Chuseok (Tiếng Hàn: 추석, Hanja: 秋夕, Âm Hán Việt: Thu tịch, nghĩa đen là "đêm thu"), còn gọi là Jungchu (Tiếng Hàn: 중추, Hanja: 中秋) hay Hangawi (Tiếng Hàn: 한가위; [han.ɡa.ɥi]; từ tiếng Hàn cổ, "trung tâm tuyệt vời (của mùa thu)"), là ngày Tết trung thu, cũng được coi là lễ tạ ơn của người Hàn Quốc và Triều Tiên; đây là ngày tết lớn thứ nhì trong năm; các công sở đều đóng cửa vì đây là ngày nghỉ lễ chính thức. Dân Hàn ăn Chuseok vào rằm Tháng Tám âm lịch.[1] Từ 1986 đến 1988, Chuseok chính thức kéo dài hai ngày (gồm ngày rằm Trung thu 15 và ngày 16). Kể từ 1989, ngày nghỉ lễ tăng lên thành ba ngày (ngày 14, 15 và 16 âm lịch).

Chuseok
Chuseok
Songpyeon, một loại bánh tteok để mừng lễ Chuseok.
Tên chính thứcChuseok (추석, 秋夕)
Tên gọi khácHangawi, Jungchujeol
Cử hành bởingười Hàn Quốc
KiểuVăn hóa, tôn giáo (Phật giáo, Nho giáo, Mu giáo)
Ý nghĩaKỷ niệm mùa thu hoạch
Bắt đầuNgày 14 tháng 8 âm lịch
Kết thúcNgày 16 tháng 8 âm lịch
NgàyNgày 15 tháng 8 âm lịch
Năm 2023Thứ sáu, ngày 29 tháng 9
Năm 2024Thứ ba, ngày 17 tháng 9
Năm 2025Thứ hai, ngày 6 tháng 10
Cử hànhVề thăm quê hương, thờ cúng tổ tiên, lễ thu hoạch với songpyeon và rượu gạo
Liên quan đếnMid-Autumn Festival (ở Trung Quốc)
Tsukimi (ở Nhật Bản)
Tết Trung Thu (ở Việt Nam)
Uposatha of Ashvini/Krittika (các lễ hội tương tự thường diễn ra trong cùng một ngày ở Campuchia, Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, Lào và Thái Lan)
Tần suấtHàng năm
Tên tiếng Hàn
Hangul
Hanja
Romaja quốc ngữchuseok
McCune–Reischauerch'usŏk
IPA[tɕʰusʌk̚]
Tên gốc tiếng Hàn
Hangul
Romaja quốc ngữhan-gawi
McCune–Reischauerhan'gawi
IPA[hɐnɡɐɥi]

Chuseok còn có tên là Hangawi (한가위). "Han" có nghĩa là lớn và "gawi" là ngày rằm Tháng 8.[2][3]

Nguồn gốc

sửa

Lễ Chuseok có từ thời Gabae của nước Silla (từ năm 57 TCN đến năm 935).[2][4] Vua Yuri (24-27), quân vương thứ ba của triều Silla, là người đầu tiên thiết lễ Chuseok vốn nguyên thủy là cuộc thi tài.[5] Theo truyền thuyết thì nhà vua treo giải thách các đội nữ nhi ở kinh thành dệt vải. Từ 16 Tháng Bảy âm lịch đến 14 Tháng Tám âm lịch ai dệt được nhiều sẽ được khao bữa cỗ thịnh soạn.[1] Từ đó Chuseok biến đổi dần thành ngày lễ vui chơi trong dân dã.

Ý nghĩa

sửa

Chuseok là một trong những ngày lễ quan trọng của người Hàn Quốc. Vì mùa thu cũng là mùa gặt nên nhà nông thuở trước nhân đó bày lễ tạ ơn tổ tiên đã giúp mùa màng no đủ và cầu mong cho mùa màng năm sau bội thu... Đây cũng là dịp gia đình sum họp. Ai ở xa quê cũng tìm về quây quần bên gia đình trò chuyện, ăn uống và hưởng thụ những thành quả của vụ thu hoạch duy nhất trong 1 năm.{{

Phong tục thờ cúng

sửa
 
Bàn thờ với lễ vật

Về phần nghi lễ Chuseok là lúc mọi người về nguyên quán thăm mộ tổ tiên dọn cỏ (beolcho 벌초) và cúng lễ bên mộ (tức seongmyo 성묘), tương tự như lễ tảo mộ của người Việt. Dọn xong, họ sẽ dâng cúng tổ tiên một mâm lễ gồm hoa quả, ngũ cốc và các sản phẩm đã thu hoạch được để bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên đã phù hộ.[cần dẫn nguồn] Cúng xong mọi người trở về và tụ tập trước bàn thờ tại gia, cúng thêm một lễ nữa rồi cùng ăn bữa cơm. Cỗ bàn thườn có những món ăn đặc trưng của Chuseok.[cần dẫn nguồn]

Các trò chơi

sửa

Múa ganggangsullae (강강술래)

sửa

Vào dịp Chuseok, vũ khúc ganggangsullae là một trò vui thưởng ngoạn tiêu biểu. Thiếu nữ Hàn mặc quốc phục hanbok dưới ánh trăng nắm tay nhau xếp thành vòng tròn, vừa hát vừa nhảy múa. Trong xã hội nông nghiệp, đêm rằm mùa thu vốn mang ý nghĩa phồn thực lúc vạn vật kết trái nên ngày "mãn nguyệt" (trăng tròn) cũng là được coi là lúc nữ giới thăng hoa. Vũ khúc ganggangsulae trong đêm rằm là cách ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và phụ nữ.[6]

 
Múa văn nghệ trong ngày Chuseok

Juldarigi (줄다리기)

sửa

Đây là trò chơi kéo co có tính cách thượng võ để tất cả dân làng tham gia, thôn giáp đua nhau. Sau khi chia đều thành hai đội thì mỗi bên cầm một đầu dây thừng ra sức găng nhau kéo. Số người tham gia càng đông thì cuộc vui càng kéo dài. Tiếng la ó, tiếng trống dồn góp cho bầu không gian sắc khí vui nhộn của một ngày lễ dân dã.[cần dẫn nguồn]

Đấu vật

sửa

Môn đấu vật là trò chơi không thể thiếu trong lễ Chuseok là dịp để các chàng trai thể hiện sức mạnh của mình. Nơi đấu thường là bãi cỏ hoặc bãi cát. Người thắng được xưng tụng là jangsa (tráng sĩ) lại được tặng bò đực, thóc gạo làm giải thưởng.[cần dẫn nguồn]

Thức ăn

sửa
 
Bánh giầy hình bán nguyệt Songpyeon

Songpyeon (송편) là một trong những món ăn đặc trưng của ngày lễ Chuseok. Một loại bánh giầy được làm bằng bột nếp có hình nửa mặt trăng và có rất nhiều hương vị khác nhau như đậu đỏ, đậu nành, vừng…. và hấp với lá thông tươi. Loại quả không thể thiếu vào ngày này là quả hồng. Hồng Hàn Quốc có hình tròn dẹt, ăn rất giòn và ngọt, đặc biệt không hề chát ngay cả khi quả chưa chín (tương tự với hồng Nhật). Ngoài ra một trong những đồ uống không thể thiếu được trong ngày Chuseok, đó là rượu truyền thống baekju (rượu trắng). [7]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b “Tết trung thu người Hàn Quốc”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2014.
  2. ^ a b Farhadian, Charles E. (2007.) Christian Worship Worrdwide. Wm. Bm. Eerdmans Publishing. ISBN 978-0-8028-2853-8.
  3. ^ Korea University Institute of Korean Culture, ed. (1982.) "Social Life", Korean Heritage Overview, 1, Korea University (in Korean).
  4. ^ The Academy of Korean Studies, ed. (1991.) "Chuseok", Encyclopedia of Korean People and Culture, Woongjin (in Korean).
  5. ^ Yun, Sŏ-sŏk Yun. (2008.) Festive occasions: the customs in Korea, Ewha Womans University Press, Seoul. ISBN 978-8-9730-0781-3.
  6. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2014.
  7. ^ “Tết Trung Thu của người Hàn Quốc”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2014.

Liên kết ngoài

sửa