cây bụi và cây gỗ nhỏ trong họ Hoa môi (Lamiaceae)[1], nhưng đôi khi cũng được gán vào họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)[2][3][4]; với số lượng loài được các nhà thực vật học khác nhau công nhận nằm trong khoảng 40-150 (APG công nhận 140 loài). Các loài này là bản địa ở miền đông và đông nam châu Á (nơi có sự sinh sống của phần lớn các loài), Australia, đông nam Bắc MỹTrung Mỹ.

Chi Tử châu
Tử châu lá nhỏ (Callicarpa dichotoma)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Lamiales
Họ (familia)Lamiaceae
hay Verbenaceae
Phân họ (subfamilia)không gán
Chi (genus)Callicarpa
L.
Các loài
Xem văn bản.

Phát triển sửa

Các loài sinh sống tại khu vực ôn đới là cây có lá sớm rụng còn các loài nhiệt đới là cây thường xanh. Các lá đơn, mọc đối, dài 5–25 cm. Hoa mọc thành cụm, màu từ trắng tới ánh hồng. Quả là dạng quả mọng có đường kính 2–5 mm và có màu từ hồng tới tía đỏ với ánh kim rất đặc biệt, rất dễ thấy trong các cụm trên các cành trần trụi sau khi lá rụng. Các quả mọng này tồn tại tốt trong mùa đông hay mùa khô và là loại thức ăn quan trọng cho sự sinh tồn của nhiều loài chim và các động vật khác, mặc dù chúng sẽ không ăn các quả này cho tới khi các nguồn thức ăn khác cạn kiệt. Các quả mọng này có tính chất làm se rất mạnh nhưng vẫn được chế biến thành rượu vang và thạch quả. Các loài Callicarpa bị ấu trùng của một số loài cánh vẩy (Lepidoptera) như Endoclita malabaricusEndoclita undulifer phá hại.

Các loài sửa

 
Hoa của Callicarpa bodinieri.

Danh sách dưới đây liệt kê một số loài:

Tử châu Mỹ (Callicarpa americana) là loài bản địa ở miền đông nam Hoa Kỳ. Nó thông thường cao 1–2 m. Thạch quả có thể chế biến từ các quả mọng đã chín.

Tu hú Bodinier hay tử châu hoặc chìa vôi (Callicarpa bodinieri) là loài bản địa ở miền trung-tây Trung Quốc (Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Thiểm Tây) chịu lạnh tốt hơn so với C. americana và là loài được trồng phổ biến nhất ở tây bắc châu Âu. Nó có thể cao tới 3 m.

Tử châu Nhật Bản (Callicarpa japonica), loài bản địa Nhật Bản, cũng được gieo trồng trong các khu vườn. Trong tiếng Nhật nó được gọi là ムラサキシキブ (Murasakishikibu) để vinh danh Murasaki Shikibu.

Thành phần hóa học sửa

Bốn hợp chất dường như gây ra tác dụng làm se đã được cô lập. Đó là borneol[5], callicarpenal, intermedeolspathulenol. Phát hiện và sử dụng callicarpenal của ARS trực thuộc USDA đã được cấp bằng sáng chế trong vai trò tác nhân xua đuổi muỗi[6]

Chú thích sửa

  1. ^ “Angiosperm Phylogeny Website - Lamiales”. Missouri Botanical Garden.
  2. ^ “GRIN Taxonomy for Plants - Callicarpa. USDA. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2010.
  3. ^ Heywood V.H., Brummitt R.K., Culham A. & Seberg O. 2007: Flowering Plant Families of the World. Royal Botanic Gardens, Kew.
  4. ^ Callicarpa trên Quần thực vật Trung Hoa
  5. ^ “Species Information”. sun.ars-grin.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2008.
  6. ^ “Learning from our elders: Folk Remedy Yields Mosquito-Thwarting Compound”. Agricultural Research. ARS. 6 tháng 2. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)

Tham khảo sửa