Chromi(III) chloride, còn được gọi với cái tên khác là là Chromiic chloride, thường dùng để mô tả một vài hợp chấtcông thức chung là CrCl3(H2O)x, trong đó x có thể là 0, 5, 6. Hợp chất chất này tồn tại dưới dạng khan, là một chất rắn màu tím, có công thức hóa học được quy định là CrCl3. Dạng phổ biến nhất của trichloride là dạng chất có màu lục đậm của hexahydrat, có công thức CrCl3·6H2O. Chromi(III) chloride được sử dụng làm chất xúc tác và tiền chất sản xuất thuốc nhuộm len.

Chromi(III) chloride
Mẫu Chromi(III) chloride khan
Mẫu Chromi(III) chloride hexahydrat
Danh pháp IUPACChromium(III) chloride
Chromium trichloride
Tên khácChromiic chloride
Chromi trichloride
Nhận dạng
Số CAS10025-73-7
PubChem6452300
ChEBI53351
ChEMBL1200528
Số RTECSGB5425000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider4954736
UNIIZ310X5O5RP
Thuộc tính
Công thức phân tửCrCl3
Khối lượng mol158,3561 g/mol (khan)
248,4325 g/mol (5 nước)
266,44778 g/mol (6 nước)[1]
Bề ngoàibột hoặc tinh thể tím (khan)
tinh thể màu lục thẫm (6 nước)
Khối lượng riêng2,87 g/cm³ (khan)
1,76 g/cm³ (6 nước)
Điểm nóng chảy 1.152 °C (1.425 K; 2.106 °F) (khan)
83 °C (181 °F; 356 K) (6 nước)
Điểm sôi 1.300 °C (1.570 K; 2.370 °F) (phân hủy)
Độ hòa tan trong nướcít tan (khan)
58,5 g/100 mL (6 nước)
Độ hòa tankhông tan trong etanol, ete, axeton
tan trong một số phối tử phổ biến (tạo phức)
Độ axit (pKa)2,4 (dung dịch 0,2 M)
MagSus+6890,0·10-6 cm³/mol
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Điều chế sửa

Chromi(III) chloride khan có thể được điều chế bằng cách clo hóa trực tiếp kim loại Chromi, hoặc gián tiếp bằng sự clo hóa cacbothermic với oxit Chromi ở nhiệt độ từ 650–800 ℃:[2][3]

Cr2O3 + 3C + 3Cl2 → 2CrCl3 + 3CO↑

Khử nước bằng trimetylsilyl chloride trong THF cho phức:[4]

CrCl3·6H2O + 12Me3SiCl → CrCl3(THF)3 + 6(Me3Si)2O + 12HCl

Nó cũng có thể được điều chế bằng cách xử lý hexahydrat với thionyl chloride:[5]

CrCl3·6H2O + 6SOCl2 → CrCl3 + 6SO2↑ + 12HCl

Các chloride ngậm nước được điều chế bằng cách xử lý Chromiat với axit clohydricmetanol.[cần dẫn nguồn] Trong phòng thí nghiệm, Chromi(III) chloride dạng ngậm nước thường được điều chế bằng cách hòa tan kim loại Chromi hoặc Chromi(III) oxit trong axit clohydric.

Hợp chất khác sửa

CrCl3 còn tạo ra một số hợp chất với NH3, như:

  • CrCl3·2NH3·4H2O, tinh thể đỏ nhạt;[6]
  • CrCl3·3NH3, lục lam[7] (trihydrat, đỏ nhạt[6]);
  • CrCl3·4NH3·2H2O, tinh thể đỏ gạch;[6]
  • CrCl3·5NHH2O, tinh thể vàng cam;[6]
  • CrCl3·6NH3·H2O, tinh thể vàng;[6]
  • Các phức Cr(NH3)5Cl3·xNH3 với x = 1 hoặc 4 có màu đỏ gạch. Phức có 9NH3 tồn tại ở nhiệt độ dưới −75 °C (−103 °F; 198 K), của phức 6NH3 là −19 °C (−2 °F; 254 K).
  • Các phức Cr(NH3)6Cl3·xNH3 với x = 1, 2 hoặc 8 có màu đỏ tím. Phức có 14NH3 tồn tại ở nhiệt độ dưới −76 °C (−105 °F; 197 K), của phức 8NH3 là −43 °C (−45 °F; 230 K), và phức 7NH3 là 18 °C (64 °F; 291 K).[8]

Với hydrazin, nó tạo ra 3CrCl3·N2H4 là chất rắn màu lục lam, có tính nổ.[9] CrCl3·3N2H4·2H2O cũng được biết đến. Nó có màu đỏ trong dung dịch[10], ở trạng thái tinh thể nó có màu xanh lục nhạt, tan ít trong nước, nhưng tan tốt trong các axit khoáng, d = 1,6273 g/cm³.[11]

Với hydroxylamin, nó tạo ra CrCl3·6NH2OH là chất kết tủa màu oải hương đậm.[12]

Với urê, nó tạo ra CrCl3·CO(NH2)2·8H2O là tinh thể màu lục[13], CrCl3·3CO(NH2)2 là tinh thể màu lục nhạt[14], hay CrCl3·6CO(NH2)2 là chất rắn màu lục đậm, tan ít trong nước. Khi tan trong nước, hexaurê tạo ra dung dịch màu lục.[15]

Với thiourê, nó tạo CrCl3·3CS(NH2)2 là tinh thể nâu đen.[16]

Với thiosemicacbazit, nó tạo CrCl3·3CSN3H5·3H2O là tinh thể tím đen, CAS#: 34195-92-1.[17][ghi chú 1]

Ghi chú sửa

  1. ^ Số CAS của hợp chất được lấy từ SciFinder.

Tham khảo sửa

  1. ^ http://www.sigmaaldrich.com/catalog/product/aldrich/200050?lang=en&region=AU
  2. ^ D. Nicholls, Complexes and First-Row Transition Elements, Macmillan Press, London, 1973.
  3. ^ Brauer, Georg (1965) [1962]. Handbuch Der Präparativen Anorganischen Chemie [Handbook of Preparative Inorganic Chemistry] (bằng tiếng Đức). 2. Stuttgart; New York, New York: Ferdinand Enke Verlag; Academic Press, Inc. tr. 1340. ISBN 978-0-32316129-9. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2014.
  4. ^ Philip Boudjouk, Jeung-Ho So (1992). “Solvated and Unsolvated Anhydrous Metal Chlorides from Metal Chloride Hydrates”. Inorg. Synth. 29: 108–111. doi:10.1002/9780470132609.ch26.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Pray, A. P. "Anhydrous Metal Chlorides" Inorganic Syntheses, 1990, vol 28, 321–2. doi:10.1002/9780470132401.ch36
  6. ^ a b c d e Chromium (mellor actitc 11 60 cr), trang 410–412. Truy cập 21 tháng 3 năm 2021.
  7. ^ Handbook of Preparative Inorganic Chemistry, tập 2 – Google Sách.
  8. ^ Chrom: Teil C: Koordinationsverbindungen mit Neutralen und Innere Komplexe Bildenden Liganden (Gmelin-Institut für Anorganische Chemie und Grenzg; Springer-Verlag, 3 thg 9, 2013 - 431 trang), trang 35, 143. Truy cập 21 tháng 3 năm 2021.
  9. ^ Physicochemical studies on the Composition of Chromium(III) hydrazine Complex (tháng 2 năm 1965; Zeitschrift für anorganische Chemie 335 (3–4):217–221, DOI: 10.1002/zaac.19653350312.
  10. ^ University of Bath, PHD – Hydrazine and carbazate complexes of chromium and manganese: their role in the catalytic decomposition of hydrazine.
  11. ^ Journal of General Chemistry of the USSR in English Translation, Tập 42 (Consultants Bureau, 1972), trang 2366 – [1]. Truy cập 7 tháng 6 năm 2020.
  12. ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 24,Trang 1-958 (The Chemical Society., 1979), trang 34 – [2]. Truy cập 19 tháng 6 năm 2020.
  13. ^ Structure and Properties of Some Metal-Urea Complexes Obtained at Low Temperature: Cr(III), Mn(II), Fe(III), Co(II) and Ni(II) Ions. Truy cập 17 tháng 5 năm 2020.
  14. ^ REACTION OF UREA THIOUREA AND THEIR DERIVATIVES WITH TERTIARY PHOSPHINE TRANSITION METAL HALIDES. Truy cập 14 tháng 5 năm 2020.
  15. ^ Advances Practical Inorganuic Chemistry (Krishna Prakashan Media), trang 219 – [3]. Truy cập 10 tháng 5 năm 2020.
  16. ^ Chemisches Zentralblatt: Vollständiges Repertorium für alle Zweige der Reinen und angewandten Chemie, Tập 74,Số phát hành 1-26 (Akademie-Verlag, 1903), trang 194 – [4]. Truy cập 17 tháng 5 năm 2020.
  17. ^ Shibutani, Y., Shinra, K., & Matsumoto, C. Cr(III) complexes of thiosemicarbazide. Journal of Inorganic and Nuclear Chemistry, 43 (6), 1395–1398 (ngày 17 tháng 10 năm 1980). doi:10.1016/0022-1902(81)80053-x.

Bản mẫu:Hợp chất Chromi