Chuyên viên hóa trang[1][2][3] hay thợ hóa trang là người có chuyên môn thay đổi hình tượng của các diễn viên kịch, diễn viên điện ảnh, truyền hình hay diễn viên xiếc, v.v... sao cho phù hợp với những vai diễn tương ứng. Có một số loại hóa trang và kỹ thuật để áp dụng nó, giúp phân biệt công việc của một chuyên viên hóa trang với công việc của một thợ làm tóctrang điểm. Chuyên viên hóa trang sử dụng những đặc thù của nghệ thuật sân khấu kịchđiện ảnh, bởi công việc mà họ thực hiện có mối liên hệ chặt chẽ với những kỹ thuật khác trong các lĩnh vực này, ví dụ như kỹ thuật ánh sáng.

Các kỹ thuật hóa trang bằng hiệu ứng đặc biệt

Công việc của một chuyên viên hóa trang thường không giới hạn trong mỗi việc hóa trang. Ví dụ, ngoài công việc chính của mình, họ còn có thể chế tạo (may) râu, ria mép, tóc giả và các sản phẩm tóc khác.

Việc học nghề hóa trang thường được đào tạo trong các Viện sân khấu và các trường Đại học về kỹ thuật điện ảnh.[4][5]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Theo Huyền Trang (Baodatviet.vn) (ngày 2 tháng 11 năm 2014). “Lilian Trần - Chuyên viên hóa trang cho nhiều phim Hollywood”. Trang Tiin.vn. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2020. Hiện nay nhiều người còn nhầm lẫn giữa hóa trang và trang điểm. Trang điểm thường là làm cho diễn viên đẹp lên. Còn hóa trang là làm nhân vật đẹp lên hoặc xấu đi, hoặc biến người này thành người khác theo như ý đồ của đạo diễn. (...) Số người học để thành nghề hoá trang điện ảnh chỉ 2%, còn phần lớn học trang điểm làm đẹp, thời trang.
  2. ^ Nga Hồng (ngày 4 tháng 10 năm 2016). “Chuyên viên hóa trang Aslan Hữu Bằng: Đến với nghề như duyên định”. Tạp chí Gia đình và Trẻ em. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2020. Hóa trang là đỉnh cao của nghệ thuật sắc màu, làm thay đổi sắc thái gương mặt và ngoại hình diễn viên. Song, ở Việt Nam, người ta vẫn đánh đồng giữa trang điểm với hóa trang. Trang điểm chỉ là làm đẹp (như: làm đẹp cho cô dâu, người mẫu), hóa trang là tạo hình nhân vật sao cho phù hợp với tính cách, hoàn cảnh, mà trong đó làm đẹp chỉ là một phần.
  3. ^ Thùy Trang (ngày 29 tháng 7 năm 2018). “Nghệ sĩ hóa trang Thanh Ngọc: Hạt giống đam mê”. Báo Người lao động. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2020. Một nghệ sĩ hóa trang tạo hình có thể trang điểm được nhưng một nghệ sĩ trang điểm không bao giờ có thể trở thành nghệ sĩ hóa trang được. Đó chính là sự khác biệt rất lớn nhưng nhiều người vẫn chưa phân biệt được.
  4. ^ Theo Huyền Trang (Baodatviet.vn) (ngày 2 tháng 11 năm 2014). “Lilian Trần - Chuyên viên hóa trang cho nhiều phim Hollywood”. Trang Tiin.vn. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2020. Trường Sân khấu Điện ảnh ở Việt Nam hiện chưa có khoá đào tạo chuyên sâu về nghề này. Nhiều nghệ sỹ hoá trang gạo cội, giỏi tay nghề, có kinh nghiệm chỉ bảo cho thế hệ kế tục bằng phương pháp "cầm tay chỉ việc". Ở một số nước có nền điện ảnh phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Châu Âu, người học có thể tìm đến các trường đại học nổi tiếng như Đại học California tại Los Angeles (UCLA), Đại học Vancourver, George Brown để được đào tạo bài bản về hoá trang điện ảnh.
  5. ^ Minh Minh (ngày 28 tháng 9 năm 2018). “Thanh Ngọc – Từ diễn viên điện ảnh đến nghệ sĩ hóa trang”. Trang DoanhnhanPlus.vn. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2020. Thanh Ngọc cho biết, Học viện Terengoc Beauty Academy kết hợp đào tạo với Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh thể hiện sự gắn liền của việc hóa trang tạo hình trong ngành sân khấu điện ảnh cũng là cơ hội thuận lợi cho sinh viên nghề trau dồi và phát triển nghề nghiệp của mình.

Liên kết ngoài sửa